Sử 10 Kỳ bí Cánh đồng Chum ở nước Lào

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Vị trí địa lý
Cánh đồng Chum nằm trên một cao nguyên rộng có độ cao 1.200 m thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, cách thị xã Phonsavan của tỉnh lỵ 10 km (đi xe 15 phút là đến) về phía đông và cách thủ đô Viêng Chăn tới 435 km về phía Tây Nam. Cánh đồng này rộng đến mức chó chạy không hết nên còn gọi là "cánh đồng chó chạy", là nơi lưu giữ của khoảng 3.000 chum đá khác nhau. Đó là những chiếc chum bằng sa thạch, chiều cao và đường kính mỗi chiếc từ 1-3 mét, nặng từ vài trăm cân đến hơn 1.000 cân. Những chiếc chum này do người Lào Thơng sáng tạo và những chiếc chum này lưu trú trong 50 địa điểm như 50 cánh đồng nhỏ tạo thành một cánh đồng lớn. Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua là ba địa điểm chính, ba “cánh đồng nhỏ” được đưa vào khai thác du lịch, phục vụ du khách tham quan. Riêng cánh đồng Bản Ang có khoảng 300 chum
2. Lịch sử và các cuộc khảo cổ
Theo truyền thuyết, những chiếc chum đá này là những chum rượu của người khổng lồ được vua Khủn Chưởng thết đãi ngay sau chiến thắng với địch thủ là Chậu mường Eng Ka. Cũng có ý kiến khác cho rằng, do Xiêng Khoảng nằm trên cao nguyên với hai mùa nắng mưa rõ rệt - khi mưa về thì thối đất còn nắng hạn đến cong queo, vì vậy mà người xưa đã phải làm những cái chum khổng lồ để tích chứa nước… Trong quyển Mégalithes du Haut-Laos (Cự thạch cổ vùng Thượng Lào - 1935), bà Madeleine Colani đoán định những chiếc chum này đựng hài cốt người chết (các cuộc khảo cổ tiếp theo đã chứng minh điều này) - và đây là một tập tục phổ biến ở Lào và Thái Lan. Các mô mềm trên xác chết đặt trong chum sẽ phân hủy và cơ thể khô dần trước khi hỏa táng. Sau đó, tro cốt được đặt lại vào bình đựng, hoặc chôn ở một nơi thiêng liêng. Chiếc chum rỗng sẽ được dùng để chứa xác chết khác.
Trong thời kỳ chiến tranh (1964 - 1973), khu vực Cánh đồng Chum phải hứng chịu hàng triệu tấn bom, mìn do không quân Mỹ rải xuống, trở thành một trong những địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Cũng do biến cố chiến tranh, Cánh đồng Chum trong một thời gian dài bị chìm vào quên lãng
3. Tình trạng hiện nay
Các nhà khảo cổ vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu của họ đang bị chậm lại do cánh đồng chum là một trong những khu vực khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Nằm rải rác trên khắp cánh đồng là hàng nghìn quả bom chưa phát nổ, mìn và các loại đạn dược, chiếm hơn 35% diện tích đất toàn tỉnh và tiếp tục đe dọa tính mạng của 200.000 người dân đang sống tại Xieng Khouang.
Hiên nay khu vực Cánh đồng Chum đang được các chuyên gia thuộc Tổ chức UNESCO nghiên cứu, khảo sát lại vị trí, đánh dấu toàn bộ số chum để có thể đưa Cánh đồng Chum vào danh sách công nhận di sản văn hóa thế giới. Dự án bao gồm việc gỡ mìn chưa nổ trong khu vực còn sót lại sau một thập niên chiến tranh, chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng tiêu cực đến hình dáng của một số chum.

3451.jpg

3453.jpg

3457.jpg
 
Top Bottom