[Vật Lí 11]ôn tập hk 2 - bài tập quang hình

P

pinkgerm

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

pà kon uj tớ gà môn lí lém, júp tớ với!!!!!!!!!!11
bài 1:
1 một cái thước có chiều dài 70cm cắm thẳng đứng vào một bể nước, đầu dưới chạm tới đáy bể nước. lớp nc trong bể có độ dài 40cm. tính chiều dài của bóng cái thước dưới đáy bể biết ánh nắng mặt trời chjiếu tới mặt nc với góc tới có sin i=0,8. chiết suất của nc =4/3.

bài 2:
hai điểm A, B nằm cùng trên một đường thẳng. A nằmtrong không khí, B nằm t5rong nước. cho AB = 70cm. chùm sáng từ A ->mặt nc bị phản xạ tạo ảnh A'. chùm sáng từ A ->mặt nc với góc tới nhỏ bị khúc xạ tạo ảnh B'. biết A' trùng B'. xđ khoảng cách từ A-> mặt nước. chiết suất của nc =4/3.

bài 3:
hãy vẽ tiếp đường đy của tia sáng chiếu từ nhựa trong suốt tới mặt phân cách của 2 môi trường trong suốt khac nhau. biết:
a/ i=30
b/ i=60
c/n (nhựa)=0,5, n (không khí) =1

bài 4:
chiếu tia sáng từ không khí vào chất lỏng trong suốt với góc tới i=60, góc khúc xạ r=30. để xảy ra phản xạ toàn phần khi tia sáng từ chất lỏng ra môi trường thì góc tới i phải có giá trị như thế nào?

bài 5:
chiếu tia sáng vuông góc với mặt BC của một số chất trong suốt ABC có dạng là 1 tam giác vuông cân tại A.
a/tìm điều kiện về chiết suất của khối chất đẻ có phản xạ toàn phần tại mặt AC.
b/nếu có phản xạ toàn phần tại AC, hãy vẽ tiếp đường đy của tia sáng qua khối chất.

bài6:
chiếu tia sáng vuông gópc với mặt AB có một bán trụ với chiết suất n =\sqrt[2]{2}, R=12cm
tìm vị trí của điểm tới để có phản xạ toàn phần trên mặt cong của bán trụ.

bài 7:
cho hai điểm A,B cùng nằm trên một đường thẳng đứng. A nằm ngoài không khí, và B nằm trong mặt nước. Cả A,B đều cách mặt nước 1 khoảng =0,6m . chiết suất của nước =4/3.
a/ xác định vị trí của A,b qua mặt nước( có do sự khúc xạ ánh sáng)
b/ B vẫn cách mặt nc 1 khoảng 0,6m. hỏi phải để A cách mặt nc 1 khoảng bn để AB= A'B'.

bài 8:
cho hai điểm A,B nằm trênb cùng một phương thẳng đứng. cho điểm A nằm trong không khí, B nằm trong nước. AB=70cm. chùm sáng chiếu từ A đến mặt nước phản xạ tạo ảnh A', chùm sáng từ B đến mặt nước với góc tới nhỏ khi khúc xạ tạo ảnh B'. biết A'=B'. tìm khoiảng cách từ A đến mặt nước. biết chiết suất nước=4/3

bài 9
cho lăng kính tam giác đều có chiết suất n=1,7. chiếu 1 tia sáng đpơn sắc đến mặt bên AB với góc tới i1.
a/ tính i1 để góc lệch D min và tìm D min.
b/ nếu i1=0 thì đường đy của tia sáng qua lăng kình như thế nào?

bài 10;
1 lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n=\sqrt[2]{2} . góc chiết quang A=60 độ, chiếu 1 tia sáng s(i) vào mặt bên AB của lăng kính.
a/ xác định i1 để D min và ko có tia ló ra khỏi lăng kính
b/ nếu A=90 độ thỳ có klết quả j?
 
