Suy nghĩ về hành động trả thù của Tấm đối với Cám

B

beobu102

Tấm có thể coi là một nhân vật có tấm lòng trong sáng, nhân hậu,bao dung vị tha ... hiền lành không ? khi Tấm đã ra tay giết Cám một cách tàn nhẫn.
Đáng nhẽ cám phải bị một cái gì đó trừng phạt chứ không phải bị Tấm ....
như vậy thì hình tượng cô Tấm mới đẹp một cách hoàn hảo ....
 
K

khanhdieu1996

giúp mình với đề bài: hãy tưởng tượng mình là tấm kể lại chuyện tấm chuyện tấm cám khi tấm vào cung
 
C

conan99

Truyện cổ tích Tấm Cám kể về cuộc đời của cô Tấm - một cô gái hiền hậu, xinh đẹp nết na. Ta tưởng tượng như Tấm sẽ được hưởng một cuộc sống tươi đẹp bình lặng. Nhưng không, nàng luôn bị Cám - đứa con gái của mụ gì ghẻ vốn tính độc ác, tham lam nghĩ ra nhiều mưu kế để hãm hại Tấm. Vì lòng đố kị ganh ghét với sự may mắn trong hôn nhân của chị, mà Cám đã khiến cuộc đời Tấm phải trải qua bao lần chết đi sống lại : Lần thì hoá thành chim vàng anh, lúc lại biến thành cây xoan đào, sau lại hoá ra chiếc khung cửi, và rồi lại là quả thị thơm. Nàng đã phải chịu đựng sự hành hạ nhẫn tâm của hai mẹ con nhà Cám. Nhưng rồi cuối cùng, cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác.
Tấm trở thành hoàng hậu sống hạnh phúc với nhà vua, còn mẹ con Cám phải đón nhận cái chết.

Đó là một kết cục công bằng, hợp với khát vọng ở hiền gặp lành của cha ông chúng ta.

Tuy nhiên, trong dân gian, kết thúc truyện Tấm Cám không đơn giản như thế. Cái chết của mẹ con Cám được kể lại bằng nhiều cách khác nhau.

Bản thứ nhất : Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì không khỏi sợ hãi. Một hôm Cám hỏi chị :

- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế ?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại :

- Có muốn đẹp không để chị giúp ?

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo cám nhảy xuống hố và sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết mụ dì ghẻ cũng lăn đùng ra chết...

Ở cách kết thúc này, tác giả dân gian đã cho ta chứng kiến kết cục cuối cùng của cuộc đời Cám và mụ gì ghẻ. Người ra tay trừng phạt hai mẹ con Cám không ai khác chính là Tấm. Đành rằng trong truyện cổ tích, kẻ ác lúc nào cũng bị trừng phạt đích đáng, kết thúc trên rõ ràng là đã thể hiện đúng ước mơ của người dân lao động (thiện thắng ác) nhưng liệu như vậy, cô Tấm có phải là một con người “hơi” dã man khi ở phần trên câu chuyện ta luôn biết Tấm là một người con gái hiền lành, tốt bụng ?

Bản thứ hai : Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa nó không khỏi sợ hãi. Nhưng Cám cũng thắc mắc là vì sao chị mình sau bao thử thách nghiệt ngã như thế lại trở nên đẹp đẽ bội phần. Cám hỏi Tấm :

- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế ?

Tấm trả lời :

- Chị đẹp thế này là nhờ mỗi ngày đều tắm rửa bằng nước sôi đấy. Thế em có muốn đẹp không, để chị giúp cho.

Cám hí hửng đồng ý. Thế là Tấm chuẩn bị cả một nồi nước sôi và dội luôn lên người Cám. Cám chết còng keo trong nước nóng.

Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây. Sau khi Cám chết, mụ dì ghẻ vẫn không hề hay biết chuyện. Tấm vội sai quân hầu đem làm thịt Cám và muối thành mắm, đem biếu mụ dì ghẻ và nói dối là mắm do Cám từ hoàng cung gửi về biếu mẹ. Mụ dì ghẻ tưởng thật, đem mắm ra ăn và tấm tắc khen ngon. Có con quạ đậu trên cành cây bên cửa sổ líu lo.

