Văn [Lớp 11]dàn ý cho tác phẩm hai đứa trẻ và hạnh phúc của một tang gia

khánh huyền 123

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng mười hai 2017
1
0
1
22
Quảng Bình
TRƯỜNG THPT NINH CHÂU
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Phân tích bức chân dung tự họa những của những nhân vật trong gia đình có tang
ĐỀ 2: phân tích cảnh phố huyện trong tác phẩm hai đứa trẻ
Đề3: phân tích cảnh đám tang (đưa và cự tuyệt)
Đề 4: phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm hai đứa trẻ
Các bạn lập dàn ý hộ mình với nhé, mai mình phải nộp cho cô rồi:(
 

_Minh_Thư_

Banned
Banned
1 Tháng mười 2017
162
245
76
19
Quảng Ngãi
phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm hai đứa trẻ
Dàn ý: Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Thạch Lam là một trong những cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Dẫu là viết về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người nông dân, người thị dân nghèo hay viết về những khía cạnh bình thường mà nên thơ của cuộc sống thì những trang văn của ông cũng chan chứa tình người.
  • Hai đứa trẻ là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn (1938).
  • Hai đứa trẻ của Thạch Lam có giá trị nhân đạo thật sâu sắc.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Giá trị nhân đạo thể hiện ở tình cảm xót thương của tác giả đối với những người sống ở phố huyện nghèo:

  • Ông xót xa trước cảnh nghèo đói của những con người nơi đây:
    • Những "đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ", "chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại".
    • Thương mẹ con chị Tí, ngày mò cua bắt tép; tối đến mới dọn hàng nước dưới gốc cây bàng. Cuộc sống của chị vất vả, mòn mỏi, quẩn quanh, leo lét như ngọn đèn của chị, ánh sáng chỉ đủ toả ra một vùng nhỏ mà thôi.
    • Thương bà cụ Thi xuất hiện với tiếng cười khanh khách, với dáng điệu đi lảo đảo, động tác uống rượu thì khác lạ "Cụ ngửa cổ ra đàng sau, uống một hơi cạn sạch".
    • Thương bác phở Siêu bán phở gánh. Thu nhập quá ít ỏi vì phở là món quà xa xỉ phẩm, hàng của bác thật ế ẩm.
    • Thương gia đình bác xẩm. Cuộc sống gia đình bác lay lắt như ngọn đèn trước gió. Gia tài của bác là chiếc đàn bầu và chiếc thau để xin tiền. Cuộc sống của bác bấp bênh. Cái đói, cái chết luôn kề cận.
    • Thương chị em Liên. Cuộc sống của chị em Liên cũng chẳng khá hơn cuộc sống của mọi người. Cửa hàng tạp hoá của chị em Liên "nhỏ xíu". Hàng hoá thì lèo tèo mà khách hàng là những người nghèo khó.
  • Ông cảm thương cho cuộc sống quẩn quanh, tẻ nhạt, tù túng của những con người nơi phố huyện nghèo.
2. Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nghèo nơi phố huyện.

  • Họ là những người cần cù, chịu thương, chịu khó: Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước dẫu chẳng bán được là bao. Hai chị em Liên thay mẹ trông coi gian hàng tạp hoá. Bác phở Siêu chịu khó bán phở gánh,...
  • Họ là những người giàu lòng thương yêu. Liên thương những đứa trẻ đi nhặt nhạnh những thứ người ta bỏ lại lúc chợ tàn.
3. Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

  • Ông trân trọng những hoài niệm, mơ ước của chị em Liên: Hai chị em mong ước được thấy ánh sáng của đoàn tàu, nhớ về quá khứ tươi đẹp khi gia đình còn sống ở Hà Nội. Đoàn tàu như đem đến cho hai chị em Liên "một chút thế giới khác".
  • Ông muốn thức tỉnh những con người ở phố huyện nghèo, hướng họ tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

