Văn 11 Bình luận thơ Vội vàng

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Bình luận về quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng
Giúp em nhanh với ạ
Bạn tham khảo dàn ý nhé:
1. Quan niệm mới mẻ bắt nguồn từ bức tranh thiên nhiên đời sống- khát khao tận hưởng cuộc sống mãnh liệt, táo bạo. Phân tích qua:
4 câu thơ đầu: Khát vọng níu giữ vẻ đẹp của đất trời
- Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng.
-) 4 câu thơ như lời tuyên bố dõng dạc, dứt khoát.
- Điệp từ: " Tôi muốn " kết hợp với điệp cấu trúc ngữ pháp:
+ Nhấn mạnh khát vọng mãnh liệt , táo bạo.
+ Đề cao cái tôi cá nhân, chủ thể "tôi" xuất hiện đường hoàng.
- Niềm khao khát được dãi bày qua các động từ " tắt nắng ", " buộc gió ".
-) Hành động cụ thể tác động tới đối tượng vô hình: là những sự vật, hiện tượng thiên nhiên lớn lao, kì vĩ.
-) Khát vọng táo bạo, ngông cuồng: mốn thay đổi quy luật tự nhiên, đoạt quyền, táo bạo.
-) Hành động muốn níu giữ thời gian, ngưng đọng không gian
- Mục đích: " Cho màu đừng nhạt "
" Cho hương đừng bay "
-) Không muốn hương sắc của cuộc đời tàn phai, mất đi
-) Níu giữ vẻ đẹp của đất trời, muốn đồng hành với những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên.
ð Hé mở: + Ý thức về cái tôi cá nhân
+ Lòng yêu đời, yêu thiên nhiên thiết tha, say đắm. Đó là cái tôi đối lập với cách sống " khắc kỉ ", thu mình trong XHPK.
Khổ 2: Bức tranh mùa xuân tươi đẹp và tâm trạng của thi nhân.
- Bức tranh mùa xuân hiện ra qua những hình ảnh cụ thể:
+ Tuần tháng mật của ong bướm: thời gian mùa xuân hoa nở vớ nhiều ong bướm rộn ràng hút nhuỵ hoa về làm mật.
-) Hình ảnh này còn gợi tới thời gian sau lễ kết hôn của cặp vợ chồng mới cưới: - Tuần trăng mật đầy ngọt ngào, hạnh phúc.
-) Dù hiểu theo nghĩa nào thì đều gợi đến khoảng khắc tràn đầy niềm vui sống mãnh liệt.
=> Câu thơ có cách tân NT táo bạo:
· Câu thơ 8 tiếng - diễn tả dòng cảm xúc tuôn chảy dào dạt.
· Đại từ " này đây ": dùng để chỉ, lặp 5 lần nhấn mạnh sự giàu có, phong phú của thiên nhiên. Tất cả các sự vật của mùa xuân như đang phơi bày, mời gọi.
· NT đảo " của ong bướm ": biểu hiện sự tiếp xúc trực tiếp, vồ vập tới đối tượng thiên nhiên.
+ Hình ảnh " hoa của đồng nội xanh rì "
-) Không gian rộng lớn, phong khoáng bao trùm màu " xanh rì " - sắc xanh đậm, căng tràn sức sống.
-) Nổi bật trên nền cảnh thiên nhiên ấy là những đoá hoa mùa xuân rực rỡ, thơm tho.
+Lá của cành tơ phơ phất:
-) Hình ảnh mang sự non tơ, mơn mởn
-) Từ láy " phơ phất ": trạng thái lay động nhẹ nhàng.
-) Cảnh xuân không chết cứng mà rất đỗi sinh động.
+Khúc tình si của " yến anh ":
-) Chim yến anh: loài chim quấn quýt có đôi có lứa.
-) Tiếng hót như tiếng hát về tình yêu si mê, ngây ngất.
=> Rộn rã, tưng bừng trong một bản nhạc tình yêu.
+ Ánh sáng chớp hàng mi vào buổi sớm:
-) Đây chính là ánh nắng vào lúc sớm mai được cảm nhận như ánh nhìn chớp mắt của "thần Vui".