Ngon gì mà ngon
Mẹ ăn thịt con
Có còn xin miếng

Mụ dì ghẻ nghe vậy liền chửi mắng :

- Chém tổ cha tổ ******. Mắm này do con gái ta từ hoàng cung gửi về. Ta ăn ngon thì khen chứ sao.

Thế là mụ tiếp tục ăn. Ăn cho đến tận đáy hũ. Mụ chợt nhìn thấy một cái đầu lâu, lúc này mới biết lời con chim nói là thật quá, sợ quá mụ lăn đùng ra chết.

Đây là một cách kết thúc thật đáng đời cho mẹ con Cám. Cám vì sống độc ác nên đến lúc chết cũng không được thanh thản, đã bị dội nước sôi rồi lại còn bị làm thịt muối thành mắm. Còn mụ dì ghẻ lại là người ăn thịt con gái của mình. Cách kết thúc này là một sự trả giá quá đắt cho những mưu kế độc ác và lòng tham lam của mẹ con Cám. Tuy nhiên, ta vẫn phải đặt ra câu hỏi : Liệu như thế này, Tấm có phải thay đổi thành một con người độc ác và mưu mẹo ? Vì chỉ những người mưu mẹo, nham hiểm mới có thể nghĩ ra cách muối mắm rồi đem biếu gì ghẻ như vậy ? Đối chiếu với những lời kể về phẩm chất của Tấm ở phần trên câu chuyện với phần kết thúc, dường như ta thấy có sự đối lập...

Bất cứ ai khi nghe kết thúc kiểu này, chắc hẳn đều không tránh khỏi cảm giác ghê sợ, dã man quá mức. Hình ảnh một nàng Tấm hiền lành lương thiện cũng dần nhạt nhoà một phần nào đó. Nhưng vì truyện cổ tích ra đời trong xã hội phong kiến nên cách trả thù kiểu trung cổ như trên cũng không có gì xa lạ. Hơn nữa mẹ con nhà Cám làm Tấm chết đi sống lại bốn lần cho nên cách kết thúc trên mới là kiểu trừng phạt triệt để của ngừơi lao động. Đó là hậu quả của những kẻ gieo gió sẽ gặt bão như mẹ con nhà Cám.

Bản thứ ba : Cám thấy Tấm trở về sống hạnh phúc với vua cha thì trong lòng không khỏi ghen tị khi thấy chị mình càng đẹp lộng lẫy hơn bao giờ hết. Cám về quê sống với mẹ và được nghe một người nào đó bảo rằng : Muốn đẹp như Tấm thì phải tắm nước sôi. Cám tin lời người ấy một cách ngu ngốc, mê muội. Cám đã làm theo. Nó chuẩn bị cho mình một nồi nước sôi thật to và dội lên người. Kết quả là Cám chết cong keo trong nước nóng.

Mụ dì ghẻ đi làm về thấy thế cũng lăn đùng ra chết theo con.

Cách kết thúc này có vẻ "nhân đạo" hơn cả. Bởi vì cuối cùng Cám và mụ dì ghẻ cũng đã phải trả giá cho những hành động của mình. Kết thúc này hay ở chỗ : Cám nghe lời mách bảo của một người nào đó không rõ tên tuổi. Người nào đó ở đây chính là người đại diện cho nhân dân lao động, hoàn toàn đứng ngoài câu chuyện và có cách nhìn, cách đánh giá khách quan về mẹ con Cám. Điều này chứng tỏ, tất cả mọi người đều đồng cảm với Tấm, đều căm ghét mẹ con nhà Cám độc ác, nham hiểm, tham lam. Thay thế cho Tấm, người ấy đã trả thù mẹ con Cám giúp Tấm. Cách kết thúc này rất hay, vẫn đảm bảo nguyên vẹn phẩm chất hiền lành, giàu lòng lòng vị tha của cô Tấm, vẫn thể hiện rõ nét ước mơ của nhân dân lao động về chân lí của cuộc sống, về quy luật của tự nhiên ; cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác, hạnh phúc sẽ mỉm cười với những người lương thiện và sự trừng phạt đích đáng sẽ đến với những kẻ độc ác, nham hiểm.

