Tâm sự Mình khá lo lắng về tương lai...

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trước khi cuộn xuống đọc bài của mình, mình cảnh báo nội dung khá dài, rất buồn và tiêu cực. Những mem nhỏ tuổi và những bạn đang đối mặt với trầm cảm, lo âu không nên đọc bài viết này.

8b71956ab8d94f2a60ec92bda644edfa.jpg


Những ngày nghỉ vì dịch bệnh đáng lẽ sẽ giúp cải thiện sức khoẻ của mình một cách toàn diện, nhưng mình vẫn không thấy vui vẻ hơn so với hồi phải đi học 8 tiết một ngày mấy. Mình càng ngủ nhiều thì càng thấy buồn ngủ, ù ờ hơn. Nghe TV nói thì mình vẫn biết là có chữ nhảy ra từ mồm họ, lúc đọc bài thì mình vẫn biết là có chữ nhảy nhót ở phía sau hai con mắt. Chai sạn và chán nán. Bố mẹ sẽ không tin nếu mình nói là mình đang ốm. Cái bệnh mà google chẩn đoán cho mình gần với những triệu chứng này nhất (bởi vì giờ đi bệnh viện phải cách ly 14 ngày còn gì :D) đó là 'khủng hoảng hiện sinh'. Ôi...

'Khủng hoảng hiện sinh' có nhiều tên khác như 'khủng hoảng tồn tại', 'khủng hoảng lý tưởng sống'. Cơn này của mình nhỏ hơn so với của nhiều người khác nhưng mình vẫn muốn ghi lại những gì đã diễn ra trong đầu mình ở thời gian này, vừa để giải tỏa tâm lý bản thân, vừa để mai sau tự nhìn lại chính mình. Mình trải qua cơn khủng hoảng tồn tại này hai lần trong những ngày nghỉ và thỉnh thoảng cũng có vài cơn đột ngột ập tối lúc mình còn trằn trọc chưa ngủ được.


Khả năng là thay vào nghỉ ngơi thực sự, mình dành những ngày nghỉ để tìm hiểu câu trả lời với những câu hỏi như: "Học hành đến điên cuồng để vào một trường danh tiếng có đáng không?", "Mình nên thi vào cao đẳng hay là học phổ thông?", "Rồi ra trường thì sao, lỡ đâu kế hoạch mà mình từng vạch ra lại không còn hợp lý nữa?", "Lỡ lại có một biến cố nào đó kinh khủng hơn dịch bệnh mà ta đang phải trải qua?".... Đó là những bí mật mình không thể nào biết được, sự tò mò khiến suy tư trong đầu ngày càng trông như một đống bòng bong.

Lựa chọn suy nghĩ như vậy ban đầu đối với mình là hợp logic và một sự sắp xếp thời gian khá sáng suốt :confused:Tuy nhiên khi cộng với bài tập chưa làm, những dự định dang dở, sự thất vọng về một kỳ nghỉ không mỹ mãn và tâm trạng của minh hiện tại, mình đã phải chấp nhận rằng mình đang và vẫn sẽ tự đưa mình trải qua một giai đoạn khó khăn, cũng giống như nhiều các bạn teen khác. Ok, mình sẽ từ từ xử lý, hít thở sâu, lấy động lực và mình sẽ dần dần thoát ra khỏi mớ áp lực này.

Kết thúc khủng hoảng tồn tại phần một. Chúng ta chuyển sang phần hai nhé:

Nhiều anh chị nói rằng khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hay cho rằng đây là khoảng thời gian đáng ghét nhất trong đời người, vì vậy ta luôn mơ tưởng tới những cánh cổng và mục tiêu xa vời. Nhưng khi những mục tiêu ấy đã đạt được, ta chợt nhận ra rằng nơi mình thuộc về đã ở ngay trước mắt từ rất lâu nhưng lại bỏ lỡ cơ hội để trân trọng và nắm lấy nó. Những phong ba bộn bề của cuộc sống trưởng thành chỉ khiến ta muốn quay lại làm một đứa trẻ, vân vân và mây mây.... Tuy nhiên, những gì mình hiểu lại là 'những khó khăn mà các bé đang gặp phải tưởng chừng kinh khủng lắm cũng chẳng là gì so với thế giới người lớn đâu'. Cái ý hiểu đó đã khiến mình lo âu tột độ luôn.

Còn chưa kể là cuộc sống của những bạn thế hệ Z trong tương lai sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những cô bác thế hệ X. Mình nghĩ điều này cũng coi như là một sự đánh đổi công bằng, thế hệ trước đã có một tuổi thơ và quá khứ không trọn vẹn, còn thế hệ mình thì ngược lại hoàn toàn. Bạn nào xem phim Parasite sẽ biết những mâu thuẫn giai cấp sẽ chỉ càng mạnh mẽ hơn, người giàu sẽ ngày càng giàu, còn người nghèo sẽ mất cả hàng trăm năm chỉ để leo lên một nấc thang nhỏ trong giai cấp xã hội. Lý do dẫn tới hiện tượng này là sự gia tăng dân số, leo thang căng thẳng giữa các quốc gia, biến đổi khí hậu và hệ thống kinh tế ì ạch, thiếu quy định kiểm soát nghiêm từ các chính phủ. Ngày càng nhiều bạn trẻ bị suy sụp tinh thần, ngày càng nhiều công ty vắt kiệt sức lao động của những lao động trình độ cao, có nhiều khát vọng và tiềm năng cống hiến. Giá cả ngày càng đắt trong khi lương thưởng cơ bản giữ nguyên. Tóm lại là cái chuyện "chỉ cần tập trung làm ăn chăm chỉ là bạn sẽ có một cuộc sống đầy đủ" sắp lùi vào quá khứ rồi.

