Anh nhầm ! Hãy đọc cái này nhá
http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/data/news/2007/4/4518/TruyenMau.htm
"Từ nhiều thế kỷ qua truyền máu đã thực sự cứu sống hàng triệu người trên thế giới. Mặc dù có những tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực y học, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chất thay thế hoàn toàn chức năng của máu. Vì vậy nguồn máu để truyền cho người bệnh vẫn phải từ nguồn người hiến máu.
Hiện nay máu cung cấp cho điều trị và cấp cứu vẫn chưa đủi, theo thống kê của Viện TM-HHTW, toàn Việt Nam năm 2006 đã thu nhận được khoảng 420.000 đơn vị máu trong đó 59% là nguồn máu từ người hiến máu nhân đạo (riêng TP.HCM là 80%). Theo Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng máu theo tỷ lệ dân số của Việt Nam là 1.600.000 đơn vị/1 năm như vậy việc thu nhận máu hiện nay chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu máu. Do đó vẫn còn nhiều bệnh nhân bị tử vong do không có máu truyền kịp thời khi cấp cứu.
Sau khi cho máu cơ thể đáp ứng để bù hoàn việc mất một lượng máu cố định như sau: bình thường đời sống của các tế bào máu hồng cầu là 120 ngày. Mỗi ngày số lượng hồng cầu bị phá hủy sinh lý do tới giới hạn của đời sống là khoảng 25-50 ml máu.Do đó người hiến máu đúng thời gian qui định, tuổi từ 18-60 đối với nam và 18-55 đối với nữ, hiến 3-4 lần/1 năm, mỗi lần hiến máu không quá 9ml/kg cân nặng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe. Do cơ chế tạo hồng cầu ngoài việc đáp ứng tạo hồng cầu nó còn làm cho cơ thể người hiến máu có một số thay đổi tích cực khi hiến máu như việc thay thế 1 lượng hồng cầu già bắng một lượng hồng cầu mới khỏe mạnh có đời sống dài hơn đảm bảo các chức năng của máu tốt hơn. Ngoài ra các kích tố của một số cơ quan nội tiết, tiết ra để kích thích tạo hồng cầu còn tạo cho việc chuyển hóa của cơ thể tốt hơn sau khi hiến máu."