Chính vì tính truyền miệng của văn học dân gian nên mỗi tác phẩm dân gian đều có nhiều dị bản khác nhau. Truyện cổ tích Tấm Cám là một minh chứng chân thực nhất cho điều đó. Cùng là một câu chuyện song lại có nhiều cách kết thúc khác nhau, mỗi cách kết thúc đều có cái hay, cái đặc biệt riêng của nó. Song xét về thế giới tâm lí của con người, ta đều có thể cảm nhận được cách kết thúc nào là hợp lí nhất. Tuy nhiên điều cảm nhận ấy vẫn là đánh giá chủ quan của từng ngừơi đọc.

Ba cách kết thúc khác nhau của truyện Tấm Cám chắc chắn ra đời ở ba thời kì khác nhau. Cách thứ hai, ra đời trước tiên. Tiếp đến là cách thứ nhất. Người sau chỉnh lại kết thúc của cách hai, vì thấy Tấm trong câu chuyện trả thù tàn ác quá, nhưng đồng quan điểm "Tấm phải trực tiếp trả thù". Nhưng vấn đề đặt ra là, có nên theo "tấm lòng nhân ái" khi nghe chuyện mà bỏ qua biểu tượng răn đe hết sức quyết liệt của cách kết thúc "muối mắm" hay không. Đó là trước cái ác tột cùng, một cái ác không điểm dừng, quyết truy đuổi, tiêu diệt đến cùng cái thiện, thì cái ác ấy cũng cần bị cái thiện đáp trả xứng đáng. Tiêu diệt cả gốc lẫn rễ, làm cho cái ác phải ghê rợn, băm vằm ra để chúng không thể hồi sinh. Cách thứ ba, khác hẳn hai cách trên, có lẽ do có khoảng lùi lớn về thời gian, thay đổi về thời đại nên quan niệm trả thù đã được "nhân đạo hoá". Mặt khác, người kể lại muốn giữ trọn hình ảnh đẹp của người con gái Việt Nam truyền thống nên điểu chỉnh lại. Có điều nó cũng đã "lập trường hóa", "tiến bộ hóa", "hiện đại hóa" câu chuyện.

Truyện cổ tích Tấm Cám tuy có nhiều cách kết thúc khác nhau song mỗi cách kết thúc đều có cái hay và ý nghĩa riêng của nó. Chính cách kết thúc khác nhau đã làm phong phú thêm truyện cổ dân gian. Hiểu và đồng cảm với người xưa thì chọn cách hai. Cùng quan điểm như vậy, nhưng "mềm mỏng" hơn thì chọn cách một, Theo thời bây giờ sẽ chọn cách ba. Cho nên, bạn chọn cách kết thúc nào cũng đều được. Tôi thì tôi chọn cách kết thúc thứ hai.

Bởi lẽ, các kiểu kết thúc tuy có những chỗ khác nhau nhưng đều góp phần thể hiện ước mơ và công lí nhân dân “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo.
 
V

vominhkieuchau

tuy đó là 1 tác phẩm dân gian , đc nhân dân gửi gấm những ước mơ , khát vọng công bằng trong cuộc sống . Tuy nhiên , hiện nay vẫn đang có nhiều bàn luận quanh cái kết của truyện , liệu có nên sửa đổi hay ko , và có nên đưa truyện vào chương trình giảng dạy , nhất là với các em thiếu nhi nhỏ tuổi . Vì với các bé như vậy , truyện cổ tích là giọt sương mai trong trẻo , tưới xanh và nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng .
 
T

trannguyenmai

bàn về truyện Tấm Cám

Dù là truyện Tấm Cám, với các em học sinh, sẽ là một cái kết đáng sợ, tàn nhẫn. Nhưng truyện lại dạy chúng ta nhiều điều: Rằng ở ác thì phải gặp ác, rằng trong hoàn cảnh, con người ta đôi khi cũng có thể trở nên tàn nhẫn, rằng bản thân mỗi chúng ta phải hành động vì hạnh phúc của mình chứ không thể trông chờ mãi vào tiên, vào phật... Đừng lên án cô Tấm. Vì nếu không giành lấy hạnh phúc cho mình, Tấm sẽ bị hại hết lần này đến lần khác!
 
