[ Lí 12 ] Topic tổng hợp về sóng cơ và sóng âm!

H

hoangtrungneo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình muốn lập một topic về Sóng cơ và sóng âm để cho chúng mình học tập tốt hơn. Rất mong nhận đc sự ủng hộ của các Mod và các Mem. tất cả vì giao lưu kiến thực và học tập tốt hơn các bạn nhé. Tớ yêu hocmai.vn

Quy tắc của Topic: Các bạn phải giải được những bài tập trước đó thì mới đc đóng góp thêm bài tập phía dưới.​
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtrungneo

Tớ xin đóng góp bài tập

BÀi 1: Đầu O của 1 sợi dây dao động với PT:

[TEX]U_O = 2 Cos (40\pi t - \frac{\pi}{2}) [/TEX] (m). Vận tốc truyền sóng trên dây là : 2 (m/s).

a) Xác định hình dạng của sợi dây tại : t= 0.125 (s)

b) Xác định PT truyền sóng tại M và N

Biết MO =20 cm và NO = 30 cm tại t=0.125 (s)

\Rightarrow Xác định hình dạng sóng tại M và N tại thời điểm trên

Bài 2: Một sợi dây có sóng dừng ứng với 3 tần số liên tiếp :

[TEX]f_1 =75Hz, f_2 = 125Hz , f_3 = 175 Hz[/TEX]

a) Dây có 1 hay 2 đầu cố định ? Giải thích!

b) Tìm tần số của sợi dây

c) Tìm chiều dài của sợi dây biết v=400 (m/s)

 
Last edited by a moderator:
H

harry18

BÀi 1: Đầu O của 1 sợi dây dao động với PT:

[TEX]U_O = 2 Cos (40\pi t - \frac{\pi}{2}) [/TEX] (cm). Vận tốc truyền sóng trên dây là : 2 (m/s).

a) Xác định hình dạng của sợi dây tại : t= 0.125 (s)

b) Xác định PT truyền sóng tại M và N

Biết MO =20 cm và NO = 30 cm tại t=0.125 (s)

\Rightarrow Xác định hình dạng sóng tại M và N tại thời điểm trên


a. Tại đầu dây(nguồn), tại t = 0,125 (s) thì u = 0 và đang chuyển động theo chiều âm.

Nên ta có thể vẽ hình dạng của dây

b. Ta có [TEX]T = \frac{2\pi }{\omega } = 0,05 (s)[/TEX]

\Rightarrow \lambda = vT = 10 (cm/s)

Phương trình truyền sóng tại M và N là:

[TEX]U_M = 2 Cos (40\pi t - \frac{\pi}{2} - \frac{2\pi d_{MO}}{\lambda })[/TEX]

..... [TEX]= 2 Cos (40\pi t - \frac{9\pi}{2} )[/TEX]

[TEX]U_N = 2 Cos (40\pi t - \frac{\pi}{2} - \frac{2\pi d_{NO}}{\lambda })[/TEX]

..... [TEX]= 2 Cos (40\pi t - \frac{13\pi}{2} )[/TEX]

Tại t = 0,125 [TEX]\Rightarrow u_M = u_N = 0[/TEX]
 
P

pqnga

Bài 2: Một sợi dây có sóng dừng ứng với 3 tần số liên tiếp :

[TEX]f_1 =75Hz, f_2 = 125Hz , f_3 = 175 Hz[/TEX]

a) Dây có 1 hay 2 đầu cố định ? Giải thích!

b) Tìm tần số của sợi dây

c) Tìm chiều dài của sợi dây biết v=400 (m/s)

[/B]
câu này tớ ko hiểu lắm ??
Tại sao lại là" Một sợi dây có sóng dừng ứng với 3 tần số liên tiếp " rồi lại "Tìm tần số của sợi dây"
 
H

hoangtrungneo

Tớ gợi ý nho nhỏ nhé

câu này tớ ko hiểu lắm ??
Tại sao lại là" Một sợi dây có sóng dừng ứng với 3 tần số liên tiếp " rồi lại "Tìm tần số của sợi dây"

a) Giả sử dây có 2 đầu cố định \Rightarrow Một điều vô lý
\Rightarrow Dây có 1 đầu cố định và 1 đầu dao động

b) Vì là 1 đầu cố định và 1 đầu dao động \Rightarrow [TEX]l=(2k+1). \frac{\lambda}{4}[/TEX]

\Rightarrow từ đây tiếp tục suy ra tần số cơ bản.

Bạn pqnga có hỏi là :"Tại sao lại là" Một sợi dây có sóng dừng ứng với 3 tần số liên tiếp " rồi lại "Tìm tần số của sợi dây" "
\Rightarrow Tớ xin trả lời. Khi ta thay đổi tấn số thì hiện tượng sóng dừng trên dây sẽ khác. Mấy cái tần số đề bài ra có thể là tần số khi K=2, K=3,k=4 còn ta phải tìm là tần số cơ bản khi k =1.


c) thì dễ rồi
 
H

hoangtrungneo

Chỉnh lại đề Bài 1!