  • Giá trị nhân đạo được thể hiện thật sâu sắc trong tác phẩm: xót thương những con người nghèo khổ, phát hiện và miêu tả được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, trân trọng những ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.
  • Cùng với những truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ đã góp phần thể hiện sự tài hoa, xuất sắc của Thạch Lam trong viết truyện ngắn trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Bài văn mẫu: Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
Thạch Lam là một trong những cây bút chủ lực của nhóm "Tự lực văn đoàn". Sáng tác của ông bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, phê bình...Nhưng lĩnh vực thành công nhất của ông là truyện ngắn.Trong những truyện ngắn có khuynh hướng hiện thực cuộc sống của Thạch Lam có thể nói "Hai đứa trẻ" là một tác phẩm thành công tiêu biểu.Truyện không có những tình tiết hấp dẫn, li kì, gây cấn chỉ xoay quanh sinh hoạt của người dân ở một phố huyện nghèo trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng qua đó Thạch Lam đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Đọc "Hai đứa trẻ" chúng ta thấy bao trùm lấy câu chuyện là cuộc sống xơ xác, tiêu điều của một phố huyện nghèo. Cuộc sống đó đã được tác giả miêu tả ở một thời điểm hết sức tiêu biểu-thời điểm ngày lụi tàn: "Trống thu không từng tiếng một vang lên", "phương Tây đỏ rực như lửa cháy", "những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn", "ngoài ruộng tiếng ếch nhái kêu rang vọng vào phố chợ..". Một khoảng không gian mênh mông của đồng ruộng vừa đẹp lại vừa buồn gợi ra trước mắt người đọc.

Trên nền của bức tranh ấy, cuộc sống của người những người dân phố huyện được Thạch Lam miêu tả hết sức đặc sắc: Khi trời nhá nhem tối, mẹ con chị Tí bày cái hàng nước ra dưới gốc cây bàng. Liên dọn dẹp của hiệu tạp hóa rồi cộng sổ tính tiền. Bà cụ Thi đến cửa hàng Liên mua một cút rượu, ngửa cổ uống sạch rồi biến đi lẫn vào trong bóng tối với tiếng cười khanh khách. Đám trẻ con tụ họp chơi đùa trên các thềm nhà. Bác Siêu dọn gánh hàng phở ra bên bếp lửa bập bùng. Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, trước cái thau trắng chờ có khách để hát kiếm tiền.

Qua ngòi bút chấm phá tinh tế của Thạch Lam chúng ta thấy cuộc sống ở phố huyện nghèo ấy hiện ra như một thế giới đang hấp hối, tàn lụi.

Trong bối cảnh ấy, hai chị em Liên và An cũng như những người dân phố huyện vừa náo nức vừa khắc khoải, mòn mỏi chờ đợi chuyến tàu từ Hà Nội về đi ngang qua phố huyện. Đêm nào cũng vậy, khi trời vừa bắt đầu tối thì hai chị em đã thấp thỏm chờ đợi chuyến tàu. Rồi chuyến tàu đến như hằng đêm nó vẫn thường đến với sức hấp dẫn kì lạ đối với hai chị em Liên - An cũng như người dân nghèo của phố huyện.

Tàu đến với tiếng còi và tiếng rầm rộ của bánh xe. Liên dắt em đứng lên để nhìn chuyến tàu vụt qua, chuyến tàu đầy sức hấp dẫn bởi nó tràn ngập ánh sáng. Ở những toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường. Những toa thuộc hạng sang trọng lố nhố người; đồng và kềnh lấp lánh. Cái nguồn sáng ấy vút qua, biến vào đêm tối để lại những đóm than nhỏ bay tung tóe trên mặt đường...

Chuyến tàu đêm ấy đã khơi gợi lên trong hồn Liên bao biến động. Đó là hoài niệm về Hà Nội thuở xa xăm. Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Đối với Liên, con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Thế giới ấy khác hẳn với thế giới mà Liên đang sống, khác hẳn với vầng sáng nhỏ nhoi của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bập bùng trong gáng hàng của bác Siêu...

