Văn 11 chí phèo

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:
Mở bài: giới thiệu tác, tác phẩm, vấn đề nhắc đến
Thân bài:
+ ý 1: tóm tắt bi kịch bị lưu manh hóa.
+ Ý 2: phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
  • Chí bị loại khỏi xã hội loài người: phân tích đoạn văn miêu tả tiếng chửi của Chí:
    • Tiếng chửi của chí hướng tới 5 đối. Cả 5 đối tượng này được sắp xếp một cách thu hẹp dần mối quan hệ của Chí.
    • Cách Chí lựa chọn đối tượng chửi và tâm trạng khi chửi cho ta thấy Chí đang tìm cách để người ta chửi lại mình nhưng bất lực. Cả năm đối tượng khi bị chửi đều không ai lên tiếng cả, bởi không ai coi Chí à người.
    • Đáp lại tiếng chửi của hắn là tiếng của ba con chó dữ. Thì ra tháng là bị hạ xuống thế giới của loài vật tự bao giờ mà không hề hay biết.
  • Chí bị cự tuyệt không được quay lại làm người: phân tích đoạn Chí hồi sinh và bị cự tuyệt:
    • Gặp Thị Nở là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Chí Phèo. Cuộc gặp gỡ ấy đã khiến cho anh Chí hiền lành, lương thiện, trong trắng năm xưa sống lại.
    • Nhận bát cháo hành từ Thị Nở Chí rất ngạc nhiên, và Chí thấy mắt mình hình như ươn ướt. ( Phân tích kỹ chi tiết bát cháo hành).
    • Tình yêu thương của Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo. Và lần đầu tiên sau bao năm sống trong kiếp tù tội Chí muốn lương thiện. Thế nhưng cánh cửa dẫn Chí Phèo đến với xã hội loài người vừa mới mở ra đã ngay lập tức bị đóng sập lại. (Phân tích đoạn Thị Nở về nhà hỏi ý bà cô, và quay lại....)
    • Bị cự tuyệt ban đầu Chí sửng sốt không nói gì. Sau đó Hắn chạy theo nắm lấy tay Thị Nở nhưng không được. Còn một mình Chí Phèo lấy độ ra uống, nhưng càng uống càng tính càng tình cảm thân thì hứa cho tình trạng bế tắc của mình. Và Chí đã ôm mặt khóc, đó là giọt nước mắt của nhân tính.
    • Chí Phèo xách dao ra đi, đến nhà Bá Kiến, giết chết Bá Kiến rồi tự sát. (Phân tích đoạn văn Chí đến nhà Bá Kiến và câu nói của Chí lúc đó: " ai cho tao lương thiện".)
+ Ý 3: đánh giá chung
  • Nghệ thuật:
    • Miêu tả tâm lý sâu sắc, tinh tế, chân thực.
    • Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
    • Giọng điệu câu văn giàu cảm xúc
    • Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình
  • Nội dung: Xây dựng bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đã thể hiện:
    • Khám phá mới mẻ của Nam Cao về số phận của người nhân dân trong xã hội cũ.
    • Thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
Kết bài
 
Last edited:
Top Bottom