N
nguyenthuydung102


TUYỂN CHỌN CÁC CÂU HỎI “XẤC LÁO” THUỘC PHẦN DAO ĐỘNG CƠ
BGD&ĐT cho biết: “Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12”. Nếu phân tích kĩ ta nhận thấy, đề ra theo chương trình THPT năm 2009 chứ không phải ra trong SGK 2009 và đề ra chủ yếu là chương trình lớp 12 chứ không phải hoàn toàn ở trong chương trình lớp 12. Không ít các học sinh hiểu nhầm, đề thi đại học năm trong SGK 12 nên phải bó tay trước những câu hỏi thuộc loại “xấc láo”. Câu hỏi thuộc loại “xấc láo” có thể được hiểu theo các khía cạnh sau đây:
+ Đó không phải là một câu hỏi thuộc loại phổ biến, cũng là một câu hỏi thuộc loại thách đố.
+ Đó là một “khía cạnh mới” một “góc độ mới” của một hiện tượng vật lí quen thuộc mà SGK không nói “toẹt ra”.
+ Đó là một vấn đề có liên quan đến phần “chữ nhỏ” trong SGK.
+ Đó là một “vấn đề cũ” được “làm tươi” bằng một cách nhìn mới.
+ Đó là một “vấn đề” được tổng hợp từ nhiều nội dung "dễ”.
+ Đó là một câu hỏi có liên quan đến nhiều chương của lớp 12.
+ Đó là một câu hỏi có liên quan đến chương trình lớp dưới.
Câu hỏi thuộc loại “xấc láo” đòi hỏi học sinh hoặc đã “trả nghiệm” hoặc “có óc phán đoán” mới giải quyết được.
Ngày nay, tài liệu tham khảo quá nhiều nhưng lại chưa đủ. Đa số các tài liệu cứ chép đi chép lại của nhau gây khó chịu cho các giáo viên và học sinh. Trong tài liệu này, tôi cố gắng “không sao chép” những vấn đề “biết rồi! khổ lắm... nói mãi”, hi vọng các độc giả không “cay cú” khi thưởng thức món ăn do tôi chế biến này!
DAO ĐỘNG CƠ HỌC
Câu 1. Chọn phương án SAI. Biên độ của một con lắc lò xo thẳng đứng dao động điều hòa bằng
A. hai lần quãng đường của vật đi được trong 1/12 chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí cân bằng.
B. nửa quãng đường của vật đi được trong nửa chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí bất kì.
C. quãng đường của vật đi được trong 1/4 chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí cân bằng hoặc vị trí biên.
D. hai lần quãng đường của vật đi được trong 1/8 chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí biên.
Câu 2. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(2pit/T). Thời gian ngắn nhất kể từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật có gia tốc với độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại là:
A. T/12 B. T/6 C. T/3 D. 5T/15
(bài viết sử dụng tài liệu của thầy Chu Văn Biên)
BGD&ĐT cho biết: “Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12”. Nếu phân tích kĩ ta nhận thấy, đề ra theo chương trình THPT năm 2009 chứ không phải ra trong SGK 2009 và đề ra chủ yếu là chương trình lớp 12 chứ không phải hoàn toàn ở trong chương trình lớp 12. Không ít các học sinh hiểu nhầm, đề thi đại học năm trong SGK 12 nên phải bó tay trước những câu hỏi thuộc loại “xấc láo”. Câu hỏi thuộc loại “xấc láo” có thể được hiểu theo các khía cạnh sau đây:
+ Đó không phải là một câu hỏi thuộc loại phổ biến, cũng là một câu hỏi thuộc loại thách đố.
+ Đó là một “khía cạnh mới” một “góc độ mới” của một hiện tượng vật lí quen thuộc mà SGK không nói “toẹt ra”.
+ Đó là một vấn đề có liên quan đến phần “chữ nhỏ” trong SGK.
+ Đó là một “vấn đề cũ” được “làm tươi” bằng một cách nhìn mới.
+ Đó là một “vấn đề” được tổng hợp từ nhiều nội dung "dễ”.
+ Đó là một câu hỏi có liên quan đến nhiều chương của lớp 12.
+ Đó là một câu hỏi có liên quan đến chương trình lớp dưới.
Câu hỏi thuộc loại “xấc láo” đòi hỏi học sinh hoặc đã “trả nghiệm” hoặc “có óc phán đoán” mới giải quyết được.
Ngày nay, tài liệu tham khảo quá nhiều nhưng lại chưa đủ. Đa số các tài liệu cứ chép đi chép lại của nhau gây khó chịu cho các giáo viên và học sinh. Trong tài liệu này, tôi cố gắng “không sao chép” những vấn đề “biết rồi! khổ lắm... nói mãi”, hi vọng các độc giả không “cay cú” khi thưởng thức món ăn do tôi chế biến này!
DAO ĐỘNG CƠ HỌC
Câu 1. Chọn phương án SAI. Biên độ của một con lắc lò xo thẳng đứng dao động điều hòa bằng
A. hai lần quãng đường của vật đi được trong 1/12 chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí cân bằng.
B. nửa quãng đường của vật đi được trong nửa chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí bất kì.
C. quãng đường của vật đi được trong 1/4 chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí cân bằng hoặc vị trí biên.
D. hai lần quãng đường của vật đi được trong 1/8 chu kỳ khi vật xuất phát từ vị trí biên.
Câu 2. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(2pit/T). Thời gian ngắn nhất kể từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật có gia tốc với độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại là:
A. T/12 B. T/6 C. T/3 D. 5T/15
(bài viết sử dụng tài liệu của thầy Chu Văn Biên)