BÀi 1: Đầu O của 1 sợi dây dao động với PT:

[TEX]U_O = 2 Cos (40\pi t - \frac{\pi}{2}) [/TEX] (m). Vận tốc truyền sóng trên dây là : 2 (m/s).

a) Xác định hình dạng của sợi dây tại : t= 0.125 (s)

b) Xác định PT truyền sóng tại M và N

Biết MO =20 cm và NO = 30 cm tại t=0.125 (s)

\Rightarrow Xác định hình dạng sóng tại M và N tại thời điểm trên



\Rightarrow Vừa nãy tớ chép nhầm đề. Nhầm chỗ PT sóng đề bài tính theo m nhưng tớ viết nhầm là cm. Tớ sửa lại rồi! Cậu làm lại nhé! Sorry! Chờ bài làm của cậu để tớ còn post thêm bài tập. Vì Quy tắc của topic là phải làm xong bài trước thì mới đc đóng góp thêm bài tập mà. :D
 
Last edited by a moderator:
L

letrongnhat123

các cậu trình bày cụ thể thêm tý nữa , tớ chẳng hiểu gì cả :(( , làm ơn giúp tớ với , tớ học dốt lắm
 
H

hoangtrungneo

Cậu ko hiểu bài nào ?

các cậu trình bày cụ thể thêm tý nữa , tớ chẳng hiểu gì cả :(( , làm ơn giúp tớ với , tớ học dốt lắm

\Rightarrow Cậu ko hiểu bài nào ? Bài 1 thì có bạn giải nhưng do sai đề nên tớ chỉnh lại đề. Còn cách làm thì OK rồi. Bài 2 thì tớ cũng giải thích. Cậu ko hiểu ở đâu ?
 
H

hoangtrungneo

Bài tập về sóng dừng

Đề bài: Một sóng dừng trên một sợi dây có dạng:

[TEX]u=2 sin{\frac{\pi}{4}}.x cos({20t +\frac{\pi}{2}})[/TEX] (cm)

Trong đó u là li độ tại thời điểm t của một phần tử M trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc O một khoảng x (x đo bằng cm; t đo bằng giây)
a) Tính vận tốc truyền sóng dọc trên dây
b) Xác định vị trí của những điểm trên dây có biên độ 1 cm.
 
C

cry_cry_love

Đề bài: Một sóng dừng trên một sợi dây có dạng:

[TEX]u=2 sin{\frac{\pi}{4}}.x cos({20t +\frac{\pi}{2}})[/TEX] (cm)

Trong đó u là li độ tại thời điểm t của một phần tử M trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc O một khoảng x (x đo bằng cm; t đo bằng giây)
a) Tính vận tốc truyền sóng dọc trên dây
b) Xác định vị trí của những điểm trên dây có biên độ 1 cm.

v=80/pi >> đúng k trung ơi,tớ quên hết kiến thức rồib-(b-(b-(
[TEX]1=2 sin{\frac{\pi}{4}}.x[/TEX] sau đó giải pt lượng giác >> đúng không=((
 
H

hoangtrungneo

Đề bài: Một sóng dừng trên một sợi dây có dạng:

[TEX]u=2 sin\frac{\pi}{4}.x cos({20t +\frac{\pi}{2}})[/TEX] (cm)

Trong đó u là li độ tại thời điểm t của một phần tử M trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc O một khoảng x (x đo bằng cm; t đo bằng giây)
a) Tính vận tốc truyền sóng dọc trên dây
b) Xác định vị trí của những điểm trên dây có biên độ 1 cm.


Biên độ dao động tại điểm M là : [TEX]A_M = 2. \mid sin\frac{({\pi}/{4})} x \mid [/TEX]

Tại các điểm nút ta có [TEX]A_M = 0[/TEX], do đó tạo độ các điểm nút thoả mãn PT:

[TEX]2.\mid sin \frac{({\pi}/{4})} x\mid = 0[/TEX] hay [TEX]\frac{\pi}{4} x = kx[/TEX]

\Rightarrow [TEX]x=4k[/TEX] (cm) Với k= 0,1,2,.....

Vì khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp là bằng [TEX]\frac{\lambda}{2}[/TEX], nên ta có:

[TEX]x_{k+1} - x_k = 4(k+1) - 4k = \frac{\lambda}{2}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]\lambda = 4.2 =8 cm[/TEX]

Mờ lị lại có: [TEX]f= \frac{\omega}{2\pi} = \frac{20\pi}{2\pi} = 10 HZ[/TEX]

\Rightarrow Vận tốc [TEX]v= \lambda.f=8.10=80 [/TEX](cm/s)
 
Last edited by a moderator:
Q

quang1234554321

Biên độ dao động tại điểm M là : [TEX]A_M = 2. \mid sin\frac{({\pi}/{4})} x \mid [/TEX]

Tại các điểm nút ta có [TEX]A_M = 0[/TEX], do đó tạo độ các điểm nút thoả mãn PT:

[TEX]2.\mid sin \frac{({\pi}/{4})} x\mid = 0[/TEX] hay [TEX]\frac{\pi}{4} x = kx[/TEX]

\Rightarrow [TEX]x=4k[/TEX] (cm) Với k= 0,1,2,.....

