[Vật lí 12] Hỏi về vân sáng, vân tối

J

jun11791

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

trong vở mình thầy cho ghi là:
(1) Nếu ở A là vân sáng thì x= k.lamđa.D / a = ki(cái này thì mình hiểu rồi)
(2) Nếu ở A là vân tối thì x = (2k+1).lamđa.D /2a = (k+0.5).lamđa.D /a = (k+0.5)i (cthức biến đổi ntn thì mình cũng hiểu rồi)

Khi làm bài tập, đề hỏi
vị trí của vân sáng so với vân trung tâm thì ta sẽ tính bằng cthức (1)
nhưng khi hỏi vị trí của vân tối thứ n so với vân trung tâm thì ko dùng cthức (2) mà lại dùng cthức (3) (n - 0.5)i

Vậy sao 1 cái là "+0.5" còn 1 cái là "-0.5" mình cứ nghĩ kí hiệu k ở (2) và n ở (3) là có ý nghĩa tương đương nhau

Vậy là sao nhỉ?

còn 1 bài nữa :
Trg thí nghiệm Young, cho a=2mm , D=1,6mm , ng` ta chiếu tới khe 1 a's' trắng.
a. Hãy xđ bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại vị trí M cách vân trung tâm 3,5mm
b. Hãy xđ bước sóng của các bức xạ bị tắt (cho vân tối) tại vị trí M cách vân trung tâm 3,5mm
c. Xđ số lượng và bước sóng của bức xạ cực đại & và các bức xạ bị tắt tại M cách vân jữa 3,5mm
 
Last edited by a moderator:
T

tramngan

Vì nếu là vân tối thứ n thì có bậc k = n - 1
Ví dụ:
k = 0, n = 1 : Vân tối bậc 0 , thứ 1
k = 1, n = 2: Vân tối bậc 1, thứ 2
....
Mình nhớ cái hồi mình ôn thi ĐH, ông thầy bảo là chương trình ôn tập trong sách của bộ đổi lại là: Vân tối bậc k và thứ n = k không biết có thiệt hay ko nữa. Hic, mình học bao nhiêu bây giờ trả lại cho GV mất rồi, chả còn nhớ tí tẹo nào cả! >"<
 
J

jun11791

Vì nếu là vân tối thứ n thì có bậc k = n - 1
Ví dụ:
k = 0, n = 1 : Vân tối bậc 0 , thứ 1
k = 1, n = 2: Vân tối bậc 1, thứ 2
....
Mình nhớ cái hồi mình ôn thi ĐH, ông thầy bảo là chương trình ôn tập trong sách của bộ đổi lại là: Vân tối bậc k và thứ n = k không biết có thiệt hay ko nữa. Hic, mình học bao nhiêu bây giờ trả lại cho GV mất rồi, chả còn nhớ tí tẹo nào cả! >"<

- Bậc k của vân tối là so với vân trung tâm hay so với vân sáng bậc 1 ?
trg vở thầy e cho ghi là "đối với vân tối thì ko còn khái niệm bậc như vân sáng .... 2 vân tối ở cạnh vân trung tâm là vân tối thứ nhất"

- Có ai jải thik hộ em bt trên ko? E tưởng ở tại vị trí M thì 1 là vân sáng, ko thì là vân tối thôi. Tại sao đề lại vừa hỏi bước sóng của bức xạ cho vân sáng, vừa hỏi bước sóng của bức xạ cho vân tối? Bước sóng của bức xạ cực đại nghĩa là sao?
 
B

bongtuyet124

theo như bạn nói thì mình hiểu cái đề là như thế này
câu 1: xác định bước sóng của bức xạ để tại M là vân sáng
câu 2: xác định bước sóng của bức xạ để tại M là vân tối
2 câu đó khác nhau không liên quan tới nhau
 
Last edited by a moderator:
T

tramngan

Vân trung tâm chính là vân sáng, thì dĩ nhiên 2 bên cạnh nó chính là vân tối.
Theo quy ước trong SGK là:
+ Vân sáng bậc k và thứ n = k
+ Vân tối bậc k và thứ n = k + 1
- Vân trung tâm là vân sáng bậc 0 thứ 0.
- 2 vân tối kế bên vân trung tâm chính là vân tối thứ 1 bậc 0
- 2 vân sáng kế tiếp là vân sáng thứ 1 bậc 1.
Còn cái câu bài tập của em thì anh thấy câu a, b vừa sức với em rồi. Theo ý kiến bạn trên là đúng! ^^
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

theo như bạn nói thì mình hiểu cái đề là như thế này
câu 1: xác định bước sóng của bức xạ để tại M là vân sáng
câu 2: xác định bước sóng của bức xạ để tại M là vân tối
2 câu đó khác nhau không liên quan tới nhau

Tớ viết nguyên văn đề là như thế mà. 3 câu hỏi khác nhau cùng trg 1 đề bài chung. Tớ ko hiểu là ở chỗ đó: tại 1 điểm thì chỉ có 1 là vân sáng, 2 là vân tối mà thôi, làm sao mà vừa có vân sáng lại vừa có vân tối tại 1 điểm nhỉ? Hay tớ hiểu sai đề bài?
....
Ah nếu như tramngan nói thì
b. Tại vị trí M (3,5mm) thì là vân tối thứ n=4, k=5
a. còn tại M là vân sáng bậc mấy ạ?
 
Last edited by a moderator:
C

candy_love

trong vở mình thầy cho ghi là:
(1) Nếu ở A là vân sáng thì x= k.lamđa.D / a = ki(cái này thì mình hiểu rồi)
(2) Nếu ở A là vân tối thì x = (2k+1).lamđa.D /2a = (k+0.5).lamđa.D /a = (k+0.5)i (cthức biến đổi ntn thì mình cũng hiểu rồi)

Khi làm bài tập, đề hỏi
vị trí của vân sáng so với vân trung tâm thì ta sẽ tính bằng cthức (1)
nhưng khi hỏi vị trí của vân tối thứ n so với vân trung tâm thì ko dùng cthức (2) mà lại dùng cthức (3) (n - 0.5)i

Cô tớ dạy là: nếu là vân tối thì k phải lấy của vân sáng ngay trước nó, tức là nếu tìm vân tối thứ 3 thì lấy k=2, vân tối thứ 4 thì lấy k=3.(bởi vì không có khái niệm vân tối thứ 0 !)
Như vậy thì muốn tìm vị trí của vân tối thứ n so với vân trung tâm thì ta có:
x(Tối)=[(k-1)+0.5]i=(k-0.5)i
 
O

oanhmd97

theo như tớ biết thì nếu muốn tìm đó là vân tối thứ bao nhiêu thì dùng ct thứ 3 là đúng vì
k=0 =>vân tối thứ 1
k=1=>vân tối thứ 2
....
k=n=>vân tối thứ (n+1)
 
A

ahcanh95

thử tìm 1 bài nào đó làm xong vẽ hình ra nhé. vân trung tâm là vân sáng giao thoa bậc 0. tiếp theo là 2 vân tối về 2 bên, rùi lại đến 2 vân sáng....cứ như vậy (khoảng cách giữa vân tối và vân sáng là i/2). Giao thoa bạn nên hiểu bản chất chứ các công công thức nó đều suy ra như nhau hay cũng tương tự như nhau thôi. bạn cứ làm 1 vài ví dụ rùi phác thử hình ra nháp nghĩ 1 lúc là sẽ hiểu hết thôi mà.hihi
 
Top Bottom