Cái nhìn của mình về tương lai vì vậy mà đen tối và thiếu niềm tin vô cùng. Tốt nhất là lần sau tìm những cách khác để dành thời gian lúc rảnh rỗi vậy. Hoặc có thể tại vì mình chưa biết cách nói chuyện với bản thân?...

Kết thúc?

Mình thực sự xin lỗi vì đã làm mọi người phải buồn theo. Mình hiện tại không thể giải thích được niềm vui hay sức sống là gì, vì vậy những bạn có suy nghĩ tích cực hãy cứ giữ như vậy nhé, nhiều người đang rất muốn được học tập từ các bạn. Mình cảm thấy tâm sự thế này sẽ giúp mình nhìn nhận mọi thứ rõ ràng hơn và giải toả phần nào lo âu. Điều cuối cùng là mình mong nhận được lời chia sẻ của mọi người, để biết rằng chúng ta không hề cô đơn trong trải nghiệm này. ❤️


edit 5/3/2020: chỉnh sửa đoạn mở đầu và thêm một đoạn văn nữa nhằm tạo hình khối với mạch bài cụ thể hơn
 
Last edited:

Quang Đông

Cựu CTV Thiết kế | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
24 Tháng ba 2019
444
2,960
316
Đồng Tháp
Hogwarts School of Witchcraft and Wizardry
Em cũng có những dự định cho tương lai nhưng thường kiểu sớm thay chiều đổi, mới tháng trước thì lại định thế này, tháng sau lại cảm thấy mình không còn phù hợp với dự định ấy nữa nói chung đến hiện tại em bắt đầu khoanh vùng và thu hẹp lại lại phạm vi trong dự định của mình và mong rằng sau khi lên cấp 3 sẽ chính chắn và dứt khoát hơn với một dự định đúng đắn nào đó. Không biết sau này mình liệu sẽ ra sao, có xin được việc nữa hay không, ngay trong thời kì hiện tại thì cũng đã có rất nhiều anh chị không tìm được việc làm hiển nhiên các anh chị đó vẫn có bằng hẳn hoi. Có những người dành tận 3, 4 năm trong cái gọi là Trường Đại Học để rồi nhận được một tờ giấy sau đó thì lại đi làm công nhân trong công ty. Có khi lại muốn mãi chỉ là một đứa trẻ, không muốn lớn nữa chỉ muốn nhỏ đi vì càng lớn chúng ta dường như lại càng có nhiều thứ để lo hơn nữa nhưng vạn vật trên quả cầu xanh mà con người ta gọi là Trái đất này điều bị cuốn theo cái vòng xoáy thời gian. Chúng ta cứ sợ và cố níu kéo bến bờ tuổi thơ nhưng sức hút từ vòng xoáy ấy cứ cuốn ta đi mãi cho đến khi ta chợt nhận ra: "À! Mình lớn rôi! Bây giờ mình làm gì đây?"
Khi nhỏ chúng ta lại mơ về một cuộc sống người lớn nhưng khi dần trưởng thành hơn thì ta lại mơ về một thế giới trẻ con vô lo. Các năm trước Trái Đất nóng là quá đủ rồi, năm vừa rồi thì nào là Rừng Amazon, Úc, dịch bệnh có lẽ đó là những lời cảnh báo về một cuộc sống sau này - một cuộc sống chẳng mấy để mong đợi.
Mong mọi thứ chỉ là những suy nghĩ tiêu cực vào lúc không có chuyện gì làm như này! À thật ra em còn đống bài tập ấy chứ, tại lười nên chưa làm hết. Ngày nào cũng bảo bản thân phải làm được ít nhất 6 bài nhưng thường chỉ được 2 -3 bài cố lắm mới được 5 bài
 

giangha13062013

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng mười 2018
459
1,887
186
Phú Thọ
THCS Văn Lang
Hmm cuộc đời cũng không hẳn là như vậy. Tuy nhiều lúc mình có vẻ khá không lạc quan yêu đời nhưng không đến nỗi trầm cảm vì có thể mình đã tự nói với bản thân cũng chả có gì phải thế. Cái quan trọng nhất theo mình chắc có lẽ là Love myself nếu không yêu bản thân thì sẽ chả yêu được ai khác và cũng chả thể yêu đời được. Vì thế mình nghĩ bạn cũng nên suy nghĩ lạc quan lên, làm gì thì trước tiên cũng nên suy nghĩ cho bản thân trước tiên như thế có thể làm cho bạn cảm thấy ổn hơn đấy :v
 

Thùy Linh ^-^

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng mười một 2019
84
204
61
18
Nghệ An
THCS Nghi Phong
Trước khi cuộn xuống đọc bài của mình, mình cảnh báo nội dung khá dài, rất buồn và tiêu cực. Những mem nhỏ tuổi và những bạn đang đối mặt với trầm cảm, lo âu không nên đọc bài viết này.

