Sinh [Sinh 9] Điểm cao môn sinh - vui học không lo !

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Loa loa loa, sắp thi hk2 rồi nè cả nhà, giờ Ker post đề ôn thi sinh cho cả nhà cùng xem luôn nha ^^. Sau đó Ker sẽ tìm các đề thi những năm trước và chúng ta sẽ cùng làm nha. Vì 1 tương lại tươi sáng, cùng nhau đạt điểm cao môn sinh nào ~!
wiki-designsvn-thiet-ke-sinh-hoc-phong-sinh-hoc-la-gi0.png

- Thân ái -
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Đề cương ôn thi cuối hk2 môn sinh lớp 9 trường THCS Trần Phú

Chương I :
1. Khái niệm môi trường và giới hạn sinh sinh thái. Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật.
a/ Khái niệm môi trường và giới hạn sinh sinh thái :
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng
- Các môi trường sống chủ yếu là:
+ Môi trường đất
+ Môi trường đất
+ Môi trường nước
+ Môi trường trên mặt đất - không khí * môi trường trên cạn *
+ Môi trường sinh vật
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của 1 cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định
vd: Giới hạn chịu đựng của cá rô phi ở VN nằm khoảng từ
gif.latex
,......
b/ Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật :
bai-39-lop-11-15-638_1.jpg

2. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật với nhau * cùng loài và khác loài *.
a/ Quan hệ cùng loài :
Những sinh vật cùng loài sống gần nhau, hình thành nhóm cá thể. Chúng hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
vd:
- Thực vật cùng loài sống gần nhau:
+ Hỗ trợ: các cây che gió chắn bão cho nhau
+ Cạnh tranh: chúng cạnh tranh nhau về các yếu tố tự nhiên của môi trường như nước, ánh sáng, muối khoáng,...
- Động vật cùng loài sống gần nhau
+ Hỗ trợ : cùng nhau chống lại kẻ thù
+ Cạnh tranh: tranh giành thức ăn, chỗ ở với nhau
b/ Quan hệ khác loài :
* Hỗ trợ:
- Cộng sinh : Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật .
vd : Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu
- Hội sinh : Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại.
vd : Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
* Đối địch:
- Canh tranh : Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau .
vd : Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm .
- Kí sinh, nửa kí sinh : Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu . . . từ những sinh vật đó.
vd : Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò.
- Sinh vật ăn sinh vật khác : Gồm các trường hợp : động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ . . .
vd : Cây nắp ấm bắt côn trùng.
Chương II :
1. Khái niệm quần thể sinh vật, sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật. Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó :
– Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
- Quần thể người có những đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác. Ngoài ra, quần thể người còn có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thế sinh vật khác không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật : quần thể người có pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, còn quần thể sinh vật thì không
2. Quần xã sinh vật là gì, dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật.
- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sinh sống trong 1 không gian, thời điểm nhất định
- Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định
vs: quần xã sinh vật của rừng amazôn gồm nhện, voi, sư từ, cáo, chó săn, dơi,....

nhung-dau-hieu-dien-hinh-cua-mot-quan-xa_1_1416056675.jpg
3. Khái niệm và thành phần hệ sinh thái bao gồm những gì.
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã ( nghịch cảnh )
- Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường
gif.latex
1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
- 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm :
+ thành phần vô sinh: đất, đá, nước, không khí,....
+ Thành phần hữu sinh:
. Sinh vật sản xuất: thực vật
. Sinh vật tiêu thụ: động vật
. Sinh vật phân giải: vi sinh vật, nấm,....
4. Khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn :
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xíchđứng trước phía sau, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng sau.
vd:
Sâu ăn lá —» Bọ ngựa —» Rắn
Cây xanh —> Sâu -> Bọ ngựa
- Lưới thức ăn: các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
003.gif

Chương III :
Khái niệm ô nhiễm môi trường và những biện pháp chủ yếu để hạn chế ô nhiễm môi trường :
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn. Đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật khác.
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
+ Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
+ Cải tiến công nghiệp để sản xuất ít gây ô nhiễm
+ Sử dụng những nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường như : năng lượng gió, năng lượng mặt trời,....
+ Xây dựng công viên xanh, trồng cây xanh, phòng cháy rừng, trồng và bảo vệ rừng
+ Giáo dục và nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và các biện pháp phòng chống.​
Chương IV :
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên:
- là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
2. Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên:
- Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nếu không biết cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng.
3. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu:
- Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên tái sinh: là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước...)
+ Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên qua 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt (than đá, dầu mỏ...)
+ Tài nguyên vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường (năng lượng mặt trời, gió, sóng...)
4. Các cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất: chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiêm xmặn.. và nâng cao độ phì nhiêu của đất.​
- tài nguyên nước: khơi thông dòng chảy, không xả rác thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, ao, biển.. tiết kiệm nguồn nước.
- Tài nguyên rừng: khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng; thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,...

p/s: đã soạn xong, ai đọc được thấy có hiệu quả thì bấm like nhé, công sức đánh máy toàn bộ đấy, nội dụng là do cô dạy riêng, ngắn gọn và dễ hiểu hơn, và lấy nhớ ghi nguồn nha. Chúc các bạn thi tốt. Mong cả nhà ủng hộ topic.
- Thân -
 
Last edited:
Top Bottom