Sử 12 [Sử 12] Về Hiệp định Giơnèvơ

C

crazyfrog

Bạn vào đây tham khảo thêm
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_định_Geneva
Bạn chịu khó đọc nhá!
Trong wiki có một vài vẫn đề ghi không được thật sự chính xác cho lắm. VÍ dụ như :
"Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, Hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc. Từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6, các bên trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Do lập trường giữa các đoàn có một khoảng cách khá lớn nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. Tuy nhiên, sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận riêng. Cuối cùng, PhápTrung Quốc đã thỏa thuận một giải pháp chung cho vấn đề Đông Dương: giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị tại ba nước Đông Dương."
Đây là đoạn có chút sai sót. Có thể do người post không để ý.
Ngày 26/4/1954, hội nghị Genève khai mạc nhưng không bàn ngay về vấn đề Đông DƯơng mà là vấn đề chiến tranh Triều Tiên trước.
Đến 17h30 ngày 7/5/1954, thất bại Điện Biên Phủ bay về từ Đông Dương và ngay đến sáng ngày 8/5/1954, phái đoàn Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn cùng với 2 phái đoàn của Campuchia và Laos mới chính thức được tham gia bàn về vấn đề Đông Dương.
Trong khoảng thời gian từ 26/4/1954 đến 7/5/1954, phái đoàn của 4 nước, Việt Nam, Laos, Campuchia, Triều Tiên hoàn toàn không được tham dự vào hội nghị mặc dù đây là hội nghị bàn về vấn đề liên quan đến họ...
 
M

maiphutho

Tháng 1 – 1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã họp tại Ber-lin và quyết định là sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) để giải quyết hai vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Ngày 26 – 4 – 1954, giữa lúc ta kết thúc cuộc tấn công đợt 2 ở Điện Biên Phủ thì hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu được khai mạc. Tham dự hội nghị có đại biểu của 9 nước : Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mĩ , chính phủ Bảo Đại, chính phủ vương quốc Cam-pu-chia và Lào.
Ngày 8 – 5 -1954: Hội nghị bắt đầu bàn về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đại diện ta do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến dự hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng.
Lập trường của Pháp trong hội nghị: ngoan cố, không chịu mời phái đoàn Lào và Cam-pu-chia.
Lập trường của ta: Kiên trì đấu tranh và thể hiện rõ lập trường : độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương, còn đấu tranh chống sự phá hoại của các thế lực quốc tế đứng đầu là Pháp và Mĩ.
Hội nghị Giơ-ne-vơ diễn ra vô cùng gay go và phức tạp trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, căn cứ vào những điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến của ta và xu hướng chung là giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng con đường thương lượng, ta buộc phải chấp nhận giải pháp của hiệp định Giơ-ne-vơ.
Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ chính thức được kí kết.
Chị đồng ý với ý kiến của Crazyfog, các nước lớn giải quyết vấn đề TRiều Tiên trước và quyết định chia TRiều Tiên làm 2 miền lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến quân sự để phân chia. Đến luợt Việt Nam, các nước đó cũng áp dụng những phương án như việc giải quyết Triều Tiên để áp vào Việt Nam và do đó Việt Nam cũng bị phân chia làm hai miền với hai chế độ chính trị.
 
Top Bottom