Nhìn lại toàn bộ câu chuyện, người đọc không khỏi thắc mắc vì sao hằng đêm chị em Liên-An cứ mòn mỏi đợi chuyến tàu đi ngang qua phố huyện? Vì sao hình ảnh con tàu tràn ngập ánh sáng lại dấy lên trong tâm hồn Liên bao biến động? Bởi vì trong cuộc sống thường ngày ở phố huyện xơ xác, tiêu điều ấy, họ không thể tìm đâu ra niềm vui. Cuộc sống diễn ra chung quanh họ hết sức đơn điệu, nhạt nhẽo, vô vị...Chuyến tàu sáng rực đối với người dân phố huyện là hình ảnh của một thế giới khác hẳn, đối lập hoàn toàn với cái thế giới mà Liên và An đang sống - đó là thế giới của văn minh, niềm vui và hạnh phúc.

Từ đó mà ta cũng nắm bắt được vấn đề sâu sắc mà Thạch Lam gửi gắm vào truyện: Đó là khát vọng vươn ra thế giới văn minh, hạnh phúc của những con người nhỏ bé - giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Bên cạnh giá trị về mặt chủ đề, "Hai đứa trẻ" còn nổi bật lên những đặc sắc về nghệ thuật, thể hiện tập trung qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam trong việc tả người, tả cảnh cũng như miêu tả tâm trạng của con người. Gắn liền với nghệ thuật miêu tả là thủ pháp đối lập đã được nhà văn sử dụng hết sức thành công trong truyện. Trước hết là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, đối lập giữa tĩnh và động. Thủ pháp đối lập này đã góp phần đắc lực cho Thạch Lam trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

"Hai đứa trẻ" là một truyện ngắn đặc sắc và rất tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Qua tác phẩm chúng ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam đối với con người và nhất là những con người nhỏ bé trong xã hội. Chuyện đượm buồn nhưng đó là nỗi buồn cần thiết bởi nó có giá trị thanh lọc tâm hồn con người.

