Sinh 12 Tại sao ADN lại có hai vòng xoắn kép?

Anh Đăng

Mr Cặp đôi ăn ý nhất 2018
Thành viên
8 Tháng mười hai 2017
115
341
108
Hải Phòng
THPT Anhxtanh
Có ai biết tại sao ADN lại có hai vòng xoắn kép không ? .Sao không là gấp khúc hay là tròn chẳng hạn ?
Nói về sinh học thì chúng ta đều ko hiểu nổi tại sao nó lại được cấu tạo như vậy, tất cả đều rất hoàn hảo, theo ý kiến của mình thì cấu trúc xoắn kép rất bền chặt, bởi các nucleotit liên kết theo từng cặp với nhau: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.Như vậy, luôn chỉ có 2 mạch liên kết với nhau,nếu là 3 mạch hay 4 mạch đều ko phù hợp,liên kết rời rạc ko bền. Điều này khiến cho ADN sẽ dễ bị đứt gãy trong các quá trình nhân đôi, sao mã.
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
23
đúng rồi đó chị
muốn hỏi thì chắc p hỏi người nghiên cứu
Ko hẳn :v
Trong nhiều tài liệu cũng nói tới mà, đâu cần phải nghiên cứu mới biết đâu.
Nói chung là chuỗi DNA xoắn kép là dạng thích hợp nhất, bền vững, khó bị đột biến, nên tiến hoá giữ lại chúng :v
Dạng DNA mạch kép, tròn có ở vi khuẩn nè, đương nhiên là kém tiến hoá hơn DNA kép thẳng. Còn gấp khúc như kiểu chuỗi [tex]\alpha[/tex] của protein thì đương nhiên là cũng kém bền hơn rồi :v
Dạo này c bị lười đọc nên quên khá nhiều kiến thức rồi. Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn thì em có thể đọc trong quyển cơ sở di truyền học của thầy Đinh Đoàn Long nè, nó ghi khá rõ về mấy điều này đó :>
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

Đặng Thành Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2015
151
248
86
24
Bình Dương
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Chú ý: Câu trả lời này mang quan điểm cá nhân. Cái này có vẻ liên quan đến toán học, vật lý, hoá học và sinh học mỗi thứ một chút.
- Trước tiên, giải thích tại sao nó "xoắn".
Trong các hình có cùng chu vi, hình tròn là hình có diện tích nhỏ nhất.
Trong các hình có cùng diện tích bề mặt, hình cầu là hình có thể tích nhỏ nhất.
Chọn lọc tự nhiên cần phải chọn 1 loại hình học để tiết kiệm không gian, thời gian và năng lượng.
Tuy nhiên, lựa chọn hình cầu cho các ADN thì sẽ gây khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian, năng lượng để tổng hợp mARn.
Thay vào đó, lựa chọn hình trụ (thiết diện hình tròn) là phương án đảm bảo tiết kiệm không gian, thời gian và năng lượng hơn cả.
- Tiếp theo, giải thích tại sao nó "kép".
Trên thực tế, cấu tạo của các Nu khác nhau dẫn tới mức độ án ngữ không gian cũng khác nhau.
Việc cho 1 sợi dây nhỏ dài những vật thể không bằng nhau tồn tại trong không gian có vẻ không được bền vững cho lắm.
Khi đó, muốn nhân đôi sợi dây này lên thì phải kiếm ra thêm 1 cấu trúc sao chép nào đó để chép ra giống hệt (khác nguyên tắc bổ sung), tốn quá nhiều nguyên tắc để nhân đôi, phiên mã, dịch mã. Điều này thiệt tốn sức, tốn năng lượng mà.
Nếu như dùng 3 dây trở lên thì quá rắc rối, cũng không dùng được.
Việc dùng 2 dây nhỏ bổ sung cho nhau 1 cách vừa vặn và tổng từng cặp nối với nhau án ngữ không gian tương đương nhau sẽ tạo thành một sợi dây bền hơn chứ nhỉ.
Túm lại, bác tự nhiên tính hết cả rồi. Cái này "thiệc sự" là "định mệnh" đó.
 

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,923
539
Chú ý: Câu trả lời này mang quan điểm cá nhân. Cái này có vẻ liên quan đến toán học, vật lý, hoá học và sinh học mỗi thứ một chút.
- Trước tiên, giải thích tại sao nó "xoắn".
Trong các hình có cùng chu vi, hình tròn là hình có diện tích nhỏ nhất.
Trong các hình có cùng diện tích bề mặt, hình cầu là hình có thể tích nhỏ nhất.
Chọn lọc tự nhiên cần phải chọn 1 loại hình học để tiết kiệm không gian, thời gian và năng lượng.
Tuy nhiên, lựa chọn hình cầu cho các ADN thì sẽ gây khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian, năng lượng để tổng hợp mARn.
Thay vào đó, lựa chọn hình trụ (thiết diện hình tròn) là phương án đảm bảo tiết kiệm không gian, thời gian và năng lượng hơn cả.
- Tiếp theo, giải thích tại sao nó "kép".
Trên thực tế, cấu tạo của các Nu khác nhau dẫn tới mức độ án ngữ không gian cũng khác nhau.
Việc cho 1 sợi dây nhỏ dài những vật thể không bằng nhau tồn tại trong không gian có vẻ không được bền vững cho lắm.
Khi đó, muốn nhân đôi sợi dây này lên thì phải kiếm ra thêm 1 cấu trúc sao chép nào đó để chép ra giống hệt (khác nguyên tắc bổ sung), tốn quá nhiều nguyên tắc để nhân đôi, phiên mã, dịch mã. Điều này thiệt tốn sức, tốn năng lượng mà.
Nếu như dùng 3 dây trở lên thì quá rắc rối, cũng không dùng được.
Việc dùng 2 dây nhỏ bổ sung cho nhau 1 cách vừa vặn và tổng từng cặp nối với nhau án ngữ không gian tương đương nhau sẽ tạo thành một sợi dây bền hơn chứ nhỉ.
Túm lại, bác tự nhiên tính hết cả rồi. Cái này "thiệc sự" là "định mệnh" đó.
thấy chưa @Oahahaha :v
 
Top Bottom