[văn 8]Bàn luận về phép học

J

jacques

đưa ý thui nha tui hok có rành :"khi chúng ta học về một bài học mà chúng ta không biết gì về nó thì chúng ta cần thực hành về bài tập nhiều hôm để có thể hiểu sâu và nhớ lâu hơn" (hjhj ^^)
 
N

nguyenkien9z

Bạn ơi mình cũng đang học bài này đó. mình làm nó rồi mình sẽ không "sao" bài mình cho bạn đâu nhưng mình sẽ chỉ bạn cách làm sơ lược rồi bạn từ làm nha mình làm chỉ trong một tiếng thôi không tốn nhiều thời gian phải không nào.
- Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC THEO SUY NGHĨ CỦA MÌNH VÀ CỦA NGUYỄN THIẾP. VD : học là tiếp thu những kiến thức mới, những kinh nghiệm từ sách vở, đời sống ...hành là áp dụng những điều được học vào thức tế... theo nguyễn thiếp thì học đây chính là học đạo, cách đối xử giũa người với người... học cho rộng rồi phải tóm gọn lại đặc biệt là phải học đi đôi với hành...
-THẾ NÀO LÀ HỌC CẦU DANH LỢI , HỌC VẸT, ĐỐI PHÓ,THẾ NÀO LÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐÚNG ĐẮN ?
-PHÂN TÍCH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HỌC VÀ HÀNH
-TÁC HẠI VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC VÀ HÀNH. Ahọc mà không hành sẽ ra sao ? Hành mà không học sẽ ra sao ?
Gợi ý thêm :
Bạn có thể trích đem vào vài câu danh ngôn nói về học và hành, thêm ví dụ cụ thể vào. hoặc đặt những câu nêu lên sự gắn kết của học và hành. Học và hành như một đôi đũa nếu kết hợp cả hai thì chúng trở nên hữu dụng nhưng khi tách riêng ra thì chúng trở thành vô dụng ( câu của mình tự đặt đó ^_^)
Chúc bạn làm văn được cao điểm.
 
N

nguyenkien9z

Đề: Từ bài bàn luận về phép học của Nguyễn thiếp, hãy neu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành"
giúp mình với nha, thanks
__________________thân________________
Bạn ơi mình cũng đang học bài này đó. mình làm nó rồi mình sẽ không "sao" bài mình cho bạn đâu nhưng mình sẽ chỉ bạn cách làm sơ lược rồi bạn từ làm nha mình làm chỉ trong một tiếng thôi không tốn nhiều thời gian phải không nào.
- Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC THEO SUY NGHĨ CỦA MÌNH VÀ CỦA NGUYỄN THIẾP. VD : học là tiếp thu những kiến thức mới, những kinh nghiệm từ sách vở, đời sống ...hành là áp dụng những điều được học vào thức tế... theo nguyễn thiếp thì học đây chính là học đạo, cách đối xử giũa người với người... học cho rộng rồi phải tóm gọn lại đặc biệt là phải học đi đôi với hành...
-THẾ NÀO LÀ HỌC CẦU DANH LỢI , HỌC VẸT, ĐỐI PHÓ,THẾ NÀO LÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐÚNG ĐẮN ?
-PHÂN TÍCH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HỌC VÀ HÀNH
-TÁC HẠI VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC VÀ HÀNH. Ahọc mà không hành sẽ ra sao ? Hành mà không học sẽ ra sao ?
Gợi ý thêm :
Bạn có thể trích đem vào vài câu danh ngôn nói về học và hành, thêm ví dụ cụ thể vào. hoặc đặt những câu nêu lên sự gắn kết của học và hành. Học và hành như một đôi đũa nếu kết hợp cả hai thì chúng trở nên hữu dụng nhưng khi tách riêng ra thì chúng trở thành vô dụng ( câu của mình tự đặt đó ^_^)
Chúc bạn làm văn được cao điểm.
:)>-:)>-:)>-
:)>-:)>-:)>-
:)>-:)>-:)>-
 
K

kimngan412

bạn ơi, bạn có còn bài văn nào khác không, mình muốn tham khảo qua nhiều bài viết để lọc và chọn ý cho bài viết. Thank y0u very much. :)
 