Vì khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp là bằng [TEX]\frac{\lambda}{2}[/TEX], nên ta có:

[TEX]x_{k+1} - x_k = 4(k+1) - 4k = \frac{\lambda}{2}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]\lambda = 4.2 =8 cm[/TEX]

Mờ lị lại có: [TEX]f= \frac{\omega}{2\pi} = \frac{20\pi}{2\pi} = 10 HZ[/TEX]

\Rightarrow Vận tốc [TEX]v= \lambda.f=8.10=80 [/TEX](cm/s)

Bài này nhiều bạn thường hay nhầm rằng

Với [TEX]A=2sin {\frac{\pi}{ \lambda }}d[/TEX]

và thấy ngay như trên rồi cho [TEX] \lambda = 4 [/TEX] là sai .

các bạn chú ý chỗ này , và làm theo hoangtrungneo là đúng
 
H

hoangtrungneo

Bài tập ngày 19/12/2008

Người ta thực hiện sự giao thoa trên mặt nước với hai nguồn kết hợp [TEX]S_1S_2[/TEX] [TEX](S_1S_2 = 10cm)[/TEX]. Hai điểm [TEX]M_1[/TEX], [TEX]M_2[/TEX] ở cùng một bên đối với đường trung trực của [TEX]S_1S_2[/TEX] và ở trên 2 vân giao thoa cùng loại; [TEX]M_1[/TEX] nằm trên vân giao thoa thứ k và [TEX]M_2[/TEX] nằm trên vân giao thoa thứ k+8. Cho biết [TEX]M_1S_1 - M_1S_2 = 12[/TEX] cm và [TEX]M_2S_1 - M_2S_2 = 36[/TEX] cm.
\Rightarrow "Yêu" cầu:

a) Tính bước sóng [TEX]\lambda[/TEX] và cho biết trạng thái dao động của [TEX]M_1[/TEX] và [TEX]M_2[/TEX]

b) Tính số vân cực đại và số vân cực tiểu quan sát đc.

(Yêu cầu cán bộ đẹp trai ra đề ko giải thích gì thêm vì đề đúng 100%)
 
T

thong1990nd

Đề bài: Một sóng dừng trên một sợi dây có dạng:

[TEX]u=2 sin{\frac{\pi}{4}}.x cos({20t +\frac{\pi}{2}})[/TEX] (cm)

Trong đó u là li độ tại thời điểm t của một phần tử M trên dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc O một khoảng x (x đo bằng cm; t đo bằng giây)
a) Tính vận tốc truyền sóng dọc trên dây
b) Xác định vị trí của những điểm trên dây có biên độ 1 cm.
làm câu a như cách bạn hoangtrung hơi dài
có PT tổng quát sóng dừng trên 1 sợi dây là
[TEX]U=2U_0.sin(\frac{2\pi.x}{\lambda}).cos(\omega.t)[/TEX] với [TEX]A=|2U_0.sin(\frac{2\pi.x}{\lambda})|[/TEX]
\Rightarrow [TEX]\frac{\pi}{4}.x=\frac{2\pi.x}{\lambda}[/TEX]
\Rightarrow [TEX]\lambda =8 \Rightarrow v=\lambda.f=8.\frac{20}{2\pi}=\frac{80}{\pi}[/TEX]:D
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

làm câu a như cách bạn hoangtrung hơi dài
có PT tổng quát sóng dừng trên 1 sợi dây là
[TEX]U=2U_0.sin(\frac{2\pi.x}{\lambda}).cos(\omega.t)[/TEX] với [TEX]A=|2U_0.sin(\frac{2\pi.x}{\lambda})|[/TEX]
\Rightarrow [TEX]\frac{\pi}{4}.x=\frac{2\pi.x}{\lambda}[/TEX]
\Rightarrow [TEX]\lambda =8 \Rightarrow v=\lambda.f=8.\frac{20}{2\pi}=\frac{80}{\pi}[/TEX]:D

Tớ nghĩ bạn nhầm thì đúng hơn.

Công thức tổng quát của nó phải là:

[TEX]u = 2U_oCos(\frac{\pi x}{\lambda })Sin(\omega t + \varphi )[/TEX]

Hoặc là :[TEX] u = 2U_oCos(\frac{\pi x}{\lambda })Cos(\omega t + \varphi ) [/TEX]

Cách làm như bạn hoangtrungneo là đúng rồi!
 
Top Bottom