8b71956ab8d94f2a60ec92bda644edfa.jpg


Oke được rồi. Đầu tiên mình muốn thừa nhận là mình đang đối mặt với một cơn 'khủng hoảng tồn tại' (existential crisis) và đang tìm hiểu từng bước khắc phục một. Những ngày nghỉ vừa rồi đáng lẽ sẽ giúp cải thiện sức khoẻ của mình một cách toàn diện, nhưng mình vẫn không thấy vui vẻ hơn so với hồi phải đi học 8 tiết một ngày mấy, mà thậm chí còn cảm thấy ù ờ hơn, chai sạn và khá chán nán. Mình càng ngủ nhiều thì càng thấy buồn ngủ, dù không có triệu chứng bên ngoài nhưng cảm giác vẫn như đang bị ốm

Khả năng là thay vào nghỉ ngơi thực sự, mình dành những ngày nghỉ để tìm hiểu câu trả lời với những câu hỏi như: "Học hành đến điên cuồng để vào một trường danh tiếng có đáng không?", "Mình nên thi vào cao đẳng hay là học phổ thông?", "Rồi ra trường thì sao, lỡ đâu kế hoạch mà mình từng vạch ra lại không còn hợp lý nữa?", "Lỡ lại có một biến cố nào đó kinh khủng hơn dịch bệnh mà ta đang phải trải qua?".... Đó là những bí mật mình không thể nào biết được, sự tò mò khiến suy tư trong đầu ngày càng trông như một đống bòng bong.

Lựa chọn suy nghĩ như vậy ban đầu đối với mình là hợp logic và một sự sắp xếp thời gian khá sáng suốt :confused:Tuy nhiên khi cộng với bài tập chưa làm, những dự định dang dở, sự thất vọng về một kỳ nghỉ không mỹ mãn và tâm trạng của minh hiện tại, mình đã phải chấp nhận rằng mình đang và vẫn sẽ tự đưa mình trải qua một giai đoạn khó khăn, cũng giống như nhiều các bạn teen khác. Ok, mình sẽ từ từ xử lý, hít thở sâu, lấy động lực và mình sẽ dần dần thoát ra khỏi mớ áp lực này.

Một vài ngày sau....

Nhiều anh chị nói rằng khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hay cho rằng đây là khoảng thời gian đáng ghét nhất trong đời người, vì vậy ta luôn mơ tưởng tới những cánh cổng và mục tiêu xa vời. Nhưng khi những mục tiêu ấy đã đạt được, ta chợt nhận ra rằng nơi mình thuộc về đã ở ngay trước mắt từ rất lâu nhưng lại bỏ lỡ cơ hội để trân trọng và nắm lấy nó. Những phong ba bộn bề của cuộc sống trưởng thành chỉ khiến ta muốn quay lại làm một đứa trẻ, vân vân và mây mây.... Tuy nhiên, những gì mình hiểu lại là 'những khó khăn mà các bé đang gặp phải tưởng chừng kinh khủng lắm cũng chẳng là gì so với thế giới người lớn đâu'. Cái ý hiểu đó đã khiến mình lo âu tột độ luôn.

Còn chưa kể là cuộc sống của những bạn thế hệ Z trong tương lai sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những cô bác thế hệ X. Mình nghĩ điều này cũng coi như là một sự đánh đổi công bằng, thế hệ trước đã có một tuổi thơ và quá khứ không trọn vẹn, còn thế hệ mình thì ngược lại hoàn toàn. Bạn nào xem phim Parasite sẽ biết những mâu thuẫn giai cấp sẽ chỉ càng mạnh mẽ hơn, người giàu sẽ ngày càng giàu, còn người nghèo sẽ mất cả hàng trăm năm chỉ để leo lên một nấc thang nhỏ trong giai cấp xã hội. Lý do dẫn tới hiện tượng này là sự gia tăng dân số, leo thang căng thẳng giữa các quốc gia, biến đổi khí hậu và hệ thống kinh tế ì ạch, thiếu quy định kiểm soát nghiêm từ các chính phủ. Ngày càng nhiều bạn trẻ bị suy sụp tinh thần, ngày càng nhiều công ty vắt kiệt sức lao động của những lao động trình độ cao, có nhiều khát vọng và tiềm năng cống hiến. Giá cả ngày càng đắt trong khi lương thưởng cơ bản giữ nguyên. Tóm lại là cái chuyện "chỉ cần tập trung làm ăn chăm chỉ là bạn sẽ có một cuộc sống đầy đủ" sắp lùi vào quá khứ rồi.

Cái nhìn của mình về tương lai vì vậy mà đen tối và thiếu niềm tin vô cùng.