K

kitbzo

Khiếp! Post lắm thế! :eek:
Bài 1: Bạn vẽ hình ra xong thỳ việc tính toán chỉ là kiến thức hình học thôi :p
Từ giả thiết sin(i)=0,8 \Rightarrowi=53o
Theo định luật khúc xạ ánh sáng thỳ bạn tính đc r=37o
Sau đó bạn dựa vào 2 tam giác vuông là tam giác tạo bởi góc khúc xạ, pháp tuyến, đáy chậu và tam giác tạo bởi tia tới, phần thước ló ra khỏi mặt nước và mặt nước! @-)
Nói có vẻ khó hiểu nhưng bạn vẽ hình ra thỳ dễ lắm!
ĐS: 70cm
 
K

kitbzo

Bài 2: Tớ nghĩ đề có vấn đề ! :eek: Đáng lẽ 2 ảnh phải là của A (Do phản xạ qua mặt nước) và của B (Do khúc xạ ánh sáng), chứ làm sao cả 2 đều của A đc nhỉ????
Tuy nhiên tớ vẫn giải theo trường hợp của tớ!!
Cậu vẽ hình ra!
Theo định luật khúc xạ ánh sáng ta dễ dàng có:
[TEX]\frac{sin(i)}{sin(r)}[/TEX]=[TEX]\frac{4}{3}[/TEX]
Đặt khoảng cách từ pháp tuyến đến thước là x ( k làm j cả, về sau triệt tiêu :))
Dùng các công thức lượng giác sin cos các thứ để đưa về các giá trị lượng giác của i và r, đồng thời chứa x và đoạn AO ( Lưu ý, AO=A'O do p xạ)
Ko có hình tớ khó nói lắm!
ĐS: AO=30cm :cool:
 
Last edited by a moderator:
K

kitbzo

Câu 3: Vì chiếu tia sáng từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn nên luôn có tia khúc xạ! :eek:( Kiểu j` ế nhể????)
 
T

thanhnhan_1404

bài 9
cho lăng kính tam giác đều có chiết suất n=1,7. chiếu 1 tia sáng đơn sắc đến mặt bên AB với góc tới i1.
a/ tính i1 để góc lệch D min và tìm D min.
b/ nếu i1=0 thì đường đy của tia sáng qua lăng kình như thế nào?

a/
Áp dụng định luật khúc xạ ảnh sáng:
[TEX]sin i_1=n sin r[/TEX]
trong đó [TEX]r=\frac {A}{2}[/TEX]
=> [TEX]sin i_1=0.85[/TEX]
=> [TEX]i_1=58^o12'[/TEX]
=>[TEX]D_m=56^o25'[/TEX]
b/
[TEX]sin i_{gh}=0.588[/TEX]
=> [TEX]i_{gh}=36^o2'[/TEX]
không biết cách vẽ hình nên mô tả sơ thôi: giả sử lăng kính ABC
Nếu [TEX]i_1=0[/TEX] thì tia sáng truyền thẳng đến một cạnh của lăng kính, sau đó tia sáng bị phản xạ toàn phần với góc [TEX]i_2=60^o[/TEX] và đi ra vuông góc với lăng kính
hihic, không biết mô tả ra sao
 
K

kitbzo

Bài 4: Ta có, theo định luật khúc xạ ánh sáng thì:
[TEX]\frac{sin(i)}{sin(r)}[/TEX]=n=[TEX]\sqrt[2]{3}[/TEX]
Để có phản xạ toàn phần khi chiếu tia sáng từ chất lỏng sang KK thỳ góc i\geqigh
với igh đc tính theo CT:
sin(igh)=[TEX]\frac{1}{n}[/TEX]=[TEX]\frac{1}{\sqrt[2]{3}}[/TEX]
suy ra igh=35o;)
 
K

kitbzo

Bài 5: Tia sáng phải nằm bên chứa AC chứ k đc nằm bên chứa AB ;)
Vì tia sáng truyền vuông góc mặt BC nên sẽ truyền thằng vào trong lăng kính đó
Đến mặt AC thỳ góc tới là 45o ( Vẽ hình ra phát thấy liền ;))
Nên để có pxtp thỳ ta phải có:
sin(igh)=[TEX]\frac{1}{n}[/TEX]=sin(45o)
\Rightarrown=[TEX]\sqrt[2]{2}[/TEX] :cool:
( Tự vẽ hình nhá hehe)
 
