Hóa ăn mòn điện hóa đây

T

trangphanthu92

X

xuantungaut2t

mọi người ơi,giúp tớ phần này với:nhungs một thanh fe vào dung dịch fecl3 thì có phải là ăn mòn điện hóa không?giải thích giùm mình luôn.làm thế nào để phân biệt điện hóa và hóa học nhỉ?

oái

cái này tớ nghĩ chỉ là kim loại có tính khử mạnh đẩy kim loại có tính khử yếu ra khỏi dung dịch muối thôi
có phải không nhỉ

còn phân biệt thì như thế này

Ăn mòn hóa học là do kim loại phản ứng với hơi nước hoặc chất khí ở nhiệt độ cao. Hoặc tớ thấy người ta nói khó hiểu hơn như sau
Sự ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường
Sự ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa khử trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện ly tạo lên dòng electron chuyển dời từ anot sang catot
hoặc theo cái hiểu biết nông cạn của tớ thì
ăn mòn điện hóa là do kim loại tiếp xúc với dung dịch điện ly tạo nên 1 dòng điện
điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa là
1) Các điện cực phải khác nhau.Ví dụ như Fe và Cu. Kim loại mạnh là cực âm và bị ăn mòn nhanh chóng
2) Các điện cực phải tiếp xúc với nhau ( có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn) và cùng tiếp xúc với môi trường điện ly
 
Last edited by a moderator:
T

trangphanthu92

ơ,nếu thế thì Fe và FeCl3 cũng là kim loại và dung dịch điện ly chứ sao,nhưng theo đáp án thì là ăn mòn hóa học,nhưng mà giải thích khó wá,rõ ràng sgk có nói ăn mòn điện hóa có thể xảy ra khi 1 kim loại và 1 hợp chất hóa học mà,nên tớ nghĩ mãi không ra cách giải thích phù hợp
 
N

nguyenthetu

trường hợp này không phải là ăn mòn điện hoá vì không xuất hiện 2 điện cực khác bản chất,
muốn là ăn mòn điện hoá thì bạn phải nhúng vào dd Cu(NO3)2 chảng hạn .
 
T

trangphanthu92

còn cái này nữa:tiến hành 4 thí nghiệm sau:
tn1:nhúng thanh fe vào dd fecl3
tn2:nhúng thanh fe vào dd cuso4
tn3:nhúng thanh cu vào dd fecl3
tn4:cho thanh fe tiếp xúc vs thanh cu rồi nhúng vào dd hcl
số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là?
đáp án là 2,nhưg tớ không biết chính xác thì là những cái gì,chỉ ra chính xác giúp tớ
 
C

chuthanhtiep

còn cái này nữa:tiến hành 4 thí nghiệm sau:
tn1:nhúng thanh fe vào dd fecl3
tn2:nhúng thanh fe vào dd cuso4
tn3:nhúng thanh cu vào dd fecl3
tn4:cho thanh fe tiếp xúc vs thanh cu rồi nhúng vào dd hcl
số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là?
đáp án là 2,nhưg tớ không biết chính xác thì là những cái gì,chỉ ra chính xác giúp tớ

Điều kiện ăn mòn điện hoá:
+ Có 2 điện cực khác nhau về bản chất
+ Các điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li

tn1: Fe + 2Fe3+ -----> 3Fe2+ =>Chỉ có 1 điện cực Fe
tn2: Fe + Cu2+ ----->Fe2+ + Cu =>có 2 điện cực Fe, Cu tiếp xúc với nhau(Cu bám vào Fe) cùng tiếp xúc dd CuSO4
tn3: Cu + 2Fe3+ ------> Cu2+ + 2Fe2+ chỉ có 1 điện cực Cu
tn4: Có 2 điện cực Fe, Cu cùng tiếp xúc dd HCl

=> tn2, 4 xuất hiện ăn mòn điện hoá
 
P

phamtruongson27

ăn mòn điện hoá???

Vậy cho mình hỏi: Nếu cho thanh Fe vào dd HCl thì có gọi là ăn mòn điện hoá kô?
Liệu có thể coi Fe và khí H2 thoát ra là 2 điện cực được kô.
 
X

xuantungaut2t

Vậy cho mình hỏi: Nếu cho thanh Fe vào dd HCl thì có gọi là ăn mòn điện hoá kô?
Liệu có thể coi Fe và khí H2 thoát ra là 2 điện cực được kô.

Fe có thể coi là điện cực nhưng [TEX]H_2[/TEX] thì không
nói chung đây không phải là ăn mòn điện hóa! Vì HCl là môi trường điện ly nhưng chỉ có 1 điện cực là Fe
e được chuyển trực tiếp ra môi trường ko xuất hiện dòng điện
 
  • Like
Reactions: Đỗ Tiến
N

nhattan98

ăn mòn hóa học

fe tac dung voi HCl có được xem là ăn mòn hóa học không
nếu có thì giải thích rõ cho minh nha
 

lsmilee1208

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng mười hai 2019
1
0
1
21
Lâm Đồng
thpt bùi thị xuân
ơ,nếu thế thì Fe và FeCl3 cũng là kim loại và dung dịch điện ly chứ sao,nhưng theo đáp án thì là ăn mòn hóa học,nhưng mà giải thích khó wá,rõ ràng sgk có nói ăn mòn điện hóa có thể xảy ra khi 1 kim loại và 1 hợp chất hóa học mà,nên tớ nghĩ mãi không ra cách giải thích phù hợp
.
hellooo, tớ nghĩ cậu nên tìm hiểu về dãy thế điện cực chuẩn của kim loại nhé. Theo cách hiểu "đối phó" thì như thế này:
khi cho kim loại tác dụng với dung dịch chất điện li mà sản phẩm cho ra không có kim loại thì đó không phải là ăn mòn điện hóa.
vậy làm sao để biết được sản phẩm có cho ra kim loại không thì cậu NÊN, RẤT NÊN học dãy thế điện cực chuẩn của kim loại.
này nhá: Fe tác dụng với ion Fe 3 cộng sẽ cho ra ion sắt 2 cộng. Đấy, làm gì ra kim loại. Suy ra không phải ăn mòn điện hóa nha.
#đó là cách hiểu của tớ, vì thế để chính xác hơn cậu nên hỏi giáo viên bộ môn nhá. bye bye

ăn mòn điện hoá???

Vậy cho mình hỏi: Nếu cho thanh Fe vào dd HCl thì có gọi là ăn mòn điện hoá kô?
Liệu có thể coi Fe và khí H2 thoát ra là 2 điện cực được kô.
Điều kiện ăn mòn điện hoá:
+ Có 2 điện cực khác nhau về bản chất
+ Các điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li

ý là 2 điện cực là chất tham gia nha, chứ không phải 1 cái là chất tham gia còn 1 cái là sản phẩm nha.
người ta nói là phải có 2 điện cực khác nhau về bản chất nghĩ là chất tham gia có thể là hai kim loại khác nhau, cặp kim loại-phi kim, hoặc cặp kim loại - hợp chất hóa học.
#tớ chỉ biết đến đấy, cái câu cậu hỏi không phải ăn mòn điện hóa nha và cái câu thứ 2 là không nha

 
Last edited by a moderator:

aaaah

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng hai 2020
1
0
1
21
Bình Dương
Ngô Thời Nhiệm
cho mình hỏi vậy ngân thanh sắt vào fecl3 dư vẫn là ăn mòn hh hay điện hóa ạ
 
Top Bottom