D

dieuan_27

bài này mình cũng có học nên biết, bạn thử tham khảo xem nha.nhớ thaks ka'i:D

1MB
Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.
Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?
2TB(dàn bài thôi nhaz)
-Giải thích ngắn gọn nội dug phép học trong bàn luận về phép học
+ Mối wan hệ giữa học và hành
+học là gì? hành là j`?
=> hoc5 với hành tuy 2 mà 1
- Vi2 sao học phải đi đôi với hành
-khẳg định wan niệm của ls phát triển là hoàn toàn đúg
-học và hành luôn đi đôi, gắn liền chặt chẽ:
+học hok hành thì việc học vô ích(nêu dẫn chứg)
+ hành mà hok hoc thì việc học gặp khó khăn, hok thành thạo, trôi chảy, chất lượg thấp(dẫn chứg)
=> học giữ vai trò chủ đạo,hành củg cố bổ sung và hoàn chỉnh học
-Thực hiện học và hành ntn?(dẫn chứg)
3KB
-khẳng định giá trị vấn đề : pp học tốt nhất là học lun lun đi đôi với hành.Liên hệ bản thân.
chúc bạn làm điểm cao :)>-:)>-:)>-
 
A

acymut

liệu bạn có thể làm hộ mình lập dàn ý nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnddaaaoj anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
 
H

hocmai_95

ai giup to moi mai to phạ lam bai rui`
nhan tien ADD njc to' vao` boy_diwaychien_2tayhaisung nha;
 
H

hinhacon_ha

đoạn văn diễn dịch là đoạn văn đi từ khái quát đến cụ thể tức là câu chủ đề ở đầu đoạn văn
 
T

tiendatsc

các bạn ơi viết thành đúng bài văn hộ mình đi , các bạn đưa ra các luận điểm đối với mình chỉ là nước đổ đầu vịt thôi , các bạn nhanh nha , viết hộ mình cả bài văn nha , ko cần hay đâu ! Thanks very much !
Thứ 3 tuần sau tớ phải nộp rùi , nhớ cả bài văn đó , có đầy đủ 3 phần : Mở bài , thân bài , kết bài ngen !
 
T

tiendatsc

ai giúp hộ em làm chi tiết bài văn này đi ! NHanh lên nha , gấp , gấp lắm ạ !
 
G

gem_princess

học là hoạt động tiếp thu kiến thức của nhân loại đã đươc đúc kết wa mấy ngàn năm lịch sử.Chúng ta có thể hoc ở trường wa sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè ; tự học wa sách vở& học ở thực tế đời sống.Học đễ làm giàu tri thức nâng cao trình độ hiểu biết. học để làm chủ bản thân làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước dân tộc.theo nguyễn thiếp muốn có kết wa học tốt thì fải có fương fáp học tốt.trước hết fải học từ thấp đến cao khi học fãi biết tóm lược kiến thức cơ bản để nhớ ,dễ vận dụng.theo cách nói bây giờ là fải biết sơ đồ hóa kiến thức ,biết tom tắt nội dung văn bản đả học.

hành là wá trình vận dung những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày.ví dụ như một bác sĩ đem kiến thưc tiếp thu đuọc trong wá trình đào tạo sáu ,bảy năm ở trờng đại học để vận dụng vào việc chửa bệnh cho nhân dân. những kiến trúc sư kĩ sư xây dụng đem kiến thưc đả học để thiết kế vá thi công bao công trìnhnhư nhà máy benh viện trường học công viên .., để fục đời sống con người.anh công nhân trong xưởng máy vận dụng kiến thức của mình để cải tiến kỉ thuật ,nâng cao chất lượng sản fẩm.chị nôg dân áp dụng khoa học vao đồng ruộng
để có được vụ mùa bội thu..... học sinh vân những gì thầy dạy để làm 1 bài toán ,1bài văn ......
đó là hành
 
N

navakas

giúp giùm cái ngày ni kiểm tra rùi help me:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(:(giúp giùm cái ngày ni kiểm tra rùi help me
 
T

trungwewac2013

Bạn tham khảo nhé:
Đề 2: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành”
Bài làm
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
 
N

nhoxedkjd

“Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”., phải chăng lời nó của bác chỉ là suông vậy thôi sao, nó không có ý nghĩa hay một mối quan hệ nào giữa học và hành. Không đâu, học và hành luôn luôn đi dôi với nhau.
Nhiều năm gần đây, đất nước mở cửa, ta luôn luôn tiếp nhận các phương pháp học mới của nước ngoài. Nhưng những phương pháp này hầu như chưa đạt dến hiệu quả, yêu cầu trình độ đủ để phát triển đất nước.
Nhiều thầy cô giáo vẫn lúng túng trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá lý thuyết qua thực tiễn… Kết quả là, vẫn còn tình trạng các bậc phụ huynh và học sinh kêu trời vì mớ lý thuyết và bài tập nặng nề mà thầy cô giáo giao cho.