Mình thực sự xin lỗi vì đã làm mọi người phải buồn theo. Mình hiện tại không thể giải thích được niềm vui hay sức sống là gì, vì vậy những bạn có suy nghĩ tích cực hãy cứ giữ như vậy nhé, nhiều người đang rất muốn được học tập từ các bạn. Mình cảm thấy tâm sự thế này sẽ giúp mình nhìn nhận mọi thứ rõ ràng hơn và giải toả phần nào lo âu. Điều cuối cùng là mình mong nhận được lời chia sẻ của mọi người, để biết rằng chúng ta không hề cô đơn trong trải nghiệm này. ❤️
Cảm nhận của anh về tương lai phải nói là không khác gì em!Dù em vẫn khá nhỏ tuổi để nói về vấn đề này nhưng mỗi khi nghĩ đến tương lai em lại thấy nó rất mập mờ,một mớ bòng bong câu hỏi lại hiện lên trong đầu em răng tương lai mình sẽ phải làm gì.......Trong khoảng thời gian gần đây em cảm thấy khá là căng thẳng ,buồn.
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Em cũng có những dự định cho tương lai nhưng thường kiểu sớm thay chiều đổi, mới tháng trước thì lại định thế này, tháng sau lại cảm thấy mình không còn phù hợp với dự định ấy nữa nói chung đến hiện tại em bắt đầu khoanh vùng và thu hẹp lại lại phạm vi trong dự định của mình và mong rằng sau khi lên cấp 3 sẽ chính chắn và dứt khoát hơn với một dự định đúng đắn nào đó. Không biết sau này mình liệu sẽ ra sao, có xin được việc nữa hay không, ngay trong thời kì hiện tại thì cũng đã có rất nhiều anh chị không tìm được việc làm hiển nhiên các anh chị đó vẫn có bằng hẳn hoi. Có những người dành tận 3, 4 năm trong cái gọi là Trường Đại Học để rồi nhận được một tờ giấy sau đó thì lại đi làm công nhân trong công ty. Có khi lại muốn mãi chỉ là một đứa trẻ, không muốn lớn nữa chỉ muốn nhỏ đi vì càng lớn chúng ta dường như lại càng có nhiều thứ để lo hơn nữa nhưng vạn vật trên quả cầu xanh mà con người ta gọi là Trái đất này điều bị cuốn theo cái vòng xoáy thời gian. Chúng ta cứ sợ và cố níu kéo bến bờ tuổi thơ nhưng sức hút từ vòng xoáy ấy cứ cuốn ta đi mãi cho đến khi ta chợt nhận ra: "À! Mình lớn rôi! Bây giờ mình làm gì đây?"
Khi nhỏ chúng ta lại mơ về một cuộc sống người lớn nhưng khi dần trưởng thành hơn thì ta lại mơ về một thế giới trẻ con vô lo. Các năm trước Trái Đất nóng là quá đủ rồi, năm vừa rồi thì nào là Rừng Amazon, Úc, dịch bệnh có lẽ đó là những lời cảnh báo về một cuộc sống sau này - một cuộc sống chẳng mấy để mong đợi.
Mong mọi thứ chỉ là những suy nghĩ tiêu cực vào lúc không có chuyện gì làm như này! À thật ra em còn đống bài tập ấy chứ, tại lười nên chưa làm hết. Ngày nào cũng bảo bản thân phải làm được ít nhất 6 bài nhưng thường chỉ được 2 -3 bài cố lắm mới được 5 bài
Thực ra thì từ nhỏ đến giờ mình chỉ duy nhất hai lần thay đổi dự định tương lai. Mình cực kỳ chắc chắn về mục tiêu của mình và đã thử sức với ngành nghề mai sau mình định chọn rồi, và dự định trong sẽ còn dành ra rất nhiều thời gian và cả tiền bạc để đầu tư vào đó, bao gồm việc đi du học và đầu tư vào công cụ làm việc... Tuy vậy vì tương lai của thế hệ chúng ta sẽ cực kỳ khắc nghiệt như mình đã phân tích ở trên, nếu mọi chuyện không diễn ra như mong muốn là không còn cơ hội làm lại. Sự bất an của mình từ đây mà ra đó.

Mấy hôm trước khi đăng bài này lên mình có một tâm trạng trái ngược hoàn toàn. Mình bị bắt phải đi tắm vì gần 1 tuần ở nhà chẳng tắm gội gì cả rồi, mà không phải rửa ráy thay quần áo bình thường mà là phải tắm sạch sẽ từ đỉnh đầu đến ngón chân. Nhưng mà khi tắm xong cảm giác khác cực kỳ, mùi quần áo mới cũng làm mình phấn chấn hẳn. Tự nhiên cảm thấy rất yêu bản thân và yêu cuộc sống.

Hôm sau tỉnh dậy thấy mình trong gương phờ phạc chẳng khác gì như thằng dở người.

Với cả mình vẫn còn một đống bài tập. Ước gì mình xử lý được chúng nó cho khỏi ưu tư lo nghĩ. Thế hóa ra những khó khăn mập mờ của mình hiện tại sẽ không được giải quyết khi làm người lớn mà thậm chí còn tệ hơn á *khủng hoảng tồn tại vừa bị khuấy động*

Còn một điều mà giờ mình mới nhớ ra nhưng chưa đưa vào trong bài viết gốc. Có bạn nào cảm thấy những khó khăn mình gặp phải không hề to tát chút nào nếu như được so sánh với những khó khăn của người khác không? Rằng chúng ta cũng không nên chia sẻ gì đến với họ bởi vì đó không phải là những khó khăn 'thật sự', còn mình thì lại trở thành một kẻ đi làm phiền?
 
Last edited by a moderator:

Lê Duy Vũ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng ba 2017
439
846
164
18
Thanh Hóa
Thanh Hóa
Trước khi cuộn xuống đọc bài của mình, mình cảnh báo nội dung khá dài, rất buồn và tiêu cực. Những mem nhỏ tuổi và những bạn đang đối mặt với trầm cảm, lo âu không nên đọc bài viết này.