K

kitbzo

Bài 6:
Rất đơn giản, bạn dễ thấy, khi tia sáng truyền vuông góc với AB thỳ nó sẽ truyền thằng đến mặt bán cầu! Để tia sáng có pxtp thỳ tức là góc tới i phải thỏa mãn i\geqigh
với sin(igh)=[TEX]\frac{1}{n}[/TEX]=[TEX]\frac{1}{\sqrt[2]{2}[/TEX]
Bạn lưu ý rằng pháp tuyến với mặt cầu là đường nối tâm mặt cầu với điểm tới
Vẽ hình bạn suy ra x=R.sin(igh)=8.48cm
Với x là khoảng cách từ điểm tới đến O
Mà khi điểm tới càng xa O thỳ i càng lớn
Vậy, để có phản xạ toàn phần thỳ tia tới phải chiếu đến cách O một đoạn ngắn nhất là 8,48cm:D
 
K

kitbzo

Bài 7:
a/ Vì A phản xạ qua nước cho ảnh A' nên OA=OA'. Mà OA=OB nên ảnh A' của A trùng với B
Ảnh B' có đc do pxtp! Xét 2 tam giác vuông ta suy ra OB'=0.45m
b/ AB=A'B'
\LeftrightarrowOA-0.45=2OA
\LeftrightarrowOA=-0.225m
( sao lại âm nhể :(, đề sai hay tớ sai :()
 
K

kitbzo

Bài 8: Tương tự các bài trên bạn giải dựa vào 2 yếu tố là định luật khúc xạ ánh sáng và 2 công thức lượng giác bạn dễ dàng có:
[TEX]\frac{70-x}{x}[/TEX]=[TEX]\frac{4}{3}[/TEX]
suy ra x=30cm:)
 
K

kitbzo

a/
Áp dụng định luật khúc xạ ảnh sáng:
[TEX]sin i_1=n sin r[/TEX]
trong đó [TEX]r=\frac {A}{2}[/TEX]
=> [TEX]sin i_1=0.85[/TEX]
=> [TEX]i_1=58^o12'[/TEX]
=>[TEX]D_m=56^o25'[/TEX]
b/
[TEX]sin i_{gh}=0.588[/TEX]
=> [TEX]i_{gh}=36^o2'[/TEX]
không biết cách vẽ hình nên mô tả sơ thôi: giả sử lăng kính ABC
Nếu [TEX]i_1=0[/TEX] thì tia sáng truyền thẳng đến một cạnh của lăng kính, sau đó tia sáng bị phản xạ toàn phần với góc [TEX]i_2=60^o[/TEX] và đi ra vuông góc với lăng kính
hihic, không biết mô tả ra sao

Tớ nghĩ nên chia 3TH:
TH1: Tia sáng trong mf chứa đg cao hạ từ B và đỉnh A
TH2: Tia sáng truyền theo fương trùng với đg cao hạ từ B
TH3: Tia sáng truyền trong mf chưa đg cao hạ từ B và đỉnh C
:p
 
K

kitbzo

Bài 10:
a/ Theo đl KXAS:
sin(i1)=n.sin(r1)=[TEX]\frac{\sqrt[2]{2}}{2}[/TEX]
suy ra i1=45o
suy ra Dm=2.45o-60o=30o
b/ Giải như bài 9



LÂU LÂU MỚI ĐC LÀM THỎA THÍCH 10 BÀI LIỀN :p@-):)>-;):D:)
 
T

thanhnhan_1404

bài 10;
1 lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n=\sqrt[2]{2} . góc chiết quang A=60 độ, chiếu 1 tia sáng s(i) vào mặt bên AB của lăng kính.
a/ xác định i1 để D min và ko có tia ló ra khỏi lăng kính
b/ nếu A=90 độ thỳ có klết quả j?
còn một vế nữa
 
P

pinkgerm

pàkon uj, còn nữa nà, júp tớ nha:

câu 11
đặt vật sáng trước thấu kính hội tụ cho ảnh rõ nét nằm trên màn e cách vật 60cm. tìm f biết ảnh =3 lần vật

câu 12
1 thấu kính có f=15cm. đặt trước thấu kính một vật sáng AB. qua thấu kính thu được ảnh cao bằng 6 lần vật, dịch thấu kính một đoạn x thì vẫn thu được ảnh gấp 2 lần vật. tìm x

câu 13
cho hệ 2 thấu kínhđồng trục O1 có f1=20cm, O2 có f2=-20cm(TK phân kì) cách nhau một khoảng L=40cm. đặt vật sáng AB trên O1 và cách O1 một khoảng d1. xác định d1 để:
a/ hệ choảnh thật, ảnh ảo, ảnh ở xa vô cùng
b/ hệ cho ảnh cao bằng vật
c/ hệ cho ảnh cùng chiều và bằng vật

câu 14
1 TK hội tụ có f=10cm đặt cách gương phẳng 30cm. đặt 1 điểm sáng S trên trục chính bên ngoài quang hệ cho ảnh qua hệ trùng vị trí của vật. tìm d1.

