3 đoạn văn nghị luận để KT 1 tiết

T

tieuhuunguyen97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sau khi qua Tết, vừa vào trường là em phải kiểm tra 1 tiết văn bản ngay. Nên em mong các anh chị sửa giùm em 3 đoạn văn sau để em đoạt kết quả tốt.
Đề I: Viết 1 đoạn nghị luận ngắn về Hồ Chí Minh.
Hồ chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. "Một con người vĩ đại và vĩ đại ngay cả trong công việc bình thường".
Ở Bác, đặc điểm khiến chúng ta đáng chú ý nhất có lẽ là đôi dép cao su. Đôi dép ấy đã theo Bác ngót ba mươi năm bôn tẩu phương trời, mà Người vẫn giữ được thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Đôi chân ấy đã in dấu trên khắp thế gian, để mà học hỏi, tiếp nhận những cái hay để làm giàu cho văn hóa dân tộc. Là một vị chủ tịch nhưng Bác ăn mặc rất đơn sơ, chỉ có hai bộ quần áo thay đi thay lại và một đôi dép cao su thường bị tuột quai. Bác dặn chỉ chuẩn bị cho Bác hai bữa cơm trong ngày, mà mỗi bữa chỉ có vài ba món dân tộc như cà muối, dưa chuột.... "Vì sao Bác lại tiết kiệm, giản dị đến thế?" Người làm tất cả chỉ vì muốn chia sẻ với cuộc sống còn thiếu thốn của hàng riệu nhân dân. Điều đó là một sự thật. Ngay những năm 1946, khi sang Pháp đàm phán, thấy Bác ăn mặc đơn sơ quá, các nhà báo đã ngạc nhiên. Nhưng Bác nói: " Tôi ăn mặc thế này, chứ nhân dân tôi vừa qua khỏi cảnh mất nước, đời sống còn thiếu thốn hơn nhiều". Bởi vậy đến bây giờ, một số người nước ngoài đến thăm nhà Bác, khi mở tủ ra, thấy mấy bộ quần áo, vài đôi dép thì rất ngạc nhiên. Vì họ không thể nào ngờ từ đó mà Bác làm nên cả một sự nghiệp lớn.
Người vì dân-sống giữa lòng dân
Và nơi ấy, nghìn đời Người sống mãi.

Đề II: Viết 1 đoạn nghị luận ngắn về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
Tiếng Việt rất giàu và đẹp. Tiếng Việt giàu như thế nào, đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói.
Chỉ nói về vốn từ vựng, Tiếng Việt đã rất phong phú. Ngoài hệ thống các từ láy, từ ghép thì còn có các từ tượng hình, các từ tượng thanh. Các từ ngữ này diễn tả rất tỉ mỉ, tinh tế về mức độ, đặc điểm, tính chất của một sự vật, sự việc.... Ngoài ra, chúng ta không thể bỏ qua đại từ xưng hô. Người Việt Nam ta rất hay, ngoài những đại từ sẵn có thì còn lấy những danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô. Điều đó bộc lộ được cảm xúc của người nói và làm cho quan hệ giữa mọi người khăng khít và gần gũi hơn. Đó cũng là một điều hay, một điều đẹp đẽ của Tiếng Việt. Tiếng Việt có thể diễn tả đời sống nội tâm và tình cảm của mỗi người dân Việt một cách sâu sắc đến kì lạ. Từ đó mà hình thành nên những bài thơ, bài văn trữ tình đằm thắm, làm cho tâm hồn của mỗi người ngày một trong sáng hơn....
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ trong ngọn nắng hồng ban mai.
Tiếng Việt, với phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện của sức sống dân tộc.

Đề III: Viết 1 đoạn văn nghị luận ngắn về tinh thần yêu nước.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lời nhận xét của Bác rất khả quan và chính xác về phẩm chất của người dân Việt.
Những trang sử vàng là minh chứng cho lòng yêu nước của dân tộc ta. Từ xưa, nhiều vị anh hùng đã hi sinh tính mạng để đổi lấy sự hòa bình, độc lập cho đất nước. Hàng nghìn năm Bắc thuộc, dân ta đều sẵn sàng đứng lên đấu tranh. Lòng yêu nước đã tạo nên phẩm chất của một vị anh hùng trong người họ và cho họ thêm sức mạnh để đánh tan kẻ thù. Chắc người Việt chúng ta ai cũng biết câu nói nổi tiếng của Trần Bình Trọng:
Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc.
Ở những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, ngoài các chiến sĩ đã hi sinh xương máu thì còn có các nhà văn, nhà thơ đã sử dụng văn chương để chống giặc.
Thơ xưa chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
(Hồ Chí Minh)
"Tất cả chỉ vì tình yêu Tổ quốc". Thử hỏi không có lòng yêu nước thì liệu có còn tên "Việt Nam" trên bản đồ thế giới. "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
 
A

ananh

ở đoạn 1 em nên chú ý trong cách dùng từ xưng hô,nên thống nhất gọi là HCM là bac hoac là Người.
 
T

trinhluan

ở đoạn 1 em nên chú ý trong cách dùng từ xưng hô,nên thống nhất gọi là HCM là bac hoac là Người.

=>trong bài làm ta ko nhất thiết xưng hô 1 tên
xưng hô 1 vài tên khác nhau sẽ làm cho đại từ chỉ người hoạt bạt thay đổi hơn trong cách hành văn!
 
Top Bottom