K

khoctrongmua1999

Trong cốt truyện Tấm Cám từ bản cũ thì: Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, đổ một bồn nước sôi rồi tắm sau đó chết ngay tức khắc. Tấm sai người lấy thịt cám làm cỗ mắm rồi gửi cho dì ghẻ ăn. Thấy Tấm có lòng tốt, dì ghẻ nhận và không tỏ ra nghi ngờ. Đến khi ăn gần hết, mẹ Cám mới nhìn thấy chiếc đầu lâu. Một con quạ chợt đậu lại bên cửa sổ, nhìn vào và hó:

"Ngon ngỏn ngòn ngon. Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng?"

Mẹ cám nhận ra cỗ mắm mà Tấm gửi thật ra là thịt của con mình nên đã lăn đùng ra chết.

Bình luận trên SGTT, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho rằng: Nguyên đoạn cuối của vụ chị Tấm báo thù thì ai cũng thuộc nằm lòng, cũng hả hê nhưng bao nhiêu tuổi đời người ta mới nhận ra đó là một vụ ăn thịt người? Cái không khí huyễn hoặc biến ảo thần kỳ của cổ tích làm người ta quên lửng chi tiết man rợ đó, và lớp lớp trẻ con nhẹ nhõm thản nhiên như thể Cám qua đời vì đau răng còn mụ dì ghẻ chết vì sặc muối ớt.

Theo đó, trong SGK lớp 10 hiện nay, các nhà biên soạn sách đã rất mở và không gò học sinh vào một ý kiến nào: “Anh/chị suy nghĩ gì về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?” để học sinh được tự do bày tỏ chính kiến.

Phần ghi nhớ trong SGK cũng không dám đụng đến cái kết này, mà chỉ tập trung bàn sự biến hóa của Tấm, coi đó là “sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác.”
Việc sửa đổi sẽ dễ dàng trong việc dạy học hơn

Trong một khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà, giảng viên Trường ĐH Quy Nhơn trên 185 giáo viên THPT và 1537 học sinh ở một số trường THPT miền Trung Tây Nguyên, đa số không đồng tình với cách trả thù của Tấm đối với Cám ở văn bản dân gian và cho rằng, cách kết thúc đó làm mất đi hình ảnh của một cô gái trong sáng, hiền lành. Tấm trở thành một cô gái tàn nhẫn, độc ác, thậm chí còn hơn cả
 
M

mr.silver

Nếu ko trả thù thì lỡ Tấm phải hoá kiếp lần 6,7,8,9 thì sao? Ai biết được mẹ con Cám sẽ làm gì!
 
1

10a5tamdao_12

moi nguoi phai nhin o nhung khia canh khac nhau '' tam tuy ac nhung neui cai thien ko dau tranh quyet liet thi se bi cai ac thong tri thoi vi vai no vua la cai dai dien vua la mot bai canh cao cho cai ac ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,....................................,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,''''''''''''''''''''''''''''''';;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]
 
K

kunkunvankhai

A di đà Phật!Nợ máu fải trả bằng mau.oan oan tương bao biết đén bao giờ.cô tám nên hạ đao xuống lập địa thành phật
 
C

chiisuko_98

Tấm không ác, chỉ là đây là truyện cổ tích của cộng đồng nhân dân nên cái kết tùy theo mỗi người mà TGDG muốn một cái chết thật thích đáng cho mẹ con Cám nên truyện có kết thúc như vậy
 
A

ahakute

:-*:-*:-*@-)Mình nghĩ các bạn phải nghĩ như thế này mới đúng nè

Tấm lúc đầu rất hiền lành, luôn bị mẹ con cám hành hạ .Ít lâu sau hạnh phúc đã mỉm cười với Tấm và cô đã chở thành hoàng hậu . Nào ngờ khi lm hoàng hậu mà vẫn ko tránh khỏi những âm mưu thâm độc của mụ gì ghẻ và cám để rồi bị mẹ con Cám giết chết nhiều lần, hóa thân nhiều kiếp :(

+Và sau những hóa thân,Tấm đã trưởng thành hơn, đã biết đấu tranh mạnh mẽ để đòi lại hạnh phúc của chính mình, những gì xứng đáng thuộc về mình.. chính con người bị đối xử quá bất công pải đứng dậy đấu tranh đòi lại hạnh phúc vốn dĩ thuộc về mình. o=>
+ Tấm thì từ nhỏ đã bị đối xử bất công, rồi bị giết nhiều lần... ....Chính vì thể Tấm phải chống trả lại bằng việc giết chết mẹ con Cám để giữ hạnh phúc cho mình chứ ko phải cần đến Bụt ra tay vì bụt là người chỉ giúp người tốt chứ không phải kẻ xấu....

