[ Lí 12 ] Tính chu kì con lắc đơn

A

anh2612

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người giải chi tiết dùm tớ nha:)

thanks:):)


Bài 1 :Một con lắc đơn treo thẳng đứng có m=300g, dao động điều hoà với chu kì T=2s
Khi chịu một lực F=2N tác dụng theo phương hợp với phương thẳng đứng một góc =60* hướng xuống thì chu kì dao động mới của con lắc là : (lấy g=10)

A. 1,35s
B. 1,66s
C. 1,26s
D. 2,16s



Bài 2:Một con lắc đơn gắn vào trần xe ôtô, ôtô đang chạy với gia tốc a=5m/s2,
lên dốc nghiêng góc b=30*so với phương nằm ngang. Biết khi xe đứng yên con lắc dao động với chu kì To=1s, tính chu kì dao động của con lắc trong trường hợp trên.(g=10)

A. 0,87s
B. 0.95s
C. 1,1s
D. 1,73s


moi
 
G

giangln.thanglong11a6

Bài 1: Gia tốc tạo bởi lực F=2N: [TEX]a=\frac{F}{m}=\frac{20}{3} (m/s^2)[/TEX]

Gia tốc trọng trường hiệu dụng [TEX]g'=\sqrt{g^2+a^2+2g.a.cos60}=14,53m/s^2[/TEX]

Chu kì [TEX]T'=T.\sqrt{\frac{g}{g'}}=1,66s[/TEX]. Đáp án B.


Bài 2: Tính được gia tốc trọng trường hiệu dụng [TEX]g'=\sqrt{g^2-a^2}=5 \sqrt{7} m/s^2[/TEX]

[TEX]T=T_0.\sqrt{\frac{g}{g'}}=0,87s[/TEX]. Chọn A.
 
Last edited by a moderator:
L

letrongnhat123

Bài 1: Gia tốc tạo bởi lực F=2N: [TEX]a=\frac{F}{m}=\frac{20}{3} (m/s^2)[/TEX]

Gia tốc trọng trường hiệu dụng [TEX]g'=\sqrt{g^2+a^2+g.a.cos60}=14,53m/s^2[/TEX]

Chu kì [TEX]T'=T.\sqrt{\frac{g}{g'}}=1,66s[/TEX]. Đáp án C.


Bài 2: Tính được gia tốc trọng trường hiệu dụng [TEX]g'=\sqrt{g^2-a^2}=5 \sqrt{3} m/s^2[/TEX]

[TEX]T=T_0.\sqrt{\frac{g}{g'}}=1,075s[/TEX]. Chọn C?

bài 2 tính sai rồi , tính sai chỗ g , bạn tính lại đi nhé
 
H

harry18

Đúng rồi đó, tui giải lại thử xem nha.

mọi người giải chi tiết dùm tớ nha:)


Bài 2:Một con lắc đơn gắn vào trần xe ôtô, ôtô đang chạy với gia tốc a=5m/s2,
lên dốc nghiêng góc b=30*so với phương nằm ngang. Biết khi xe đứng yên con lắc dao động với chu kì To=1s, tính chu kì dao động của con lắc trong trường hợp trên.(g=10)

A. 0,87s
B. 0.95s
C. 1,1s
D. 1,73s


moi

Vẫn áp dụng công thức đó( do ô tô đi lên dốc [TEX]30^0[/TEX])

[TEX]g'=\sqrt{g^2+a^2+2g.a.cos60} = 5\sqrt{7}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow T' = T\sqrt{\frac{g}{g'}} = 0,87 (s)[/TEX]

Đáp án A

Hình như câu 1 bạn đánh sai đó. Sai cái chỗ g' =...
Bài 1 :Một con lắc đơn treo thẳng đứng có m=300g, dao động điều hoà với chu kì T=2s
Khi chịu một lực F=2N tác dụng theo phương hợp với phương thẳng đứng một góc =60* hướng xuống thì chu kì dao động mới của con lắc là : (lấy g=10)

A. 1,35s
B. 1,66s
C. 1,26s
D. 2,16s

Ta có [TEX]a = \frac{F}{m} = \frac{20}{3} (m/s^2)[/TEX]

Áp dụng công thức [TEX]g'=\sqrt{g^2+a^2+2g.a.cos60} \approx 14,5 [/TEX]

[TEX]\Rightarrow T' = T\sqrt{\frac{g}{g'}} \approx 1,66 (s)[/TEX]

Đáp án B

Bạn viết sai nhưng bạn vẫn làm đúng. Chắc là do sơ xuất trong đánh máy
 
Last edited by a moderator:
T

thinhtran91

nếu giải chi tiết thì nó phải là thế này, bạn xem nha:

Bài 1: phân tích lực con lắc tại vị trí bất kì thuộc quỹ đạo giao động thì có 2 thành phần , P vuông góc mặt đất, và F lệch phương vuông góc 1 góc 60 độ, bạn vẽ hình bình hành dựa trên 2 cạnh là 2 lực thành phần, đường chéo hbh chính là trọng lực biểu kiến của con lắc dưới tác dụng ngoại lực F. Áp dụng công thức hàm cos để tính cạnh P' trong tam giác thường, ta đc công thức như các bạn trên đã nêu ra.
Bài 2 :tương tự.
 
A

anh2612

bài này nữa nhé

Một con lắc đơn đặt tren xe ,có chu kỳ dao động riêng bằng T khi đứng yên .Xe chuyển đọng xuống dốc với góc nghiêng a không có ma sát .tính chu kì dao động riếng của con lắc
 
T

thinhtran91

hic, bài này tớ nhớ là có người post rồi, và tớ nhớ là đã có giải thích chi tiết nữa.

Áp dụng công thức hàm cos trong đa giác lực (ở đây làhình bình hành), ta có ,
Gia tốc biểu kiến trong trường hợp này là : g' = căn của (g2 +a2 +2ga cos anfa)
Thế vào tính T.

Đề thiếu a của xe, ko có tính bằng niềm tin >"<
 
A

anh2612

đúng rồi =((


nhưng g' = g cosa thì tính ntn để ra nhỉ

(lại 50 nè .................................................................b-(b-()
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom