Sinh 12 Sinh thái cá thể

Hòn Đá

Học sinh
Thành viên
23 Tháng chín 2017
88
32
26
20
Bắc Ninh
THCS
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Có hai loài trong đó một loài phân bố rộng và một loài phân bố hẹp, khả năng phát triển và tồn tại của loài nào bền vững hơn? Vì sao?
Câu 2: người ta nói, sinh vật sống phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện môi trường đúng không? Các loài sinh vật có vai trò gì đối với môi trường chúng tồn tại và phát triển? Lấy VD chứng minh?
Câu 3: các cá thể cùng loài có chung ổ sinh thái, nhưng vì sao chúng rất ít khi cạnh tranh với nhau, trừ những con đực hay con cái cạnh tranh trong mùa sinh sản.
Câu 4: hãy giải thích hiện tượng hai quần thể có ổ sinh thái chồng khít lên nhau nhưng cạnh tranh rất ít khi xảy ra và nếu có xảy ra thì cũng không dẫn đến cạnh tranh loại trừ Mà còn giúp cho hai quần thể tồn tại và phát triển hưng thịnh
 

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
Câu 1: Có hai loài trong đó một loài phân bố rộng và một loài phân bố hẹp, khả năng phát triển và tồn tại của loài nào bền vững hơn? Vì sao?
Câu 2: người ta nói, sinh vật sống phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện môi trường đúng không? Các loài sinh vật có vai trò gì đối với môi trường chúng tồn tại và phát triển? Lấy VD chứng minh?
Câu 3: các cá thể cùng loài có chung ổ sinh thái, nhưng vì sao chúng rất ít khi cạnh tranh với nhau, trừ những con đực hay con cái cạnh tranh trong mùa sinh sản.
Câu 4: hãy giải thích hiện tượng hai quần thể có ổ sinh thái chồng khít lên nhau nhưng cạnh tranh rất ít khi xảy ra và nếu có xảy ra thì cũng không dẫn đến cạnh tranh loại trừ Mà còn giúp cho hai quần thể tồn tại và phát triển hưng thịnh

Câu 1:
Hai loài trong đó một loài phân bố rộng và phân bố hẹp, xét trên loài phân bố rộng thì chúng sống trên nhiều điều kiện môi trường khác nhau -> từ đó giới hạn sinh thái của chúng rộng hơn, sức chịu đựng của loài đó cao hơn, loài đó có thể chịu được các thay đổi hoặc tác động từ môi trường.
Thay vào đó thì loài phân bố hẹp chỉ có giới hạn nằm trong vùng mà chúng sinh trưởng nên sự tồn tại và bền vững của chúng thấp hơn.

Câu 2:
Phát biểu này đúng, ngoài ra còn phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của chúng.
Các loài sinh vật tác động vào môi trường và môi trường tác động lại chúng, cả hai tác động qua lại lẫn nhau một cách chặt chẽ.
Ví dụ: Đối với thực vật, xét các cây lớn thì bộ rễ của chúng có chức năng chống xói mòn đất hoặc khi thực vật chết đi cung cấp lượng mùn và khoáng chất cho đất.

Câu 3 + Câu 4 : Bạn dựa vào đặc điểm, nguyên nhân, hiệu quả của ổ sinh thái để trả lời câu hỏi trên:

Ổ sinh thái của một loài sinh vật là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong một giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
– Sự thích nghi với mỗi nhân tố sinh thái của loài tạo nên ổ sinh thái riêng của loài đó. Ví dụ như ổ sinh thái về nơi ở (có loài ở trên cao, loài sống dưới đất), ổ sinh thái về giới hạn sinh thái ánh sáng (của loài cây ưa sáng và ưa bóng), ổ sinh thái dinh dưỡng (về kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi… của mỗi loài), ổ sinh thái về thời gian sống của mỗi loài (như thời gian hoạt động kiếm mồi, thời gian sinh sản của loài trong một ngày, trong năm)…
– Cạnh tranh là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành các ổ sinh thái. Cạnh tranh ảnh hưởng tới sự phân bố địa lí, nơi ở của các loài. Nhiều loài cùng sống chung ở một nơi, nhưng thức ăn của mỗi loài là khác nhau. Cạnh tranh ảnh hưởng tới sự phân hoá về mặt hình thái của sinh vật
– Nhờ có phân hoá ổ sinh thái mà mức độ cạnh tranh giảm bớt, nhiều loài sinh vật có thể cùng sống với nhau trong một khu vực phân bố nhất định.
 