-) Ánh sáng huyền ảo, thần tiên, toả rạng niềm vui ấm áp
-) Liên hệ: Xuân Diệu đã từng viết: " Rặng mi dài xao động ánh dương vui ".
=> Thi nhân đang ngỡ ngàng, phát hiện ra thiên đường có ở dưới mặt đất
=> Bức tranh mùa xuân đầy ắp sắc màu, hượng vị, âm thanh, ánh sáng, vạn vật đương lúc lên hương, toả sắc, mỗi vẻ đẹp của mùa xuân đều căng tràn nhựa sống. Đó còn là 1 thế giới đầy ắp xuân tình, vạn vật đều có đôi có lứa, đều gợi đến tình yêu, hạnh phúc.
=> Nhân vật trữ tình đang reo vui, ngây ngất, hân hoan ngắm nhìn vẻ đẹp của mùa xuân.
- Tác giả đã cảm nhận bức tranh mùa xuân:
" Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
+ Mùa xuân được thu gọn lại qua từ " tháng giêng "- khái niệm thời gian chứa cả không gian mùa xuân tinh khôi, thanh tân, mới mẻ.
+ " Ngon ": cảm nhận mùa xuân bằng vị giác để thấy trạng thái tươi đẹp ở mức độ cao nhất.
+ Hình ảnh so sánh: " như cặp môi gần "
-) Cảm giác của tình yêu, thấy mùa xuân quyến rũ, gợi cảm, đánh thức nỗi khao khát, rạo rực của con người..
-) Quan điểm thẩm mĩ mới mẻ: lây sver đẹp của con người làm chuẩn mực , thước đo cho vẻ đẹp của mùa xuân
- Dãi bày trực tiếp tâm trạng:
+ "Tôi sung sướng": tâm trạng vui, hạnh phúc, náo nức
-) Tâm trạng vui sướng đột ngột bị chặn lại bởi 2 dấu chấm:
+ Từ " nhưng ": đã nhấn mạnh cảm xúc đối lập với sự sung sướng: " Vội vàng một nửa "
-) Nhân vật trữ tình đang sung sướng trong sự vội vàng.
+ Dấu ":": giải thích cho tâm trạng đó : " Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân "
-) Nhớ xuân, tiếc nuối xuân ngay giữa mùa xuân.
-) Liên hệ:
+ Thế Lữ: " Hoài xuân ":
" Tiếng ve ran trong bóng cây râm mát
Giọng chim quyên ca ánh sáng mặt trời
Gió nồm treo trên hồ sen rào rạt
Mùa xuân còn, hết? Khách đa tình ơi!"
+ Chế Lan Viên:
" Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với của hoa tươi muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang."
=> Nhà thơ đã phát hiện ra những vẻ đáng yêu, đáng say đắm của mùa xuân qua những hình ảnh thơ chân thật, tươi ngyên, tràn đầy nhựa sống. Bức tranh mang vẻ đẹp của cuộc đời trần thế bình dị, gần gũi quanh ta, không phải chốn tiên xa vời, hư ảo.
=> Qua bức tranh mùa xuân, thi nhân đã bộc lộ lòng yêu đời, say đắm cảnh trời 1 cách mãnh liệt.
2. Trong bài thơ, Xuân Diệu còn nhận ra triết lý nhân sinh về thời gian(1 đi không trở lại), cuộc đời con người (ngắn ngủi) và tuổi trẻ.
Khổ 3: Cảm nhận về thời gian, cuộc đời con người và tuổi trẻ
- Xuân Diệu đã cảm nhận về thời gian qua hình tượng xuân:
" Xuân đương tới - xuân đương qua"
" Xuân còn non - xuân sẽ già "
+ Cặp từ đối lập nhau về nghĩa - gợi trạng thái động: mùa xuân vừa bắt đầu hiện diện đã dần trôi qua trong trạng thái gặp gỡ có mầm li biệt, trong cái trẻ trung tươi non đã có mầm già cỗi, úa tàn.
