Sử [sử ] nguồn gốc tết Nguyên Đán

H

haiquynh.710

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tớ cá với mọi người là nhiều người chưa biết đến nguồn gôc Tết Nguyên Đán đâu nhỉ?
Hôm nay nhân tiện post lên cho mọi người tham khảo nha!


Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.

Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.

Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng Chạp làm tháng đầu năm.

Qua nhà Chu (1050-256 trước Công Nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng Mười Một làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày Tết khác nhau.

Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày Tết vào một tháng nhất định: tháng Dần (con cọp).

Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công Nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con heo hoặc con lợn), tức tháng Mười.

Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công Nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy.


Nhân dịp năm mới thay mặt cho mod box sử chúc các mem , mod ,smod , admin toàn diễn đàn nhà mình ::):):)
thật vui vẻ, năm nay sức khoẻ như trâu vàng, học thật tốt , tham gia 4r càng nhiệt tình nha!(hix muốn chúc nhiều lắm nhưng xúc động đậy quá nên chẳng nhớ là nên chúc gì nữa :(:(! mọi người thông cảm nha!:p:p:p)
Nói chúng là chúc tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người trong năm nay! xin cop lại nhưng lời chúc mà mọi người đã đc nhận và sẽ đc nhận nha!;););););););)
 
H

hg201td

Khj nhắc đến nước Việt Nam bạn nghĩ người ta sẽ nghĩ về j
Đầu tjên là trâu vàng
Năm nay là năm con trâu có vẻ vất vả nhỉ nhưng cũng nên chăm chỉ như trâu đừng có lười.Nói thếthui nhưng thầy cô kêu là sợ nhất học sinh vào đầu tết và sau tết.
Đầu tết thì háo hức đến tết còn sau tết thì vương vấn tết nói chung là...........
Thứ 2 là j nhỉ
Nói chung năm nay trâu vàng vất lắm........Hu hu
Tết sao mà buồn thế ko bjt........Hix hix
:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
Dù sao thì trái đất vẫn quay​
 
H

htmd_1306

Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán khởi đầu cho một năm, như sự mở đầu của một bình minh rạng rỡ. Tết Nguyên đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết (chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân niên hoặc Nông lịch tân niên.
Ý nghĩa thật đẹp, phải không ?.:-?
 
A

arxenlupin

Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán khởi đầu cho một năm, như sự mở đầu của một bình minh rạng rỡ. Tết Nguyên đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết (chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân niên hoặc Nông lịch tân niên.
Ý nghĩa thật đẹp, phải không ?.:-?

=> Nguyên đán là buổi sáng khởi đầu năm mới, buổi sáng đầu năm hay ngày đầu năm :D

Vậy thì tết nguyên đán chỉ là một ngày thôi à =))
 
H

haiquynh.710

:-?. Cái ấy tui cũng không biết.:-?. Ông về tự mà xem lịch đi, hoặc bật ngược mấy nghìn năm về trước mà tìm hiểu.;))

Không chừng htmd cũng thành "thầy" rồi mất! hôm qua mới phát hiện bạn lupin là người vô cùng am hiểu về lịch , nhất là lịch âm! chắc chỉ hỏi thế thôi chứ biết thừa ấy chứ:):):):):), bạn lupin nhỉ ?;)

À nhân thể ! từ 7h>>8h tối ngày mùng 1 tết là giừo "đẹp " để khaỉ bút đấy mọi người !

Còn về Nguyên đán là gì thì google chắc cũng chỉ có thể giải đáp được như htmd nói thôi ạ!:p bạn lupin mà có nhu cầu tìm hiểu sâu hơ nthì nên đi sâu vào mấy hcuyên ngành "cũng bái" may ra biết thêm chăng?
 
P

phonglado187

Chúc mọi người đón 1 năm mới vui vẻ, hạnh phúc, học hành tấn tới và nhận dc nhiều lì xì nha !
Chúc Box Sử ngày càng phát triển. :):)
 
H

htmd_1306

Một số điều quen thuộc trong ngày Tết : Post lên lấy vui.:D.