8b71956ab8d94f2a60ec92bda644edfa.jpg


Oke được rồi. Đầu tiên mình muốn thừa nhận là mình đang đối mặt với một cơn 'khủng hoảng tồn tại' (existential crisis) và đang tìm hiểu từng bước khắc phục một. Những ngày nghỉ vừa rồi đáng lẽ sẽ giúp cải thiện sức khoẻ của mình một cách toàn diện, nhưng mình vẫn không thấy vui vẻ hơn so với hồi phải đi học 8 tiết một ngày mấy, mà thậm chí còn cảm thấy ù ờ hơn, chai sạn và khá chán nán. Mình càng ngủ nhiều thì càng thấy buồn ngủ, dù không có triệu chứng bên ngoài nhưng cảm giác vẫn như đang bị ốm

Khả năng là thay vào nghỉ ngơi thực sự, mình dành những ngày nghỉ để tìm hiểu câu trả lời với những câu hỏi như: "Học hành đến điên cuồng để vào một trường danh tiếng có đáng không?", "Mình nên thi vào cao đẳng hay là học phổ thông?", "Rồi ra trường thì sao, lỡ đâu kế hoạch mà mình từng vạch ra lại không còn hợp lý nữa?", "Lỡ lại có một biến cố nào đó kinh khủng hơn dịch bệnh mà ta đang phải trải qua?".... Đó là những bí mật mình không thể nào biết được, sự tò mò khiến suy tư trong đầu ngày càng trông như một đống bòng bong.

Lựa chọn suy nghĩ như vậy ban đầu đối với mình là hợp logic và một sự sắp xếp thời gian khá sáng suốt :confused:Tuy nhiên khi cộng với bài tập chưa làm, những dự định dang dở, sự thất vọng về một kỳ nghỉ không mỹ mãn và tâm trạng của minh hiện tại, mình đã phải chấp nhận rằng mình đang và vẫn sẽ tự đưa mình trải qua một giai đoạn khó khăn, cũng giống như nhiều các bạn teen khác. Ok, mình sẽ từ từ xử lý, hít thở sâu, lấy động lực và mình sẽ dần dần thoát ra khỏi mớ áp lực này.

Một vài ngày sau....

Nhiều anh chị nói rằng khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hay cho rằng đây là khoảng thời gian đáng ghét nhất trong đời người, vì vậy ta luôn mơ tưởng tới những cánh cổng và mục tiêu xa vời. Nhưng khi những mục tiêu ấy đã đạt được, ta chợt nhận ra rằng nơi mình thuộc về đã ở ngay trước mắt từ rất lâu nhưng lại bỏ lỡ cơ hội để trân trọng và nắm lấy nó. Những phong ba bộn bề của cuộc sống trưởng thành chỉ khiến ta muốn quay lại làm một đứa trẻ, vân vân và mây mây.... Tuy nhiên, những gì mình hiểu lại là 'những khó khăn mà các bé đang gặp phải tưởng chừng kinh khủng lắm cũng chẳng là gì so với thế giới người lớn đâu'. Cái ý hiểu đó đã khiến mình lo âu tột độ luôn.

Còn chưa kể là cuộc sống của những bạn thế hệ Z trong tương lai sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những cô bác thế hệ X. Mình nghĩ điều này cũng coi như là một sự đánh đổi công bằng, thế hệ trước đã có một tuổi thơ và quá khứ không trọn vẹn, còn thế hệ mình thì ngược lại hoàn toàn. Bạn nào xem phim Parasite sẽ biết những mâu thuẫn giai cấp sẽ chỉ càng mạnh mẽ hơn, người giàu sẽ ngày càng giàu, còn người nghèo sẽ mất cả hàng trăm năm chỉ để leo lên một nấc thang nhỏ trong giai cấp xã hội. Lý do dẫn tới hiện tượng này là sự gia tăng dân số, leo thang căng thẳng giữa các quốc gia, biến đổi khí hậu và hệ thống kinh tế ì ạch, thiếu quy định kiểm soát nghiêm từ các chính phủ. Ngày càng nhiều bạn trẻ bị suy sụp tinh thần, ngày càng nhiều công ty vắt kiệt sức lao động của những lao động trình độ cao, có nhiều khát vọng và tiềm năng cống hiến. Giá cả ngày càng đắt trong khi lương thưởng cơ bản giữ nguyên. Tóm lại là cái chuyện "chỉ cần tập trung làm ăn chăm chỉ là bạn sẽ có một cuộc sống đầy đủ" sắp lùi vào quá khứ rồi.

Cái nhìn của mình về tương lai vì vậy mà đen tối và thiếu niềm tin vô cùng.

Mình thực sự xin lỗi vì đã làm mọi người phải buồn theo. Mình hiện tại không thể giải thích được niềm vui hay sức sống là gì, vì vậy những bạn có suy nghĩ tích cực hãy cứ giữ như vậy nhé, nhiều người đang rất muốn được học tập từ các bạn. Mình cảm thấy tâm sự thế này sẽ giúp mình nhìn nhận mọi thứ rõ ràng hơn và giải toả phần nào lo âu. Điều cuối cùng là mình mong nhận được lời chia sẻ của mọi người, để biết rằng chúng ta không hề cô đơn trong trải nghiệm này. ❤️

Về sự lo lắng của bạn, mình không lấy làm lạ bởi chính mình cũng từng trải qua điều ấy, thậm chí rất nhiều lần. Ta lo lắng về tương lai, bởi ta chẳng thể hình dung cái tương lai ấy một cách rõ ràng nhất - một điều bình thường. Suy cho cùng, tương lai chẳng nằm ở những môn học, những kiến thức trong nhà trường. Nó là một thứ gì đó khó định hình hơn. Cũng giống như ta từng sợ việc lên lớp 6 khi ta đang học lớp 5 vậy. Rồi dần dần, ta sẽ quen, hoặc buộc phải quen để thích ứng với cái thế giới không ngừng biến đổi. Việc tiếc nuối cũng bình thường như vậy, như một nốt lặng trong cuộc sống thôi. Nhưng những ai cứ đắm chìm vào hồi tưởng mà quên mất hiện tại thì họ đang tự biến cuộc sống của mình thành một bản nhạc trầm buồn, u ám, dễ trở nên bi quan, như nhân vật Ashley Wilkes trong Cuốn theo chiều gió.

Còn tương lai của thế giới này, có thể 10 năm, 20 năm nữa, hứa hẹn với ta nhiều điều hơn Parasite đã thể hiện với người xem. Chìa khóa tương lai nằm ở công nghệ. Bởi vì công nghệ đang có những bước tiến dài chưa từng có trong lịch sử. Tốc độ phát triển của nó đang ở cấp số nhân. Lấy một ví dụ đơn giản: với số tiền chỉ đủ để mua một chiếc máy tính bàn cồng kềnh chạy win 98 vào những năm 2000, năm 2010s ta có thể mua con laptop win 7 thuận tiện, rồi chỉ vài năm sau - 2015 trở đi, ta có thể sở hữu chiếc smartphone có trợ lý ảo vô cùng nhỏ gọn. Giá thành của những sản phẩm công nghệ ngày càng giảm, ngày càng nhiều người được tiếp xúc với công nghệ hơn. Đúng, công nghệ đang lan tới mọi ngóc ngách trên toàn cầu. Và nó mang lại những lợi ích gì? Điều kiện sống, thuốc men, vật dụng, đồ ăn, thức uống, bảo vệ môi trường,... Từ những nhu cầu thiết yếu ấy, công nghệ dần dần sẽ xóa bớt rào cản giai cấp! Xin dẫn lại một đoạn mình rất thích trong Nguồn cội của Dan Brown:
80f55d32b2296001708a040388e19a1f.jpg

Vậy đấy, tương lai không đến nỗi quá kinh khủng, phải không?
 
Last edited:
  • Like
Reactions: giangha13062013

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Về sự lo lắng của bạn, mình không lấy làm lạ bởi chính mình cũng từng trải qua điều ấy, thậm chí rất nhiều lần. Ta lo lắng về tương lai, bởi ta chẳng thể hình dung cái tương lai ấy một cách rõ ràng nhất - một điều bình thường. Suy cho cùng, tương lai chẳng nằm ở những môn học, những kiến thức trong nhà trường. Nó là một thứ gì đó khó định hình hơn. Cũng giống như ta từng sợ việc lên lớp 6 khi ta đang học lớp 5 vậy. Rồi dần dần, ta sẽ quen, hoặc buộc phải quen để thích ứng với cái thế giới không ngừng biến đổi. Việc tiếc nuối cũng bình thường như vậy, như một nốt lặng trong cuộc sống thôi. Nhưng những ai cứ đắm chìm vào hồi tưởng mà quên mất hiện tại thì họ đang tự biến cuộc sống của mình thành một bản nhạc trầm buồn, u ám, dễ trở nên bi quan, như nhân vật Ashley Wilkes trong Cuốn theo chiều gió.
Aww cám ơn bạn nhiều nhé vì câu trả lời này. Mình rất thích cách bạn so sánh những suy nghĩ bi quan trong cuộc sống giống như một nốt trầm trong bản nhạc, thiếu đi thì bản nhạc cũng không thể có chiều sâu và sự kết nối với người nghe được. Đôi lúc mình cũng nghĩ rằng liệu việc mình bi quan có phải một lựa chọn logic không khi những điều tích cực về tương lai đều không thuyết phục so với những điều ảm đạm, thiếu thú vị về khả năng thành hiện thực. Nhưng dù gì thì mình cũng không có thích nghe nhạc buồn cho lắm :D Cho mình hỏi chút là phần bass của nhạc có được tính là 'nốt trầm' không?
Còn tương lai của thế giới này, có thể 10 năm, 20 năm nữa, hứa hẹn với ta nhiều điều hơn Parasite đã thể hiện với người xem. Chìa khóa tương lai nằm ở công nghệ. Bởi vì công nghệ đang có những bước tiến dài chưa từng có trong lịch sử. Tốc độ phát triển của nó đang ở cấp số nhân. Lấy một ví dụ đơn giản: với số tiền chỉ đủ để mua một chiếc máy tính bàn cồng kềnh chạy win 98 vào những năm 2000, năm 2010s ta có thể mua con laptop win 7 thuận tiện, rồi chỉ vài năm sau - 2015 trở đi, ta có thể sở hữu chiếc smartphone có trợ lý ảo vô cùng nhỏ gọn. Giá thành của những sản phẩm công nghệ ngày càng giảm, ngày càng nhiều người được tiếp xúc với công nghệ hơn. Đúng, công nghệ đang lan tới mọi ngóc ngách trên toàn cầu. Và nó mang lại những lợi ích gì? Điều kiện sống, thuốc men, vật dụng, đồ ăn, thức uống, bảo vệ môi trường,... Từ những nhu cầu thiết yếu ấy, công nghệ dần dần sẽ xóa bớt rào cản giai cấp! Xin dẫn lại một đoạn mình rất thích trong Nguồn cội của Dan Brown:
80f55d32b2296001708a040388e19a1f.jpg

Vậy đấy, tương lai không đến nỗi quá kinh khủng, phải không?

