nãy giờ xem các bạn viết nghe hay qua!
cho mình góp phần một tí nha!

thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người. từ lâu thu và thi nhân đã có mối giao hoà giao cảm. ta đã có một Trời thu trong thơ Nguyễn Bính, một Tình thu của Tản Đà và một nàng thu Xuân Diệu. nhỏ nhẹ và khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài chung ấy một góc quê hương Sang thu với hương vị ấm lồng của một miền quê thuộc vùng đồng bằng bắc bộ. đi suốt bài thơ ta bắt gặp khổ nào cũng hay và ấn tượng nhưng có lẽ khổ thơ đầu tiên là đặc sắc nhất vì ở đó ta bắt gặp được sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trước sự chuyển biến của đất trời lúc sang thu:
"bỗng nhận ra hương ổi
phả vào trong gió se
sương chùng chình qua ngõ
hình như thu đã về"
thông thường trong thơ Việt Nam xưa khi viết về mùa thu thường sử dụng nh~ ước lệ tượng trưng. đã nói đến mùa thu là phải nói đến sen tàn, cúc nở hoa, lá ngô đồng rụng. ta hãy lắng nghe vần thơ thu của cụ Nguyễn Công Trứ:
"sang thu tiết heo may hiu hắt
cụm sen già lã chã pha sương
sương dày ruộng cúc đoá hoa vàng
sen nhuốm non đào cành lá đỏ"
hay thi sĩ Bích Khuê cũng viết:
"ô hay buồn vương cây ngô đồng
vàng rơi vàng rơi thu mênh mông"
Hữu thỉnh ko như thế, ông chọn cho mình một nối thu riêng. tín hiệu đầu tiên để thi sĩ nhận ra thu là hương ổi phả vào trong gió se. một mùi hương bình dị nơi vườn nhà, mùi hương mộc mạc đc gió đưa cứ lan toả vào trong không gian. còn gì ấm nồng hơn bằng hương hoa mùa vụ, trái ngọt mùa màng. nó đánh thức tuổi thơ, nó xôn xao hoài niệm, nó gây nên sự bất ngờ cho thi sĩ. bởi thế Hữu Thỉnh mới viết "bỗng nhận ra". hương ổi nơi vườn nhà sao ko phải là bay, là lan, là toả, là hoà vào trong gió mà lại là phả? đây có lẽ là dụng ý đầy nghệ thuật của tác giả. hương ôi phả vào trong gió se tạo nên một mùi hương rất nồng và đậm, do đó dùng từ "phả" có sức gợi cảm hơn nhiều. hương ổi phả vào trong gió se như truyền cho gió cái hơi ấm của mình, bởi sang thu gió lúc này có se lạnh và hơi khô. Xuân Diệu từng viết:
"đã nghe rét mướt luồn trong gió
đã vắng người sang những chuyến đò"
cơn gió se lạnh hao gầy cũng như muốn được ấp ủ đc sưởi ấm, vì thế câu thơ đọc lên nghe có tình, làm xúc động lòng ng` hơn. thu như đang gõ cửa từng giác quan của tác giả. mới đầu là khứu giác với hương ổi, xúc giác với gió se, và giờ lại là thị giác với sương chùng chình qua ngõ. mùa thu lại về, lại mang theo hương quê và sương mờ ướt lạnh. nh~ hạt sương thu nho nhỏ, ươn ướt như giăng màn qua ngõ nhỏ. từ láy "chùng chình" tạo nên cái hay cho câu thơ, đoạn thơ. từ "chùng chình" như gợi ra cho ta một màn sương nặng, dày nhưng không cụ thể. "chùng chình" còn thể hiện sự ngập ngừng nửa muốn qua ngõ, nửa lại như ko. tác giả đã nhân hoá làn sương tạo cho nó cái duyên dáng, cho nó cái trạng thái dùng dằng như muốn đợi ai. thế mới biết Hữu Thỉnh tinh tế đến thế nào trong cảm nhận. chỉ cần cảm xúc chan hoà, chỉ cần một thứ hương cây mùa vụ, một cơn gió se lạnh hao gầy, một màn sương mung linh mờ ảo cũng sẵn sàng tự rung lên thành nhạc thành lời và khúc giao mùa sang thu ngân lên từ đó.
giao mùa là thờ điểm dùng dằng giữa cái thật và cái ko thật. Hữu Thỉnh cũng ngỡ ngàng trước cái đi bất chợt của mùa thu. vì chưa thật rõ ràng nên ông có chút bối rối:
"hình như thu đã về"
thu đã về từ bao giờ nhỉ? từ hương ổi hay từ gió từ sương?, với Hữu Thỉnh thật khó xác định. có phải tại sương làm ko gian mờ ảo mung lung, có phải sương ko hiện lên rõ ràng vào bước chuyển mùa rõ nét mà Hữu Thỉnh ngỡ ngàng đến ko dám chắc lại phải hỏi lại lòng mình: "hình như thu đã về". ta bắt gặp một sự bối rối trước thiên nhiên hay sự ngập ngừng dùng dằng của tâm hồn khi bắt đầu sang thu. có thể nhận thấy dễ dàng tâm trạng dùng dằng ấy qua một số bài thơ khác của ông:
"đi suốt cả chiều thu
vẫn chưa về tới ngõ
dùng dằng hoa quan họ
nở tím chiều sông thương"
cái cảm xúc của thơ Hữu Thỉnh trước đó là đoạn thơ gây ấn tượng với ng` đọc ko phải chỉ ở cảnh thiên nhiên làng quê ngõ xóm mà còn ở sự cảm nhận tinh tế tới từng giác quan của một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. việc sử dụng thể thơ năm chữ cùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá đã tạo nên cái hay cho đoạn thơ; nó đánh thức những cái gì da diết cho con ng`.
thu là đề tài muôn thủa của thi ca, mỗi bài thơ là một bức tranh thu tươi đẹp khác nhau. song, có lẽ ng` đọc sẽ ko quên bài Sang thu của HT với những cảm nhận tinh tế lúc giao mùa. đọc thơ thu Hữu Thỉnh nói riêng và thơ thu nói chung, ta lại càng thêm yêu quê hương đất nước, tâm hồn ta lại thêm trong trẻo và có thể ngân lên khúc giao mùa khi sang thu:
"mùa thu về rồi em yêu"
các bạn ơi, có gì các bạn góp ý cho m` với nhé!
cảm ơn tất cả các bạn về những bài viết trên.
thanks