- Áo quần mới: Ngày xưa, trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải thức khuya quay tơ, dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Công việc này thường kết thúc vào ngày cuối năm. Đến sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để làm lễ gia tiên. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó.

- Dọn dẹp nhà cửa trước Tết :do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết. Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân (xác pháo đốt trong đêm giao thừa), người quét nhà sẽ bị rông cả năm.

- Sêu Tết: miền Nam gọi là "đi tết", là nghĩa vụ phải làm trước Tết của chàng trai sau lễ hỏi và trước lễ cưới. Sau lễ hỏi chàng trai chính thức là rể chưa cưới và có bổn phận đối với nhà gái. Bổn phận này bao gồm phải có "sêu tết" và đôi khi có việc đi làm rể. "Sêu" có nghĩa là mùa nào thức ấy, chàng trai phải mang lễ vật sang biếu bố mẹ vợ chưa cưới.

- Đối với nhiều người Việt: dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn.

- Vào ngày 30 Tết, người Hà Nội còn có thói quen đi mua lá mùi già về để tắm tất niên đón chào năm mới. Đó là loại cây lá và thân ngào ngạt mùi hương rất thơm, thường có nhiều vào dịp Tết, mùi thơm của cây mùi già luôn gợi nhớ tới ngày Tết.

- Đầu Xuân, người có chức tước khai ấn; học trò, sĩ phu khai bút; nhà nông khai canh; người buôn bán mở hàng lấy ngày... Sau ngày mùng Một, dù có mải vui cũng chọn ngày để "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

- Các trò chơi dân gian như, bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu, thi leo cột mỡ; bài chòi và nhiều loại bài bạc cổ truyền khác.

- Các lễ hội truyền thống khác như thi đấu cờ người; đua thuyền, đấu vật, đánh còn, múa lân, múa rồng, thi thả chim bồ câu... tuỳ theo mỗi địa phương các lễ hội này có thể được tổ chức hay không.

- Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ (hạ nêu) thì xé bộ tam cúc, cất bộ tổ tôm...hoặc đốt luôn hoá vàng.

- Cúng đưa, hạ nêu: Trong những ngày Tết, người Việt quan niệm rằng có sự hiện diện của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều mồng Ba cúng tiễn đưa Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng hạ nêu.

- Đi viếng lễ chùa xin xăm: Không ai biết chắc chắn phong tục này có từ bao giờ và tại sao nhưng trong những ngày đầu năm âm lịch thì rất nhiều người thích đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi sáng mồng một, phong tục này thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng xuất hành và hái lộc. Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm.
 
A

arxenlupin

Áo quần mới năm nay ko có :D, có bị chi ko hề ;;)

Quét nhà trong ngày tết là quét lộc đi -> lộc = rác ;;), -> quét nhà trc tết là đuổi cái lộc cũ ra khỏi nhà =))

Sêu tết mệt nhỉ mấy tay miền nam ;;), may thay ;;)

Oài, cái tắm gội đêm giao thừa này đâu phải chỉ mỗi ng Hà Nội. Cơ mà cái tên :(, hiz, cái vụ này có một cái tên mà ko nhớ đc >"<

Trò chơi dân gian, giờ chẳng thấy đâu à nha :-<

Các lễ hội truyền thống cũng vậy :(

Cờ bạc. Cấm tiệt nhá, cấm đc đánh ... ở ngoài đường. Về nhà tha hồ :))

Cúng đưa thì chỉ là cúng ở nhà thôi. Còn cái lễ hạ nêu giờ cũng chỉ là làm lễ chứ cây nêu đâu rồi, chẳng còn bóng nó nữa rồi >"<

Đi viếng lễ chùa xin xăm, hình như chưa bao giờ đi :D. Có cái vụ xin xăm bói cũng vui :D

.
 
