Toán tìm tọa độ các đỉnh tam giác

ngotrang271@gmail.com

Học sinh
Thành viên
20 Tháng tám 2015
163
48
36
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC cân tại A. Đường thẳng BC có phương trình x-y=0, đường trung trực của AB có phương trình 2x-y-6=0. Đường trung trực của AC đi qua điểm M(6;2). Tìm tọa độ các đỉnh tam giác
 

superlight

Học sinh
Thành viên
24 Tháng chín 2013
186
84
36
Thái Nguyên
THPT Sông Công
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC cân tại A. Đường thẳng BC có phương trình x-y=0, đường trung trực của AB có phương trình 2x-y-6=0. Đường trung trực của AC đi qua điểm M(6;2). Tìm tọa độ các đỉnh tam giác
Mình hướng dẫn thôi nhé :D

Biết pt đường trung trực của AB, biết pt đường BC => Tính được góc giữa hai đường thẳng này, gọi góc này là alpha => Viết được pt đường thẳng đối xứng với đường BC qua đường trung trực của AB. Gọi đường thẳng này là d.

Vì tam giác ABC cân tại A nên đường trung trực của AC cũng tạo với đường BC một góc alpha.
Biết tọa độ điểm M thuộc đường trung trực của AC, biết góc giữa đường trung trực của AC với đường BC là alpha, biết pt đường BC => Viết được pt đường trung trực AC (khác phương với đường trung trực của AB).

Gọi giao của đường trung trực của AB và đường trung trực của AC là O. Biết pt đường trực của AB và AC nên dễ tìm được tọa độ điểm O.

Tam giác ABC cân tại A nên OA vuông góc với BC.
Biết tọa độ O, biết pt BC => Viết đc pt đường OA (đường thẳng đi qua O và vuông góc với BC).

Giao của d và đường OA là tọa độ điểm A.

Biết tọa độ điểm A, biết pt đường trung trực của AB => Tìm được tọa độ điểm B (Đối xứng với A qua đường trung trực của AB).

Giao của đường OA và đường BC là trung điểm của cạnh BC.
Biết tọa độ B, biết tọa độ trung điểm của BC => Tìm được tọa độ điểm C.
 
Last edited:

ngotrang271@gmail.com

Học sinh
Thành viên
20 Tháng tám 2015
163
48
36
Mình hướng dẫn thôi nhé :D

Biết pt đường trung trực của AB, biết pt đường BC => Tính được góc giữa hai đường thẳng này, gọi góc này là alpha => Viết được pt đường thẳng đối xứng với đường BC qua đường trung trực của AB. Gọi đường thẳng này là d.

Vì tam giác ABC cân tại A nên đường trung trực của AC cũng tạo với đường BC một góc alpha.
Biết tọa độ điểm M thuộc đường trung trực của AC, biết góc giữa đường trung trực của AC với đường BC là alpha, biết pt đường BC => Viết được pt đường trung trực AC (khác phương với đường trung trực của AB).

Gọi giao của đường trung trực của AB và đường trung trực của AC là O. Biết pt đường trực của AB và AC nên dễ tìm được tọa độ điểm O.

Tam giác ABC cân tại A nên OA vuông góc với BC.
Biết tọa độ O, biết pt BC => Viết đc pt đường OA (đường thẳng đi qua O và vuông góc với BC).

Giao của d và đường OA là tọa độ điểm A.

Biết tọa độ điểm A, biết pt đường trung trực của AB => Tìm được tọa độ điểm B (Đối xứng với A qua đường trung trực của AB).

Giao của đường OA và đường BC là trung điểm của cạnh BC.
Biết tọa độ B, biết tọa độ trung điểm của BC => Tìm được tọa độ điểm C.

pt đường thẳng đối xứng với đường BC qua đường trung trực của AB sao viết đc vậy bạn??? Đã biết điểm nào thuộc d đâu??
 

superlight

Học sinh
Thành viên
24 Tháng chín 2013
186
84
36
Thái Nguyên
THPT Sông Công
pt đường thẳng đối xứng với đường BC qua đường trung trực của AB sao viết đc vậy bạn??? Đã biết điểm nào thuộc d đâu??
Giao của BC và đường trung trực của AB chính là 1 điểm cũng thuộc d đó bạn :D
Lấy tiếp 1 điểm bất kỳ trên BC và tìm điểm đối xứng với nó qua đường trung trực của AB, điểm này chắc chắn cũng thuộc d.
Biết tọa độ 2 điểm thuộc d => Dễ dàng viết đc pt đường thẳng d.
 
Last edited:
Top Bottom