Mình muốn nói thêm chút về tại sao mình lại không cảm thấy vững tin trước những điều mà tương lai hứa hẹn. Giải pháp đến biến đổi khí hậu thực ra không phải là công nghệ, mà là con người. Dù năng lượng tái tạo nghe có vẻ bền vững tới đâu cũng có những hạn chế nhất định đối với từng loại, và cuối cùng ta vẫn phải chọn sử dụng kết hợp các loại năng lượng khác nhau. Chúng ta vẫn chưa thể đóng cửa những nhà máy nhiệt điện hay công bố tình trạng khẩn cấp khí hậu ở tất cả những quốc gia phát triển chỉ vì vẫn có những kẻ phủ nhận biến đổi khí hậu có thật. Ngụy khoa học sử dụng Internet để thao túng những nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Y học di truyền cũng không thể phát triển nhanh được vì những hạn chế pháp lý và đạo đức. Hiện tại ngay trong dịch bệnh, các lớp học online đã được chứng minh không thể thay thế các loại hình học tập truyền thống vì thiếu cơ sở hạ tầng. Sự thay thế việc làm của con người do AI và robot có hai mặt của nó.

Mình thừa nhận công nghệ thay đổi nhanh chóng mặt, nhưng không đủ nhanh để xây dựng một tương lai như vậy. Trên diễn đàn Futurology của Reddit cũng có rất nhiều bài 'củng cố ý chí' như này và thỉnh thoảng mình vẫn lên trên ấy để tự khích lệ bản thân. Dù gì thì cũng cám ơn năng lượng của bạn nhé!
 
  • Like
Reactions: Lê Duy Vũ

Lê Duy Vũ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng ba 2017
439
846
164
18
Thanh Hóa
Thanh Hóa
Aww cám ơn bạn nhiều nhé vì câu trả lời này. Mình rất thích cách bạn so sánh những suy nghĩ bi quan trong cuộc sống giống như một nốt trầm trong bản nhạc, thiếu đi thì bản nhạc cũng không thể có chiều sâu và sự kết nối với người nghe được. Đôi lúc mình cũng nghĩ rằng liệu việc mình bi quan có phải một lựa chọn logic không khi những điều tích cực về tương lai đều không thuyết phục so với những điều ảm đạm, thiếu thú vị về khả năng thành hiện thực. Nhưng dù gì thì mình cũng không có thích nghe nhạc buồn cho lắm :D Cho mình hỏi chút là phần bass của nhạc có được tính là 'nốt trầm' không?


Mình muốn nói thêm chút về tại sao mình lại không cảm thấy vững tin trước những điều mà tương lai hứa hẹn. Giải pháp đến biến đổi khí hậu thực ra không phải là công nghệ, mà là con người. Dù năng lượng tái tạo nghe có vẻ bền vững tới đâu cũng có những hạn chế nhất định đối với từng loại, và cuối cùng ta vẫn phải chọn sử dụng kết hợp các loại năng lượng khác nhau. Chúng ta vẫn chưa thể đóng cửa những nhà máy nhiệt điện hay công bố tình trạng khẩn cấp khí hậu ở tất cả những quốc gia phát triển chỉ vì vẫn có những kẻ phủ nhận biến đổi khí hậu có thật. Ngụy khoa học sử dụng Internet để thao túng những nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Y học di truyền cũng không thể phát triển nhanh được vì những hạn chế pháp lý và đạo đức. Hiện tại ngay trong dịch bệnh, các lớp học online đã được chứng minh không thể thay thế các loại hình học tập truyền thống vì thiếu cơ sở hạ tầng. Sự thay thế việc làm của con người do AI và robot có hai mặt của nó.

Mình thừa nhận công nghệ thay đổi nhanh chóng mặt, nhưng không đủ nhanh để xây dựng một tương lai như vậy. Trên diễn đàn Futurology của Reddit cũng có rất nhiều bài 'củng cố ý chí' như này và thỉnh thoảng mình vẫn lên trên ấy để tự khích lệ bản thân. Dù gì thì cũng cám ơn năng lượng của bạn nhé!
Không thể thay đổi tất cả thì ít nhất ta cũng cố gắng thay đổi đa số. Những người còn tin không có biến đổi khí hậu rồi cũng phải tin thôi. Đó chỉ là vấn đề thời gian, cũng như bây giờ chẳng còn ai nói Trái Đất là trung tâm vũ trụ, hay con người không thể tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ nữa. Bây giờ, ta chưa thể đóng hết các nhà máy nhiệt điện hay cơ sở hạ tầng chưa cho phép phương pháp học thông minh, nhưng như mình nói trên kia, ta nào biết tương lai sẽ "có hình thù" thế nào? Mọi thứ điên rồ đều có thể xảy ra. Từ thế kỷ 19 trở lại, con người vẫn mặc nhiên coi bầu trời là một điều gì đó cao xa. Thế rồi anh em Wright đã chứng minh điều ngược lại. Cá nhân mình vẫn tin rằng công nghệ có thể phá bỏ giới hạn như nó từng làm nhiều lần. Ừm, và vấn đề đạo đức và đặc biệt là pháp lý là một rào cản lớn, nhưng rồi cũng phải nhường chỗ cho tri thức. Gần đây có robot Sophia được cấp quyền công dân lần đầu rồi đó thôi. Việc học online trong dịch bệnh lần này rõ ràng không thể thành công vì chưa có sự chuẩn bị chủ quan và khách quan đủ tốt, giống như một mầm cây non mọc nhầm mùa đông vậy. Vẫn chưa đến lúc để thực hiện ý tưởng đó, khi mà nhiều học sinh còn chưa được tiếp xúc với internet và nhiều lý do khác nữa.