H

htmd_1306

Ông có làm cái gì đâu mà.:)). Cái này áp dụng cho những bạn khác được, dù sao đây cũng là những tập tục cổ cần lưu giữ, đêm giao thừa là trở về với cha ông, quên đi cái hiện đại mà chúng ta đang tận hưởng...:p
 
H

haiquynh.710

Năm nay cấm pháo! mấy chú công an viên giả "dân thường " đi trực! tưởng có cái tét ko có pháo >>mất vui! ai ngờ chưa đến giao thừa nhà naò nhà đấy pháo nổ ầm ầm
thôi! sr mấy chú công an giả danh dân thường ! cốmỗi ngày thôi ạ~:p:p:p:p:p:p

Còn vụ mấy phòng tục Tết ở Vn có cái lần đầu nghe thấy đấy!
ví như vụ siêu tết>>>khổ bọn con trai miền nam :p (sau này ko chống lầy ở đấy ^^)
vụ mua là mùi về..tắm thì ở chỗ mìnhcũng cónhưng năm nay quên!;):p
 
A

arxenlupin

Ông có làm cái gì đâu mà.:)). Cái này áp dụng cho những bạn khác được, dù sao đây cũng là những tập tục cổ cần lưu giữ, đêm giao thừa là trở về với cha ông, quên đi cái hiện đại mà chúng ta đang tận hưởng...:p

À ừ. Ng ta bảo quên. Cơ mà hỏi xem quên kiểu gì khi họ vẫn dùng điện đấy thôi =))

.
 
Last edited by a moderator:
H

htmd_1306

:)). Điện là cái phụ, đêm giao thừa, cho ông ngồi trước TV Plasma, điện Neon sáng trưng, nhạc Hi-end xập xình mà cô đơn một mình coi. Ngàn vạn điện không bằng phút thiên nhiên. Chẳng phải đoàn tụ với gia đình vẫn là một tập tục cổ truyển sao ?. Tôi dù có nhà mất điện mà được ngồi cạnh gia đình thì mất cũng cam lòng. :-j. Với tôi, đêm giao thừa là quên đi giá trị vật chất, vun vén tinh thần là chính.
 
Last edited by a moderator:
A

arxenlupin

Chậc. Thấy giao thừa mà cũng như hôm bt thôi. Ko còn cảm giác thức chờ giao thừa nữa, vì thức đêm có vẻ quen rồi :)). Ko hiểu sao giao thừa hôm qua lại có cái cảm giác bồi hồi 8-}, ko hiểu nổi 8-}

Ôi, gia đình 8->, tinh thần.

Ko rõ

.
 
H

htmd_1306

,
Ai bảo tính ông thế quen rồi.
Giao thừa, tôi cần cái không khí ấm cúng.:))
Một nơi có ít nhất hai người trở lên.
.
 
C

crazyfrog

Tớ cá với mọi người là nhiều người chưa biết đến nguồn gôc Tết Nguyên Đán đâu nhỉ?
Hôm nay nhân tiện post lên cho mọi người tham khảo nha!


Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.

Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.

Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng Chạp làm tháng đầu năm.

Qua nhà Chu (1050-256 trước Công Nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng Mười Một làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày Tết khác nhau.

Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày Tết vào một tháng nhất định: tháng Dần (con cọp).

Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công Nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con heo hoặc con lợn), tức tháng Mười.

Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công Nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy.


Nhân dịp năm mới thay mặt cho mod box sử chúc các mem , mod ,smod , admin toàn diễn đàn nhà mình ::):):)
thật vui vẻ, năm nay sức khoẻ như trâu vàng, học thật tốt , tham gia 4r càng nhiệt tình nha!(hix muốn chúc nhiều lắm nhưng xúc động đậy quá nên chẳng nhớ là nên chúc gì nữa :(:(! mọi người thông cảm nha!:p:p:p)
Nói chúng là chúc tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người trong năm nay! xin cop lại nhưng lời chúc mà mọi người đã đc nhận và sẽ đc nhận nha!;););););););)
Ghi chú đừng tin theo vì cái này chỉ giải thích nguyên mẫu lịch của người TQ. Và đây chính là cái gọi là Chinese New Year chứ không phải là Lunar New Year.
Cái này rất dễ nhầm lẫn do cả 2 dân tộc đều dùng Nguyệt Lịch chứ không phải là Nhật Lịch.
Đúng là mùng 1 tết được cười bể bụng :)):)):))
 
Top Bottom