+Nếu Tấm không giết mẹ con Cám thì sẽ lại như lúc lên làm hoàng hậu, lại bị mẹ con Cám giết, lại hóa thân.....Câu chuyện cứ thể tiếp diễn....còn nếu cho trời giết thì sẽ mất đi ý nghĩa của việc "nhân dân tự đòi lại công bằng cho mình" mà chỉ nhờ trời giúp đỡ.... Chính vì thể dưới khía cạnh khác thì việc tấm làm mắm cám là hoàn toàn hợp lý

+CHi tiết Tấm làm mắm Cám so với thời đó vẫn bình thường, các bạn đã quên việc Đăm Săn chặt đầu Mtao Mxây rồi bêu ra giữa đường sao.....[/QUOTE]
 
Last edited by a moderator:
K

khangtranpham

Tấm khi đổ nước sôi vào Cám là đúng nhưng kết thúc khác là Tấm mang xác của Cám đem di làm " mấm " là hơi kinh dị :-SS
Nhưng nói gì thì nói đây cũng là sự bức xúc của Tấm khi bị mẹ con Cám hành hạ:)>-
 
Last edited by a moderator:
D

dinhthupc

Mình giới thiệu bài viết của học sinh bên mình về đề tài :Nghị luận văn học về hành động trả thù của Tấm
Cái kết của câu chuyện Tấm Cám luôn gây nhiều tranh cãi đối với dư luận xã hội. Bởi từ một con người mẫu mực như Tấm lại có cách trả thù tàn bạo, độc ác như vậy. Hành động trả thù của Tấm là đúng hay sai, có chứng tỏ rằng sau bao nhiêu sóng gió cô đã trên nên ích kỉ, độc ác hay không? Hành động này có khiến cho bạn có suy nghĩ khác về nhân vật Tấm hiền lành không?

Nhân vật Tấm được khắc họa là cô gái hiền lành, xinh đẹp, chăm chỉ, giỏi giang ở với dì ghẻ và Cám. Cuộc sống của Tấm là chuỗi ngày cay đắng, bị ghẻ lạnh, bóc lột, chửi bới thậm tệ. Nhiều bất công đến với Tấm nhưng cô vẫn câm lặng, nín nhịn, chịu đựng vì gì ghẻ là người cay nghiệt, luôn muốn hành hạ Tấm cho hả giận. Trong gia đình này, Tấm như một người thừa, nói đúng hơn là nô lệ cho hai mẹ con Cám. Cuộc sống ấy hỏi rằng có xứng đáng với cô gái hiền lành, chăm chỉ như Tấm không? Xã hội có lên án hành động và thái độ cư xử của hai mẹ con Cám không. Bởi rằng xã hội phong kiến lúc đó nhiều bất công và nước mắt, kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì chỉ mãi không ngóc đầu lên được.

Nhưng dường như cuộc sống của Tấm bước sang một giai đoạn khác từ sau khi trốn mẹ con Cám đi trẩy hội và gặp nhà vua. Tấm được vua cưới về làm vợ, có cuộc sống sung túc đủ đầy. Nhưng trái tim và tấm lòng của Tấm vẫn luôn hiền hậu đối với mẹ con Cám. Còn ngược lại mẹ con cám ghen ghét, đố kị, và tìm mọi cách hãm hại Tấm. Trong lần về giỗ cha,mẹ con Cám đã bày mưa giết chết Tấm. Trong ngày giỗ cha mà mẹ con Cám vẫn không tha cho Tấm, điều này chứng tỏ rằng họ không còn lương tri nữa. Bất chấp thủ đoạn, bất chấp tất cả để lấy đi hết mọi thứ của Tấm. Cô gái nhẹ dạ cả tin, hiền lương ấy lại bị hai mẹ con giết hại, biến thành chim vàng anh. Còn mẹ con Cám thì vui mừng, hí hửng vào cung, Cám thay Tấm làm vợ vua. Mẹ con Cám đã nhẫn tâm cướp đi hạnh phúc, cướp đi cuộc sống của Tấm. Thật quá đáng.