Dù có lo lắng cũng không được ích gì đâu, chẳng bằng cố gắng học hỏi, sẵn sàng trước để không phải bị động đối phó với những gì sắp xảy đến =)

P/s: Theo mình biết thì bass đúng là âm có tần số thấp, chắc cũng giống như nốt trầm - Một thằng ngu âm nhạc said :v
À mà đồng chí đăng ký Reddit trên điện thoại hay máy tính thế, mình đăng ký trên máy tính cứ bị lỗi suốt.
 
  • Like
Reactions: realjacker07

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Không thể thay đổi tất cả thì ít nhất ta cũng cố gắng thay đổi đa số. Những người còn tin không có biến đổi khí hậu rồi cũng phải tin thôi. Đó chỉ là vấn đề thời gian, cũng như bây giờ chẳng còn ai nói Trái Đất là trung tâm vũ trụ, hay con người không thể tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ nữa. Bây giờ, ta chưa thể đóng hết các nhà máy nhiệt điện hay cơ sở hạ tầng chưa cho phép phương pháp học thông minh, nhưng như mình nói trên kia, ta nào biết tương lai sẽ "có hình thù" thế nào? Mọi thứ điên rồ đều có thể xảy ra. Từ thế kỷ 19 trở lại, con người vẫn mặc nhiên coi bầu trời là một điều gì đó cao xa. Thế rồi anh em Wright đã chứng minh điều ngược lại. Cá nhân mình vẫn tin rằng công nghệ có thể phá bỏ giới hạn như nó từng làm nhiều lần. Ừm, và vấn đề đạo đức và đặc biệt là pháp lý là một rào cản lớn, nhưng rồi cũng phải nhường chỗ cho tri thức. Gần đây có robot Sophia được cấp quyền công dân lần đầu rồi đó thôi. Việc học online trong dịch bệnh lần này rõ ràng không thể thành công vì chưa có sự chuẩn bị chủ quan và khách quan đủ tốt, giống như một mầm cây non mọc nhầm mùa đông vậy. Vẫn chưa đến lúc để thực hiện ý tưởng đó, khi mà nhiều học sinh còn chưa được tiếp xúc với internet và nhiều lý do khác nữa.

Dù có lo lắng cũng không được ích gì đâu, chẳng bằng cố gắng học hỏi, sẵn sàng trước để không phải bị động đối phó với những gì sắp xảy đến =)

P/s: Theo mình biết thì bass đúng là âm có tần số thấp, chắc cũng giống như nốt trầm - Một thằng ngu âm nhạc said :v
À mà đồng chí đăng ký Reddit trên điện thoại hay máy tính thế, mình đăng ký trên máy tính cứ bị lỗi suốt.
Mình nghĩ mình bị dạng nhẹ của tự kỷ ám thị chứ không hẳn là bất an thật, hoặc là mình làm quá cái bất an ấy lên bởi vì các áp lực bên ngoài. Tự kỷ ám thị kiểu tưởng tượng ra mình gặp phải vấn đề này nọ trong khi mình không phải. Chẳng hạn ngày xưa chẳng hiểu sao mình đọc xong trầm cảm xong rồi mình tưởng tượng mình bị trầm cảm xong rồi nghĩ là ôi chết bị trầm cảm rồi thế là sợ quá không dám tưởng tượng nữa. Nghe nhảm nhí phải không :vv

Mình không thể nào đồng ý với bạn về hình thù của tương lai được bởi vì chúng ta đều đồng ý là nó chẳng có hình thù đặc trưng nào cả, hỗn loạn như cách virus lây lan vậy :D Nhưng mình có nhận ra được một điều là vì những điều tích cực nó hiếm như vậy nên chúng ta mới phải lan tỏa rộng ra. Thế giới toàn những tin tức thê lương không có nghĩa mình cũng phải thê lương theo.

Việc học online trong dịch bệnh lần này rõ ràng không thể thành công vì chưa có sự chuẩn bị chủ quan và khách quan đủ tốt, giống như một mầm cây non mọc nhầm mùa đông vậy.

Viết hay vậy :D

À mà đồng chí đăng ký Reddit trên điện thoại hay máy tính thế, mình đăng ký trên máy tính cứ bị lỗi suốt.
Mình đăng ký trên máy tính vẫn bình thường mà?
 
  • Like
Reactions: Lê Duy Vũ
Top Bottom