Nguồn: vn.doc
 
  • Like
Reactions: Bé Thiên Bình

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề 1: Phân tích bức chân dung tự họa của những nhân vật trong gia đình có tang
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả và giá trị của tác phẩm
- Dẫn dắt nội dung sơ lược và đề cập đến sự đả kích, châm biếm ẩn hiện sau bức chân dung tự họa của những nhân vật trong gia đình có tang của "Hạnh phúc của một tang gia" thông qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc
2. Thân bài
*Khái quát chung: Bức chân dung tự họa của một xã hội thượng lưu tư sản hiện lên sắc nét thông qua màn bi hài kịch trước cái chết của cụ cố tổ.Một đại gia đình bất hiếu vì thế mà mang niềm vui chung " Cụ cố tổ chết cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn lí thuyết viển vông nữa". Trong tiếng cười châm biếm qua nghệ thuật trào phúng, Vũ Trọng Phụng đã mở màn bằng niềm vui của các thành viên trong gia đình có người thân mất
* Cụ cố Hồng:
- Bề ngoài: Bối rối (1872 lần "biết rồi, khổ lắm, nói mãi")
- Bên trong: Vui sướng vì thể hiện sự già cả trước mặt mọi người " mặc đồ xô gai, ho khạc, mếu máo..."
~> Ngu dốt, hám danh
~> Kiểu báo hiếu của một tên tư sản trọc phú đồi bại
* Cụ bà ( vợ cụ cố Hồng) : lo lắng không biết cô Tuyết hư hỏng chưa
~> Chỉ biết bảo vệ địa vị danh vọng của gia đình
* Văn Minh:
- Bề ngoài: băn khoăn vò đầu, bứt tóc
~> Hợp mốt của một gia đình có tang
- Bên trong:
+ Không biết xử trí Xuân tóc đỏ như thế nào ( 2 tội nhỏ và 1 ơn to) ~> Xuống cấp về mặt đạo đức
+ Tìm cách gả Tuyết cho Xuân ~> Vì danh dự của chính mình
+ Băn khoăn cái chúc thư từ giai đoạn lí thuyết sang thực hành ~> Đứa cháu hám lợi
~> Con người bất nhân, giả dối, đầy dã tâm, tham lam, ích kỉ
- Vợ chồng Văn Minh tung ra mốt trang phục thời thượng ngay tại cái chết của cụ cố tổ ~> Kinh doanh cái chết của người thân
* Vợ Văn Minh: Sốt ruột vì chưa được mặc đồ tang tân thời ~> Dửng dưng thực dụng, vô đạo đức, chỉ nghĩ đến lợi nhuận cho mình
* Cậu Tú Tân ( cháu nội): Cứ điên người lên cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà cậu không được dùng đến, lúc hạ huyệt bắt mọi người diễn cảnh đau buồn~> Tán tận lương tâm, chỉ lo tới thú vui cá nhân cho thấy sự tha hóa về mặt nhân cách
* Cô Tuyết:
- Bề ngoài:
+ Mặc bộ trang phục "Ngây thơ" để chứng tỏ với thiên hạ ~> Hư hỏng
+ Khuôn mặt " buồn lãng mạn"
- Bên trong: Buồn vì nhớ đến Xuân, lo lắng sao Xuân chưa đến , đau khổ như kim châm vào lòng " không thấy bạn giai đâu cả"
* Ông Phán mọc sừng: Hả hê vì cái sừng có giá đến vài nghìn bạc bất kể danh dự ~> Chân tướng của một tên hám tiền hám lợi bất chấp danh dự, vô liêm sỉ, không có nhân cách
* Xuân tóc đỏ: Hạnh phúc đặc biệt vì nhờ hắn mà cụ tổ chết, danh giá uy tín lại càng to lớn ~> Cơ hội phô trương thanh thế
* Đáh giá chung:
- Mỗi người trong gia đình đều có niềm vui, không ai thương xót khóc than thật lòng cho cụ cố Tổ
- Bức ảnh cho thấy 1 cái chết thật - chết về mặt đạo đức
~ Một bi hài kịch, nói lên sự lố lăng vô đạo đức của một "xã hội chó đểu, khốn nạn"
3. Kết bài
Chốt vấn đề, nêu cảm nhận chung, có thể khẳng định giá trị tác phẩm cũng như vị trí của Vũ Trọng Phụng đối với văn đàn Việt Nam
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Đề3: phân tích cảnh đám tang (đưa và cự tuyệt)
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả và giá trị của tác phẩm
- Dẫn dắt đi đến vấn đề: Cảnh đám tang trong" hạnh phúc của một tang gia"
2. Thân bài
- Đây là cảnh đám tang của cụ cố tổ, có sự bi hài kịch trong nghệ thuật trào phúng , được mệnh danh là một "đám ma gương mẫu"