Tấm sau nhiều lần hóa kiếp thành chim vàng anh, cây xoan, khung cửi, quả thị đều bị mẹ con Cám tìm mọi cách để “giết” đến cùng. Khi còn sống và khi đã chết, hộ đều không tha cho Tấm. Hỏi rằng có hành động nào tàn bạo hơn thế nữa không.
Xem thêm phần kết luận tại đây
 
V

vuquynhanh12.giangvo@gmail.com

ừm ... có đọc kỹ bài không ạ? Tấm là chị gái cùng cha khác mẹ với Cám :))) máu mủ ruột thịt gì cơ ạ? :/
 

_Minh_Thư_

Banned
Banned
1 Tháng mười 2017
162
245
76
19
Quảng Ngãi
Có một dị bản Tấm Cám đã kể khác phần kết thúc. Theo bản này, Cám bị Tấm dội nước sôi cho chết rồi muối mắm gửi biếu dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ăn đến tận đáy vại, phát hiện ra đầu lâu con mới biết sự tình, sợ quá lăn đùng ra chết.

Đây là kết thúc nguyên bản. Người đời sau (chắc là cùng thời hiện đại với chúng ta) cho rằng kết thúc như vậy ghê rợn quá, làm tổn hại đến hình ảnh đẹp đẽ của cô Tấm nên kể theo những kết thúc khác mà một trong số đó được sách giáo khoa Ngữ văn 10 sử dụng.

Vậy thực sự, kết thúc "muối mắm" có đáng loại bỏ không ?

Chúng ta nhớ lại quãng đời đầy đau khổ của Tấm khi phải sống trong sự cay độc, nghiệt ngã của mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Mẹ Tấm mất sớm, Tấm cần sự ân cần chăm sóc, xoa dịu nỗi đau bao nhiêu. Nhưng mẹ con Cám đã chà đạp, hành hạ Tấm chẳng khác gì một kẻ nô lệ trong chính tổ ấm của mình. Rồi khi Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con Cám đem lòng ghen ghét, bày mưu giết hại, đưa Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Chúng ta thử nghĩ xem còn sự độc ác nào, sự tàn nhẫn nào hơn thế nữa ? Có người mẹ nào nỡ giết chết con chồng nhất là trong ngày giỗ bố. Có người em nào lại đang tâm tìm mọi cách để cướp giật hạnh phúc của chị mình ?

Sự thực Tấm đã chết, nhưng theo mơ ước của nhân dân ta cái thiện không bao giờ bị tiêu diệt, ở hiền sẽ gặp lành nên cô Tấm đã làm những cuộc hóa thân nhờ phép nhiệm mầu. Tấm lần lượt biến thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành cây thị. Cái thiện, nhười lành phải hó thân nhiều lần vì cái ác luôn rình rập gieo tai họa. Mẹ con Cám giết Tấm về thể xác lần thứ nhất, bây giờ còn độc ác hơn nữa, tàn bạo hơn nữa. Tìm mọi cách để giết linh hồn Tấm. Chúng đã làm thịt chim, đẵn cây xoan đào, đốt khung cửi... Chúng không muốn nhìn thấy sự có mặt Tấm trên đời dù là trong “oan hồn”. Rõ ràng chúng không chỉ giết Tấm một lần mà giết Tấm nhiều lần. Chắc chắn nếu Tấm còn sống thì chúng lại tiếp tục hành hạ Tấm, tiêu diệt sự sống của nàng. Bởi vậy trong đấu tranh giành quyền sống cho mình, Tấm không còn con đườc nào khác là giết chúng.