câu 15
TK đặt cách gương phẳng 30cm.1 điểm sáng S đặt trên trục chính và ở bên ngoài quang hệ ng ta tìm được 2 vị trí của S cách nhau 8cm đều cho ảnh qua hệ trùng vật. tìm f.

câu 16
1 gương phẳng vuông góc trúc chính của TK, cách TK 15 cm. Vật AB đặt vuông góc trục chính bên ngoài quang hệ có 2 vị trí đặt vật cách nhau 2 cm đều cho ảnh qua hệ bằng 2 lần vật. tìm f.

câu 17
1 người có diểm cực cận=10cm, cực viễn=50cm. tìm độ biến thiên độ tụ của thuỷ tinh thể khi mắt ng đó ko điều tiết và điều tiết cực đại.
nêu ng đó đeo kính sát mắt nhìn được vật gần nhất là 25 cm. tìm khoảng nhìn rõ mới của mắt.

câu 18
một ng cận thị về già có khoảng nhìn rõ từ 1->2,5 m
a/ ng này đeo kính sát mắt để nhìn rõ các vật ở xa màd ko phải điều tiết. tìm độ tụ d1 của kính
b/ ng deo kính có độ tụ d2 để đọc sách như mắt tốt. tìm độ tụ của kính
c/ ng ta dùng TK của (a) và dán thêm 1 TK nhỏ để được TK như (b). tìm độ tụ của TK dán thêm.

câu 19
1 ng đngs tuổi nhìn rõ các vật ở vô cực mà ko phải điều tiết, nhưng đọc sách cách mắt 1 khaỏng gần nhât là 27cm thì phải đeo kính số 2. kính cách mắt 2cm, tìm khoảng nhìn rõ của mắt khi ko đeo kính. tìm khoảng nhìn rõ mới nhất khi đeo kính nói trên.

câu 20
1 ng cân thị có điểm cực cân cách mắt 11cm, cực viễn 51cm. để đọc sách cách mắt 21cm mắt ko điều tiết thì phải đeo kính có tiêu cự =?, l=1cm.
để đọc trang sách trên mà chỉ có kính f=28,8cm thì kính đặt cách mắt một khoảng=?

cvâu 21
trên vành kính lúp có ghi kí hiệu x3,125. D=25cm
một ng có khaỏng nhìn rõ từ 50=>vô cực. dùng kính trên để qưuan sát ảnh của vật AB. kính cách mắt 18cm.
a/ tìm khoảng cách đặt vật
b/ tính độ bội giác của kính khi ngắm chừng tại cực cận và cực viễn.

câu 22';
1kính lúp có tiêu cự f, 1 ng có mắt tốta đặt cách kính 5cm thì quan sát đc ảnh của vật AB. Khi vật di chuyển được chiều dài 1cm. tìm f(k) và độ bội giác của kính tại điểm cực cận và cực viễn.

câu 23:
1ng dùng kính lúp có đọ tụ 20đp để quan sát 1 vật nhỏ , mắt cách kính 5cm và dịch chuyển vật ở trước kính thỳ thấy vật cáh kính từ 25=>45mm. tìm giới hạn nhìn rõ của mắt.

câu 24:
1ng có mắt tốt đặt cách mặt kính 1 khoảng l để qsát ảnh cxủa vât AB cho tiêu cự f(k)=4cm, biết độ bội giác của kính ko phụ thuộc vào cách ngắm chừng. tìm l- khoảng cách từ mắt->kính và độ bội giác.


giúp tớ với nha pàkon, tuần sau thi hk rùi, tớ ko mún một lần nữa thất bại, tớ mún ôn tập thật kĩ. cảm ơn pà kon nhìu nhìu!!!!!!!!!!!!1
 