- Thông qua cảnh đám tang, bức chân dung tự họa của mọi nhân vật được bộc lộ sắc nét, từ đó vạch trần bộ mặt giả tạo ghê tởm của xã hội "chó đểu, khốn nạn"
*Cảnh đám tang đầy sang trọng
+ Đủ kèn ta, kèn tây, kèn tàu..
+ Hàng trăm câu đối, vòng hoa, bức trướng...
+ Có xe hộ tống hoành tráng
+ Sự xuất hiện của Xuân: 2 vòng hoa đồ sộ, 1 xe chở sư cụ chùa bà Banh
~> Một đám ma gương mẫu được tổ chức trọng thể, đầy đủ nghi lễ
* Người đi đưa đông đúc: (mải mang niềm vui sướng riêng) Đám cứ đi nhưng người đi đưa vẫn mải mê với những câu chuyện chẳng ăn nhập nhau với việc đưa đám. Họ mải bình phẩm, hẹn hò, tình tứ, chê bai bằng vẻ mặt buồn buồn lãng mạn đúng mốt
~> Sự giả dối, đóng kịch của giới tri thức rởm, đạo đức suy đồi của nền văn minh Âu hóa sớm
* Cảnh hạ huyệt
- Cậu Tú Tân bắt mọi người diễn cảnh đau buồn để chụp ảnh, con cháu tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài ~> Tú Tân chính là đạo diễn, mọi người là diễn viên trên sân khấu cuộc đời
~> Bức ảnh cho thấy cái chết về mặt nhân cách
- Cụ cố Hồng ho khạc, mếu máo
- " Màn kịch siêu hạng" của ông Phán mọc sừng cứ oặt người đi khóc to bằng những âm thanh lạ :hứt...hứt.."
+ Bề ngoài: Tiếng khóc tưởng chừng như đau khổ đến tột cùng
+ Thực chất: Đó là buôn bán, kinh doanh cái chết của người thân ngay trên miệng huyệt
* Đánh giá:
- Một cái đám ma to, thật "mẫu mực" nhưng lại thiếu thứ quan trọng nhất là sự thương xót thật lòng dành cho người quá cố
- Lối sống giả tạo, vô đạo đức của xã hội đương thời - 1 xã hội "chó đểu"
- Chính cảnh đám tang đã tạo được tiếng cười vô tiền khoáng hậu, phê phán , châm biếm thâm sâu xã hội nhố nhăng, giả tạo, giá trị đạo đức của con người bị suy thoái, băng hoại
~> Hình ảnh thu nhỏ của xã hội đương thời
3. Kết bài
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
ĐỀ 2: phân tích cảnh phố huyện trong tác phẩm hai đứa trẻ
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm
- Dẫn dắt vào vấn đề: Cảnh phố huyện trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" dưới ngòi bút nhẹ nhàng, tinh tế, đôn hậu của Thạch Lam
2. Thân bài
_ Cảnh phố huyện chiều muộn
* Cảnh chiều tàn
- Đó là bức tranh đồng quê quen thuộc, gần gũi và gợi cảm ; bình dị nhưng không kém phần thơ mộng mang cốt cách Việt Nam
- Âm thanh quen thuộc: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muối vo ve ~> Chiều quê yên bình, êm ả
- Hình ảnh : Phương Tây đỏ rực, những đám mây ánh hồng, dãy tre làng đen lại ~> Hình ảnh có sự chuyển biến của thời gian, ánh sáng lụi tàn, bóng tối bắt đầu xâm lấn
- Đường nét: Dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời
~> Ngôn ngữ, nhịp điệu chậm kết hợp thanh bằng chủ đạo gợi nét buồn
* Phiên chợ tàn
- Miêu tả vào thời điểm tan chợ, người về hết,tiếng ồn ào mất, chỉ còn lại rác rưởi , mùi âm ẩm của ban ngày và cát bụi còn vương
~> Chợ nghèo buồn , thư thớt,vắng vẻ.Chợ biểu hiện sức sống của làng quê thế nhưng lại buồn vắng xao xác ~ Sức sống phố huyện cũng lụi tàn, héo úa
~> Cuộc sống nghèo khổ của những người dân được tô đậm thông qua hình ảnh rác rưởi: người bán trông vào người mua
~> Không gian làng quê trước cách mạng tháng Tám, chợ là bộ mặt kinh tế , tập trung sức sống của một vùng, miêu tả chợ tàn như làm nổi bật thêm cái vẻ nghèo nàn, xơ xác , tiêu điều của phố huyện
* Những kiếp người tàn tạ
- Những đứa trẻ con nhà nghèo đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ
- Chị Tí: ngày mò cua bắt ốc, tối bán hàng nước sơ sài, ế ẩm với cuộc sống chật vật bâp bênh ~> Cuộc sống tẻ nhạt, lặp đi lặp lại.
- Bác Siêu: Tưởng như khá giả nhất nhưng lại bấp bênh vì bác bán phở - 1 món hàng xa xỉ ở phố huyện nghèo chẳng ai đủ tiền để ăn
- Chị em Liên ngồi trên cái chõng nát trông coi quầy tạp hóa nhỏ xíu
- Gia đình bác Xẩm: Cảnh đời bất hạnh sống trông chờ vào sự bố thí của người đời
- Cụ Thi điên: Cười khanh khách ma quái, lảo đảo lẩn vào trong bóng tối
~> Cuộc sống tàn lụi, héo úa
- Từ cuộc sống nghèo nàn tối tăm, đơn điệu của người dân phố huyện, Thạch Lm gióng lên hồi chuông cảnh báo nếu hiện thực này không thay đổi thì tương lai những đứa trẻ sẽ giống những mảnh đời tàn tạ, héo úa của phố huyện- họ - "những phế nhân "
_ Cảnh phố huyện lúc đêm khuya
- Hình tượng bóng tối và ánh sáng trong nghệ thuật tương phản đã mở ra bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
- Bóng tối
+ Bóng tối đen kịt bao trùm lên đường phố và các ngõ, vào làng, ra sông, qua chợ về nhà
+ Bóng tối đậm đặc cả bầu không khí, tiếng trống cầm canh cũng không " xuyên được bóng tối dày đặc"
~> Bóng đêm là hướng đi tới, đi về, đi đến , đi ra của bao người, trở thành số phận, tương li của con người nơi đây
~> Bóng tối khắc sâu hơn tình cảnh nghèo nàn, tối tăm, tù túng, đầy bế tắc của người dân
~> Nỗi day dứt thầm kín , nỗi buồn thân phận và niềm cảm thông của tác giả
- Ánh sáng
+ Khe sáng lọt ra từ những cánh cửa khép hờ trong phố huyện
+ Vòm trời hàng ngàn ngôi sao và vệt sáng của đom đóm
+ Quầng sáng quanh ngọn đèn nhà chị Tí, châm lửa nhỏ và vàng từ bếp phở của bác Siêu, từng hột sáng từ đèn của Liên
~> Ánh sáng le lói, hiếm hoi ngày càng yếu ớt, tàn lụi, bị thu hẹp đối nghịch với không gian bóng tối mênh mông.
~> Bóng tối như ám ảnh, vượt qua ranh giới tự nhiên, thâm nhập, luồn lách, bám sát vào cảnh vật và con người.
~> Ánh sáng như biểu tượng cho sức sống úa tàn , tẻ nhạt, nghèo khổ của người dân phố huyện
- Bị giam cầm trong bóng tối dày đặc nhưng ánh sáng vẫn cố gắng cầm cự để không bị lụi tắt . Ánh sáng đó dẫu chỉ là hột sáng nhưng chính là khát vọng, mong mỏi của người dân phố huyện về một tương lai tươi sáng hơn.
_ Cảnh tàu đến và qua - Cảnh phố huyện chìm trong đêm tối
- Đoàn tàu từ Hà Nội với những toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh, nó đối lập với ánh sáng tù mù, yếu ớt , với cuộc sống mòn mỏi, tối tăm nơi phố huyện
- Gợi nhớ về một Hà Nội sáng rực, vui vẻ, huyên náo,nhiều đèn, vùng sáng rực và lấp lánh
- Mang ánh sáng lấp lánh và âm thanh huyên náo như một chiếc phao mang một thoáng vui, niềm an ủi, khao khát mơ hồ cho cuộc sống nghèo nàn, tù túng, lụi tàn của người dân phố huyện.
- Tàu đến và đi nhanh nhưng kịp gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự đơn điệu , nghèo nàn, tăm tối của người dân phố huyện ~> họ đang tiến dần đến cái chết ngay khi còn sống.
- Khi tàu đi qua, cảnh phố huyện rơi vào yên tĩnh ~> hiện thực cảnh đời buồn tẻ của phố huyện, Đó là cuộc sống cứ “mốc lên, mòn đi, rỉ ra, mục ra” không lối thoát ( Nam Cao)
~> Tình trạng trì trệ từ lâu của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc
* Đánh giá chung:
- Cảnh phố huyện như vén lê bức tranh hiện thực của phố huyện nghèo cũng như cuộc sống khốn khó của xã hội Việt trong sự xót thương cho những mảnh đời bất hạnh , cuộc sống - số phận của những đứa trẻ, gióng lên hồi chuông cảnh báo về cuộc đời của những đứa trẻ.
- Cảnh phố huyện khi miêu tả mang đậm phong cách nghệ thuật Thạch Lam
- Góp phần làm thành công bộc lộ tư tưởng nhân đạo của tác giả, giá trị hiện thực và nhân đạo được xây dựng thành công
- Tác phẩm mang hơi thở bàng bạc của chất thơ đặc sắc
3. Kết bài
 
  • Like
Reactions: WindyTA
Top Bottom