Hòn Đá

Học sinh
Thành viên
23 Tháng chín 2017
88
32
26
20
Bắc Ninh
THCS
Câu 3 và 4 mình vẫn chưa hiểu lắm. Vấn đề ở câu 3 nằm ở chỗ cùng loài và cùng chúng ổ sinh thái nhưng ít khi cạnh trạnh ( mình nghĩ điều này thật là đương nhiên vì là cùng đồng loại mà chỉ trừ khi nguồn sống khán hiếm mới dẫn đến cạnh tranh thôi). Còn ở câu 4 thì là hai loài như ổ sinh thái lại chồng khít lên nhau ( còn kiến thức bạn đưa ra đều là hướng đến ổ sinh thái khác nhau nên ít cạnh tranh)
 
  • Like
Reactions: Thủy Ling

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học
Câu 3 và 4 mình vẫn chưa hiểu lắm. Vấn đề ở câu 3 nằm ở chỗ cùng loài và cùng chúng ổ sinh thái nhưng ít khi cạnh trạnh ( mình nghĩ điều này thật là đương nhiên vì là cùng đồng loại mà chỉ trừ khi nguồn sống khán hiếm mới dẫn đến cạnh tranh thôi). Còn ở câu 4 thì là hai loài như ổ sinh thái lại chồng khít lên nhau ( còn kiến thức bạn đưa ra đều là hướng đến ổ sinh thái khác nhau nên ít cạnh tranh)
câu 3 mình nghĩ khi xét cùng ổ sinh thái, các sv cùng loài thường sống thành nhóm, mỗi nhóm đều sẽ có thủ lĩnh (con mạnh nhất) như để điều hành lại trật tự, nên chỉ xảy ra "chiến tranh" để giành quyền, giành con cái hoặc giành con đực sau đó thì ít chiến tranh hơn. => có thể nói khoa học hơn là do tổ chức sống và thường có con đầu đàn => ít cạnh tranh
câu 4 thì như ý anh Bình
 
  • Like
Reactions: Hòn Đá

Hòn Đá

Học sinh
Thành viên
23 Tháng chín 2017
88
32
26
20
Bắc Ninh
THCS
Thật sự thì mình vẫn chưa hiểu được câu trả lời của câu 4 mà cả hai bạn đưa ra. Cả hai bạn đều đồng tình với những ý nhiều là sự phân hoá ổ sinh thái dẫn đến giảm cạnh tranh....nhưng câu hỏi câu 4 là hai loài khác nhau nhưng ít khi cạnh tranh mà. Mình thấy câu trả lời ấy thật chưa thoả đáng. Mong hai bạn chỉ giáo thêm
 

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học
Thật sự thì mình vẫn chưa hiểu được câu trả lời của câu 4 mà cả hai bạn đưa ra. Cả hai bạn đều đồng tình với những ý nhiều là sự phân hoá ổ sinh thái dẫn đến giảm cạnh tranh....nhưng câu hỏi câu 4 là hai loài khác nhau nhưng ít khi cạnh tranh mà. Mình thấy câu trả lời ấy thật chưa thoả đáng. Mong hai bạn chỉ giáo thêm
Hình như mình thấy bạn hiểu nhầm các ý anh Bình đưa ra rồi, các ý a Bình đưa ra để nói về nguyên nhân 2 loài khác nhau ít cạnh tranh mà, có phải là cạnh tranh đâu ?
Phải nói sao nhờ, dù gì ở trên cũng chỉ là ý, mình nói cách hiểu mình bạn tham khảo thử nha
hai quần thể có ổ sinh thái chồng khít lên nhau nhưng cạnh tranh rất ít khi xảy ra và nếu có xảy ra thì cũng không dẫn đến cạnh tranh loại trừ Mà còn giúp cho hai quần thể tồn tại và phát triển hưng thịnh
Nhiều loài cùng sống chung ở một nơi, nhưng thức ăn của mỗi loài là khác nhau.
=> Ổ sinh thái chồng lên nhau, vd loài này ăn cỏ loài kia ăn nấm thì lấy gì cạnh tranh ? Loài ăn nấm thải ra phân => phát triển cỏ => loài ăn cỏ => "Mà còn giúp cho hai quần thể tồn tại và phát triển hưng thịnh"
 
Top Bottom