Hóa 10 Viết quá trình hình thành LK cộng hóa trị, cân bằng PTHH và viết quá trình LK ion

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Bài 1 : Em ngại làm quá @@ Mong chị/anh lên mạng xem lại cách viết công thức electron và công thức cấu tạo
Em có làm 2 VD... Mong anh / chị hiểu thôi!
upload_2020-12-23_17-6-48.png

Bài cân bằng oxi hóa khử : Trước em có ghi từng bước cho 1 anh nào đó không biết gì về oxi hóa khử ~ Mong anh / chị đọc và hiểu rồi cân bằng các PT trên . Nếu không chắc anh / chị có thể đăng bài làm của mình để check đáp án nha ^^
Thứ nhất, anh xác định đâu ở pứ oxi hóa khử nhé!
____________________
VD:
  • Na2SO3 + HCl ---> NaCl + SO2 + H2O
Xác định số oxi hóa: số oxi hóa cũng giống như hóa trị ta học lớp 8, mỗi tội thêm dấu "+" vs dấu "-" phía trước . Người ta thường xác định số oxi hóa như sau: với O : -2 ; H: +1; tổng số oxi hóa trong mỗi hợp chất đều bằng 0; mỗi kim loại đều có xu hướng cho e nên nó mang dấu "+"
Như VD trên:
Na2SO3:

  • Trước tiên: số oxi hóa của O : -2 .
  • Na: +1
  • Còn số oxi hóa S ta coi là x .
Vì tổng số oxi hóa trong mỗi hợp chất đều bằng 0 => ta có PT: (+1).2 + x + (-2).3 = 0
=> x = +4
Tương tự :
HCl ta có số oxi hóa H: +1; Cl: -1

NaCl ta có số oxi hóa Na: +1; Cl: -1

SO2 ta có số oxi hóa S: +4; O: -2

H2O ta có số oxi hóa H : +1 ; O: -2

=> ta thấy số oxi hóa mỗi nguyên tử không thay đổi
=> không phải PT oxi hóa khử
___________________________________
VD:
Cu + H2SO4 đ.n --> CuSO4 + SO2 + H2O
Tương tự :
Cu: 0
H2SO4 ta có số oxi hóa H: +1; S: +6; O : -2
CuSO4 ta có số oxi hóa Cu(+2) ; S : +6; O: -2
SO2 ta có số oxi hóa S: +4; O: -2
H2O ta có số oxi hóa H : +1 ; O: -2

=> Thấy số oxi hóa của Cu và S thay đổi
=> Đây là pứ oxi hóa khử
_________________________
Cân bằng:
Cu(0) + H2S(+6)O4 đ.n --> Cu(+2)SO4 + S(+4)O2 + H2O

  • Viết PT cho - nhận e
Cu (0) -> Cu(+2) : Cu đang có đủ electron nhưng sau pứ lại thiếu 2 e => Cu đã cho đi 2e . Ta viết được:
Cu (0) -> Cu(+2) + 2e
S(+6) -> S(+4): S đang thiếu 6e, sau pứ còn thiếu 4e => S nhận thêm 2e . Ta viết được:
S(+6) + 2e -> S(+4)

  • Bảo toàn e
số e cho = số e nhận
Trong TH này, số e cho bằng đúng số e nhận => Mỗi PT nhân lên với 1

1 x | Cu (0) -> Cu(+2) + 2e
1 x | S(+6) + 2e -> S(+4)

  • Cân bằng PT
- Cu + H2SO4 đ.n --> CuSO4 + SO2 + H2O
Vì Cu chỉ nhân lên với 1 => hệ số của Cu =1 . Do đó Cu trong CuSO4 cũng chỉ bằng 1 => hệ số của CuSO4 =1
- Tiếp theo ta cân bằng S:
Đừng vội thấy S(+6) nhân với 1 mà coi hệ số của H2SO4 là 1 => sai đó . Mẹo thầy em dạy này: với số oxi hóa của nguyên tố nào nhiều hơn 1 thì đừng vội nhân .
Mà ta coi S(+4) có hệ số 1 => hệ số của SO2 :1
Sau đó mới cộng S trong (CuSO4 và SO2) => ra hệ số của S trong H2SO4: 1 + 1 = 2
=> Do đó hệ số của H2O= 2
Thử lại : thỏa mãn
=> ta có PT đã cân bằng:
Cu + 2H2SO4 đ.n --> CuSO4 + SO2 + 2H2O

 
  • Like
Reactions: Junery N
Top Bottom