Trong hành động trả thù này, ta vẫn thấy một cô Tấm rất đẹp, cô không còn khóc lóc, yếu đuối như trước. Cô trở nên kiên quyết và gan dạ lạ thường. Cô nhận ra rằng : mẹ con nhà Cám vẫn vậy vẫn ganh ghét, đố kị với cô. Cám muốn đẹp và lòng tham ngông cuồng, đen tối đã giết nó. Còn Tấm, cô xử sự rất thông minh, rất tỉnh táo. Cô giết Cám nhưng không thể gọi cách giết ấy là dã man bởi “ở ác gặp ác”, kẻ “gieo gió” ắt sẽ phải "gặt bão”. Tấm phải tự tay trả thù, như vậy mới đáng với những gì mẹ con Cám đã gây ra cho cô. Cũng cần phải trừng trị rất mạnh bạo, chỉ một lần thôi “triệt hẳn”.

Cám và mụ dì ghẻ là những kẻ vô nhân tính, mất hết tình đồng loại. Có giết theo cách của Tấm, “cái ác” của chúng mới không thể sống lại để tác yêu tác quái trên cuộc đời này. Thử hỏi chỉ bị “trời” phạt, sai thiên lôi đánh chết như với Lí Thông, trong trường hợp này có nhẹ quá không ? Đã đảm bảo cái vạn ác loại này chết vĩnh viễn chưa ? Tại sao lại cứ mượn trời, mượn tay người trả mối hận thù của mình như trong những truyện dân gian cùng loại trước đó hay như các bản kể khác của truyện Tấm Cám ? Một khi qua cái kết thúc "muối mắm" này, nhân dân muốn trực tiếp trừng phạt bằng hình phạt tương xứng với tội ác, tương xứng với kẻ ác, trừng phạt cho cái ác phải “táng đởm kinh hồn”. Băm vằm thành trăm mảnh "muối mắm" để cái ác không còn con đường quay trở lại chả lẽ lại bị chê trách sao ?

Như vậy kết thúc "muối mắm" của nguyên bản Tấm Cám, không chỉ thể hiện sự thật "lòng căm thù của dân gian" đã lên đến tột đỉnh, ý nguyện tiêu diệt cái ác đã vượt qua chữ nhân bình thường để thẳng tay trừng phạt mà còn mang tính biểu tượng "răn đe kẻ ác", "không cho cái ác trở lại". Kết thúc như thế là quyết liệt chiến đấu tính về nội dung ; là nghệ thuật hóa cao cường. Kết thúc ấy đẩy ý nghĩa của thiên cổ tích quen thuộc này lên một tầm cao mới.

Mặt khác, thực tế lịch sử cho thấy trên thế giới không phải chỉ có một cách xử tội chết. Ngày xưa có cách “tùng xẻo” hay “tứ mã phân thây” thật ghê gớm. Cách xử tội chết của Tấm cũng chỉ là “hình bóng” của lịch sử mà thôi. Đem quan niệm hiện đại để phê phán, rồi thay bằng một kết thúc theo ý mình há chẳng không nên sao ?

Bởi thế "Con mắt tinh tường nhân dân" chỉ thấy hình ảnh một cô Tấm hiền lành, cao đẹp. "Tấm lòng cương trực nhân dân" hả hê với cách trả thù của Tấm. Cho nên nhiều nơi trên miền Bắc nước ta, cô Tấm hoá thành Phật, là Phật, là hoá thân của Nguyên phi Ỷ Lan đức độ, tài năng, công minh, chính trực, dịu hiền được nhân dân thờ cúng.

Em hoàn toàn đồng ý với cách trừng trị thẳng tay của Tấm mặc dù ai đó cho là “tàn bạo” và bỏ phiếu cho kết thúc "muối mắm" của truyện. Hình ảnh cô Tấm mãi mãi là hình ảnh đẹp trong em.
Sưu tầm.
 
  • Like
Reactions: thienabc

Mon Tiên Sinh

Học sinh
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
31
10
31
Quảng Ninh
thpt uông bí
hành động của tấm quyết định đến việc sống còn của bản thân
hoặc là tấm sống thì mẹ con cám phải chết ngược lại
mẹ con cám đã giết tấm 4 lần thì h giết thêm lần nữa cũng chẳng sao
vậy nên muốn trừng trị được cái ác thì tấm phải đứng trên cái ác phải ác hơn cái ác
 
Top Bottom