ôn thi cấp3

boboiboydiatran

Học sinh gương mẫu
Thành viên
16 Tháng năm 2013
3,435
145
336
25
$\color{violet}{\text{εiз ♥ εiз}}$
thi xong c3 r mà ?


Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.
 

KúnEllie

Học sinh
Thành viên
19 Tháng năm 2017
139
54
36
22
Thái Bình
thpt lê quý đôn
Cảm nhận của em về hình ảnh vầng trăng,ánh trăng và ý nghĩa cái giật mình trong khổ thơ cuối của bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Cảm nhận của em về hình ảnh vầng trăng,ánh trăng và ý nghĩa cái giật mình trong khổ thơ cuối của bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy
Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm:

-“Hồi…với bể”: suốt một thời tuổi nhỏ.

-“Hồi…tri kỉ”: cho đến những năm tháng trận mạc.

à Nghĩa tình với vầng trăng sâu nặng “Trần trụi…cây cỏ” đến mức “ngỡ không bao giờ quên-cái vầng trăng tình nghĩa”

.Hiện tại:

-Cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng “Vầng trăng đi qua ngõ-như người dưng qua đường”

-“Thình lình đèn điện tắt, vội bật tung cửa sổ, đột ngột vầng trăng tròn”, cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động giữa nhân vật trữ tình và vầng trăng kỉ niệm (trăng vẫn tròn đầy, nguyên vẹn, thuỷ chung, vẫn là đồng là bể, là sông là rừng).

-Con người nhận ra sự vô tình của mình, “Trăng vẫn…tình”: vầng trăng vẫn lung linh, không thay đổi nhưng con người đã thay đổi, vô tình. “Ánh trăng im phăng phắc”: như nhắc nhở con người thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung.

-”Giật mình để nhận ra sự cao đẹp của người xưa. “Giật mình” để nhận ra phần hờ hững, lãng quên đáng chê trách của mình. “Giật mình” còn để biết nhìn lại mình cho đúng. Tiền tài danh lợi, đó chưa phải là điều quý giá nhất ở đời. Phải biết sống có tình, có nghĩa, thuỷ chung trọn vẹn trước sau mới khiến lòng người sạch trong và thanh thản.

-Kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.


=>Hình ảnh thơ có nhiều ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.


=>Ánh trăng khắc hoạ một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thuỷ chung sau trước

lần sau bạn hỏi trong phần đăng bài nhé để mk giúp dễ dàng hơn
 
Top Bottom