-> Mùa xuân đang trôi chảy nghiệt ngã.
=> Thời gian như một dòng chảy tuyến tính, mỗi khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn.
-> Liên hệ Xuân Diệu:
"Cái bay không đợi cái trôi
Từ giây phút ấy sang tôi phút này."
+"Nghĩa là": lặp -> nhấn mạnh sự giải thích, cắt nghĩa, lí giải.
=> Không còn là cảm xúc bồng bột say mê mà là mạch tư duy, nhận thức bằng lí trí.
=> Các nhà thơ thời trung đại yên trí với quan niệm thời gian tuần hoàn, nhưng Xuân Diệu đã nhận thức được quy luật mang tính khách quan, chứa đựng cả những đau đớn chủ quan đến nghẹn ngào thổn thức.
- Cảm nhận về cuộc đời con người:
"Tôi cũng mất"
"Còn trời đất , nhưng chẳng còn tôi mãi."
=> Cuộc đời con người ngắn ngủi hữu hạn, đối lập với sự trường tồn của trời đất.
- Trong cái ngắn ngủi của cuộc dời con người, tuổi trẻ lại càng ngắn ngủi hơn:
"Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại."
+Tuổi trẻ: phần ngon nhất của cuộc đời, cái đáng quý nhất của mỗi con người
+ Tuổi trẻ không chỉ ngắn ngủi mà chỉ có 1 lần duy nhất
-> Sử dụng từ phủ định " chẳng ": chứa đựng sự bất lực của thi nhân khi không vượt qua giới hạn của cuộc đời, của tuổi trẻ.
=> Với Xuân Diệu, tuổi trẻ là thức đo mùa xuân. Vì thế, ông phủ định cả quy luật tự nhiên trong sự hờn dỗi " Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn".
- Bộc lộ tâm trạng " Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời"
+ " Bâng khuâng ": trạng thái cảm xúc xao động nhẹ nhàng.
+ " Tiếc cả đất trời ": Tiếc nuối cả bức tranh mùa xuân .
=> Xuân Diệu đã thấm thía hiện thực nghiệt ngã: Thời gian trôi sẽ tàn phá vẻ đẹp của cuộc đời, làm cho vạn vật già nua, héo tàn, cằn cỗi, cuộc đời ngắn ngủi làm con người không kịp ngắm nhìn tận hưởng hết vẻ đẹp của nó.
- Từ tâm trạng đó, Xuân Diệu lại ngắm nghía bức tranh mùa xuân:
+ Thời gian: " Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi ".
-> Tiếp thu lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu phát huy cao độ mọi giác quan để cảm nhận thời gian: khứu giác, vị giác, thị giác.
-> Thời gian mang hương, vị " mùi "; hình thể " rớm " của cuộc chia phôi - sắc màu của sự chia lìa, ly biệt.
-> Đặc biệt, từ " rớm " không chỉ cảm nhận thời gian bằng thị giác mà còn bằng cả tâm hồn, chứa đựng nỗi đau như chạm vào da thịt của con người.
-> Mỗi khoảng khắc thời gian đang lìa bỏ hiện tại, là một cuộc chia li: thời gian chia lìa với không gian, con người.
+ Bao quát không gian mùa xuân: " Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt "
-> Không gian ngân nga, vang vọng lời than tiễn biệt, chia li.
-> " Than thầm ": tiếng nói vô ngôn mà tái tê xao xác.
+ Cảnh vật:
-> " Con gió xinh thì thào, hờn vì nỗi phải bay đi"
-> " Chim - bỗng đứt tiếng reo thi" - " đứt ": ngừng lặng đột ngột - sợ hãi tột độ phai tàn.
-> Biện pháp tu từ nhân hoá thổi linh hồn vào sự vật vô tri vô giác để chim, gió mang linh hồn, mang tâm trạng của con người.
=> Mùa xuân hiện ra với dáng vẻ " sắp sửa phai tàn ", u sầu buồn bã. Xuân Diệu cảm nhận được sự li biệt trong " mùi tháng năm ", nghe được "lời tiễn biệt" của sông núi, thấu hiểu những lời "con gió xinh" thì thào trong cảnh chia tay lá biếc, chim đang rạo rực khúc tình si bỗng "dứt tiếng reo thi".
- Đoạn thơ khép lại bằng lời than:
"Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa..."
=> Ý thức được quy luật nghiệ ngã
=> Chứa đựng sự tuyệt vọng, não nề.
3. Đọc thơ Xuân Diệu, người đọc tưởng chừng lo sợ vì nhận ra sự trôi chảy nghiệt ngã rồi than vãn não nề. Nhưng, từ đó, tác giả đã đưa đến một quan niệm sống tích cực. (hối thúc sống, biểu hiện cụ thể)
Khổ 4: Quan điểm sống tích cực của Xuân Diệu
- Hối thúc, giục giã mọi người sống tích cực, khẩn trương:
" Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm."
+ Cụm từ " Mau đi thôi ": lời giục giã sống vội vàng, sống nhanh chóng gấp gáp hơn.
-) Xuân Diệu từng giục giã: " Mau lên chứ, vội vàng lên mới chứ "
" Em em ơi tình non sắp già rồi
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi
Mau với chứ, thời gian không đứng đợi."
( Giục giã )
+ Sống vội vàng để chạy đua với thời gian để mùa xuân "chưa ngả chiều hôm", tàn lụi mà đang ở độ tươi non, căng tràn sức sống nhất.
- Khao khát mãnh liệt được hưởng thụ mọi vẻ đẹp của cuộc đời:
+ " Ta muốn ôm":
-) Câu thơ chỉ có 3 tiếng như một lời tuyên bối dõng dạc, đường hoàng báo hiệu sự chuyển đoạn rất đột ngột, cảm xúc dâng trào mạnh mẽ.
-) Đại từ "tôi" -> "ta": hoà niềm khao khát của cá nhân với tất cả mọi người.
+ Điệp từ "ta muốn": lặp 5 lần.
-) Nhấn mạnh niềm khao khát cháy bỏng, tuôn trào ào ạt như thác lũ.
+ Động từ "ôm", "riết", "say", "thâu", "cắn":
-) "Ôm": hành động dùng 2 tay ôm trọn sự sống tinh khôi vùa mới bắt đầu.
-) "Riết": ghì chặt các sự vật đang ở trạng thái động.
-) "Say": tâm hồn mê say, bay lượn theo cánh bướm, tình yêu.
-) 'Thâu": cái hôn rộng mở, bao trùm, thâu tóm cả non, nước, cây cỏ.
-) "Cắn": hành động dùng răng.
=> Các hành động ngày càng mạnh mẽ hơn, vồ vập chiếm lĩnh mùa xuân một cách tham lam ngấu nghiến. Đó là những hành động khoẻ khắn, tràn trề sinh lực của tuổi trẻ.
=> Gợi sự hưởng thụ của thiên nhiên 1 cách vồ vập, đầy đủ, mãnh liệt. Sự hưởng thụ đó đã được Xuân Diệu từng khẳng định:
"Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan"
hoặc:
" Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ uống tình yêu dập cả môi "
+ Niềm khao khát trài dâng tột độ khiến nhà thơ bật lên tiếng kêu:
"... Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"
-) Hình ảnh "xuân hồng": gợi tới mùa xuân đang ở độ nhan sắc rực rỡ nhất.
Gợi mùa xuân giống như một người tình trẻ trung, mơn mởn khiến tác giả không thể cưỡng lại sức hút quyến rũ, mời mọc.
-) Cảm xúc hạnh phúc, thăng hoa đến tột đỉnh.
- Trạng thái tâm hồn của thi nhân sau khi hưởng thụ cuộc đời "chếnh choáng", "no nê", "đã đầy".
+ Say sưa, ngây ngất
+ Hạnh phúc thoả thuê, viên mãn khi được yêu đời, say đời.
-) Tình yêu với cuộc đời một cách nồng nhiệt, thiết tha, cháy bỏng.
=> Xuân Diệu đã bộc lộ quan điểm sống tích cực, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Nghệ thuật
Đánh giá.
 
Top Bottom