T

thanhnhan_1404

câu 11
đặt vật sáng trước thấu kính hội tụ cho ảnh rõ nét nằm trên màn e cách vật 60cm. tìm f biết ảnh =3 lần vật
theo đề ta có:
d+d'=60(1)
mà [TEX]k=\frac{-d'}{d}=-3[/TEX] (vì thu ảnh trên màn)
=> d'=3d(2)
từ (1) (2) suy ra:d=15cm ; d'=45cm
=>[TEX]f=\frac{dd'}{d+d'}=11.25cm[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
K

kitbzo

TKHT, vật thật cho ảnh hứng đc trên màn nên ảnh là thật
Khoảng cách vật ảnh L=ld+d'l=d+d'=60cm (1)
Ảnh lớn gấp 3 lần vật, ảnh thật nên ngược chiều với vật
suy ra k=[TEX]\frac{-d'}{d}[/TEX]=-3
suy ra d'=3d (2)
Từ 1 và 2 suy ra d=15cm, d'=45cm
Ta có, f=[TEX]\frac{d.d'}{d+d'}[/TEX]=11,25cm
Giải như Nhàn đó :p
 
K

kitbzo

câu 12
1 thấu kính có f=15cm. đặt trước thấu kính một vật sáng AB. qua thấu kính thu được ảnh cao bằng 6 lần vật, dịch thấu kính một đoạn x thì vẫn thu được ảnh gấp 2 lần vật. tìm x
Bài 12: Vì đề bài cho ảnh lớn hơn vật nên thấu kính là hội tụ \Rightarrowf>0
Vì ảnh qua thấu kính hứng đc nên ảnh là thật, \Rightarrowk<0
*Ban đầu:
k=-6\Rightarrowk=[TEX]\frac{-d'}{d}[/TEX]=-6\Rightarrowd'=6d
f=15\Rightarrowf=[TEX]\frac{d.d'}{d+d'}[/TEX]=15
\Rightarrowd=17,5cm
*Lúc sau:
k'=-2\Rightarrowk'=[TEX]\frac{-d'1}{d1}[/TEX]=-2\Rightarrowd'1=2d
f=15\Rightarrowf=[TEX]\frac{d1.d'1}{d1+d'1}[/TEX]=15
\Rightarrowd1=22,5
Vậy, ta đã dịch vật ra xa thấu kính 1 đoạn là 5cm ;)
 
Last edited by a moderator:
P

phuthuytk21

câu 12.
công thức :
1/f = 1/d1 + 1/d1'
1/f = 1/d2 + 1/d2'
..............
6d1=d1'
2d2=d2'
thế hai cái trên vào công thức tổng, đưa f vào.....
tính ra dc d1= 17.5, d2= 22.5
===> x= 5
 
K

kitbzo

câu 13
cho hệ 2 thấu kínhđồng trục O1 có f1=20cm, O2 có f2=-20cm(TK phân kì) cách nhau một khoảng L=40cm. đặt vật sáng AB trên O1 và cách O1 một khoảng d1. xác định d1 để:
a/ hệ choảnh thật, ảnh ảo, ảnh ở xa vô cùng
b/ hệ cho ảnh cao bằng vật
c/ hệ cho ảnh cùng chiều và bằng vật
Câu 13:
a/
- Để ảnh cho bởi hệ là ảnh thật thì d'2>0
d'2=[TEX]\frac{d2.f2}{d2-f2}[/TEX]>0
\Rightarrow-20<d2<0
Mà d'1=L-d2
\Rightarrow40<d'1<60
Mà d'1=[TEX]\frac{d1.f1}{d1-f1}[/TEX]
\Rightarrow30<d1<40
Các trường hợp khác bạn làm tương tự nhá ;)
 
Last edited by a moderator:
P

phuthuytk21

câu 17
1 người có diểm cực cận=10cm, cực viễn=50cm. tìm độ biến thiên độ tụ của thuỷ tinh thể khi mắt ng đó ko điều tiết và điều tiết cực đại.
nêu ng đó đeo kính sát mắt nhìn được vật gần nhất là 25 cm. tìm khoảng nhìn rõ mới của mắt.
câu 17:
công thức biến thiên: = 1/ OCc - 1/ OCv= 1/0.1 - 1/ 0.5 = 10 - 2 = 8
phần sau ko hiểu đề, nhờ kitbzo giải típ nhá........
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom