Sử 10 Ấn Độ cổ đại

Phạm Hà Mi

Học sinh
Thành viên
12 Tháng chín 2018
70
64
21
27
Hà Nội
sư phạm hà nội
:v các quốc gia Ấn Độ là sao hả bạn? tức là bạn hỏi Ấn Độ qua từng thời kì lịch sử từ cổ đai á?
Hay là Ấn Độ và Pakistan?
 

kietnghia

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng sáu 2015
77
40
51
20
Quảng Trị
THPT Thị Xã Quảng Trị
I. Sự ra đời của Ấn Độ
- Khoảng 1500 năm trước Công nguyên, vùng sông Hằng ở Đông Bắc có điều kiện thuận lợi, mưa thuận gió hoà, nên đã tiến bộ vượt lên, có vai trò nổi trội trên cả miền Bắc Ấn Độ.
- Từ các bộ lạc trồng lúa và chăn nuôi trên bờ sông Hằng, bắt đầu hình thành một số nhà nước đầu tiên, đứng đầu là các tiểu vương, thường xuyên phát triển kinh tế, xây dựng nước lớn mạnh và tranh giành ảnh hưởng với nhau.
- Đến 500 năm trước Công nguyên, nước Ma-ga-đa tỏ ra lớn mạnh hơn cả, được nhiều nước khác tôn phục. Kinh đô của nó – Pa-ta-li-pu-tra, được người hi Lạp đến thăm đã kể lại: có phố dài 2 km, trên bến dưới thuyền, dọc hữu ngạn của sông Hằng. Vua mở đầu nước này – Bim-bi-sa-ra, được coi là cùng thời và là bạn của Phật tổ.
- Trải qua hơn 10 đời vua, đến ông vua kiệt xuất nhất của nước này và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ, là vua A-sô-ca (thế kỉ III trước Công nguyên). A-sô-ca xây dựng đất nước hùng cường, rồi đem quân đi đánh các nước nhỏ, nhằm mục đích phát triển, thâu tóm quyền lực và thống nhất Ấn Độ. Sau khi đánh thắng nhiều đối thủ, ông đã thống nhất gần kết bán đảo Ấn Độ, chỉ trừ một mỏm đất ở cực Nam xa xôi (sau là nước Pa-đy-a).
- Chán cảnh binh đao, tàn sát, ông trở về, một lòng theo Phật giáo và tạo điều kiện để Phật giáo truyền bá rộng khắp. Ở nhiều nơi, ông còn cho dựng nhiều cột đá, khắc chữ, gọi là “chỉ dụ A-sô-ca”, nói về lòng sùng tín và việc cai quản đất nước của mình.
- A-sô-ca qua đời cuối thế kỉ III trước Công nguyên. Ấn Độ bước vào một thời kỳ chia rẽ, khủng hoảng kéo dài mấy thế kỉ cuối trước Công nguyên cho đến đầu Công nguyên.
II. Các chính sách cai trị
a) Vương triều hồi giáo Đê-li

- Các quý tộc Hồi giáo ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.
- Thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.
[TEX]\rightarrow[/TEX] Thực hiện nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước, nhưng sự phân biệt tôn sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình của nhân dân. Mâu thuẫn trở nên căng thẳng.
b) Vương triều Mô-gôn
*Thời vua A-cơ-ba

- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.
- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.
- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.
- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
[TEX]\rightarrow[/TEX] Những chính sách của A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.
*Sau thời vua A-cơ-ba
- Dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước rộng lớn nhưng rất đa dạng, phân tán.
- Dùng biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt để bắt dân chúng phục tùng, đóng thuế và lao dịch nặng nề, bắt các quý tộc có ý chống đối phải vâng lời.
[TEX]\rightarrow[/TEX] Làm tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại. Đưa Ấn Độ tới nguy cơ mất nước và xâm lược dưới 2 nước Bồ Đào Nha và Anh.
 
  • Like
Reactions: Lpy22698

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
ý bạn này nói là từ thời cổ đại cho đến nay. Lưu ý, phần cổ đại Ấn Độ là giảm tải nên mình sẽ không đi sâu vào vấn đề này. Trước năm 1.500 năm trước đây, Ấn Độ còn là vùng đất sơ khai do người bản địa Dravida quản lý theo hình thức công xã nguyên thủy. Khoảng thiên niên kỷ II TCN, người Arian xâm nhập vào, đánh đuổi người bản địa và du nhập Bà-la-môn giáo vào Ấn Độ - sử thi Mahabharata mô tả khá chân thực về sự việc này. Về sau, xã hội Ấn Độ phân hóa thành bốn đẳng cấp: Bà-la-môn, Kshatriya (vương công), Vaisya (thương nhân) và Sudra (nô tì, tức người bản địa); được pháp luật hóa bằng luật Manu (thiên niên kỷ I TCN). Đến năm 1.500 TCN là thời kỳ Ấn Độ thành lập các tiểu quốc, đứng đầu là các vương công (hay đại vương, maharaja). Đến thế kỷ VII - VI TCN, nổi lên 16 tiểu quốc lớn. Chính sách của các tiểu quốc là ổn định quốc gia và chú trọng bành trướng ra bên ngoài bằng các cuộc chiến tranh, nổi bật nhất là vương quốc Magadha. Vương quốc này hùng mạnh vào thời Bimbisara (558 - 491 TCN) và con trai ông là Ajatashatru; nhiều lần tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ. Thời Bimbisara cũng là thời của Đức Phật. Magadha suy yếu vào thế kỷ V - IV TCN, tạo điều kiện cho người Hi Lạp của Hoàng đế nhà Macedoine là Alexandros III xâm nhập (thế kỷ IV TCN). Cuộc xâm nhập của Macedoine đã đưa Chandragupta thành lập nhà Maurya; phát triển thịnh vượng dưới thời cháu trai là Ashoka đại đế (thế kỷ III TCN). Sau khi Ashoka qua đời, Ấn Độ suy yếu và bị người Nguyệt Chi xâm lược, thành lập đế quốc Kushan (30–375). Đế quốc này cường thịnh thời Kanishka (127 - 140) và Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ. Khi đế quốc này suy yếu, chư hầu là đế quốc Sasanid và viên tướng lĩnh là Gupta xuất thân từ vùng mà ngày nay gọi là Bangladesh nổi dậy. Năm 319, cháu trai của viên tướng Gupta là tướng Gupta chính thức thành lập đế quốc Gupta
 
  • Like
Reactions: Lpy22698

Lpy22698

Học sinh
Thành viên
26 Tháng chín 2017
22
0
49
20
Hà Nội
:v các quốc gia Ấn Độ là sao hả bạn? tức là bạn hỏi Ấn Độ qua từng thời kì lịch sử từ cổ đai á?
Hay là Ấn Độ và Pakistan?
Đây là câu hỏi trong đề cương kiểm tra 45 phút của lớp mình. Giáo viên chỉ ghi câu hỏi như trên =((( nên mình mới phải lên đây hỏi mọi người
 
Top Bottom