Và hậu quả sâu xa hơn là, có những học sinh kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa vẫn chưa biết việc chọn trường chọn ngành của mình đã đúng hay chưa…

Để giúp vua Quang Trung trị nước, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã trình lên vua một bài tấu, trong đó phần cuối, ông đã bàn về phép học( Luận học pháp) .”Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã đề cao việc học phải đi đôi với hành.
Chủ tịch Hồ chí minh cũng đã khẳng định một câu: “Học để hành,học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thì học vô ích.Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Vậy, học và hành có song hành cùng nhau không?
Trước hết ta cần phải hiểu học và hành là gì. Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Nhưng nếu không khéo, không đưa ra điều mình học mà thực hành hợp lý thì khác nào ta chính là kẻ phá hoại mục đích của việc học. bởi vậy học và hành là mũi tên hai chiều nhắm đến cùng một cái đích. Nếu chỉ cần thiếu đi một chiều, thì chiều kia cũng sẽ chẳng có tác dụng gì.
Hiện nay tỉ lệ học sinh giỏi, đậu đại học, tốt nghiệp đại học loại giỏi, được cấp bằng thạc sĩ ngày ngày càng nhiều, không thua kém gì các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đó là do cái lối học vẹt, cái lối học hình thức, lối học cầu danh vọng mà La Sơn Phu Tử đã đề cập tới ở bài:”bàn luận về phép học”.Học phải đúng cách thì mới có thể đạt hiệu quả. Nhũng điểm số, những thành tích trong nhà trường chỉ là phương tiện để động viên, để khích lệ tinh thần học tập chăm chỉ của chúng ta mà thôi.
Vậy học với hành quan hệ thế nào với nhau? “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Đúng thế, nhưng đó là cách học thời xưa của La Sơn Phu Tử. Còn bây giờ ta phải học thế nào? Học Tiếng việt, học văn để hiểu rõ thêm về văn hoá của dân tộc/, góp phần xây dựng tinh hoa văn hoá của đất nước. Người biết ứng dụng văn chương vào trong giao tiếp, họ sẽ được mọi người kính nể. Học khoa học để có thể giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, các thành tựu khoa học kĩ thuật trong đời sống. Một ví dụ nhỏ: học được thành phần các chất dinh dưỡng trong thức ăn, về nhà chúng ta áp dụng vào bữa cơm gia đình, nâng cao chất lượng dinh dưỡng , đáp ứng nhu cầu thiết thực của cơ thể . Học ngoại ngữ để ta biết them nhiều thứ tiếng trên thế giới, ta có thể dễ dàng giao tiếp với người nước ngoài, không chỉ vậy ta còn có thể học hỏi cách nhanh chóng nền văn minh của các nước khác…
Xác định được tầm quan trọng của việc học trong nhà trường vẫn chưa đủ. Chúng ta còn cần phải học thêm các kiến thức khác chung quanh ta. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn trong học tập, ta còn phải chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, không có kiểu vừa chơi vừa học, làm ồn lớp,mất trật tự. Đặc biệt là phải biết vận dụng bài học vào ngay trong cuộc sống theo cách hiểu của mình. Có như vậy hiệu quả học, hành mới được nâng cao.
Học mà không hành chẳng khác gì chuẩn bị hết tất cả các vật liệu(gạch, xi măng, cát,…) mà không bắt tay vào thi công. Cũng vậy hành mà không học như muốn xây nhà mà thiếu vật liệu, thì ngôi nhà có hoàn thành chắc chắn được hay không? Thực tế, có nhiều anh chị sinh viên ra trường khi trong tay có bằng kế toán lại đi làm Marketting, học quản trị kinh doanh lại đi làm công nghệ thông tin… Vậy chẳng khác nào phá huỷ ngôi nhà kiến thức của chính mình?
Vì vậy, mỗi người cần chọn cho mình một lối đi vào đời, theo từng ngành nghề mà mình yêu thích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa phí công học tập, lại không giúp ích gì được cho nước nhà.
Phương pháp học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày nay vẫn còn ảnh hưởng. Học và hành để có tri thức, để làm một con người sống đạo đức. Như thế mới có thể đạt được những thành tựu mà mình mong ước, và góp phần xây dựng đất nước.
 
Top Bottom