

Tổ quốc - tiếng gọi tha thiết ấy mãi ngân vang trong muôn triệu trái tim Việt Nam. Tổ quốc là sự thân thiết, gần gũi. Tổ quốc là nhà (…). (1)
Tổ quốc có hương. Mùa hạ hương lúa, mùa thu hương cốm. Mùi lá dong đêm giao thừa. Dù ở đâu xa, nghe hương Tổ quốc, ta có thể nhận ra dáng hình một tình yêu. Tổ quốc có màu. Màu xanh của núi, của cây. Màu vàng của rơm rạ. Màu đỏ của đất Tây Nguyên. Màu trắng của đồng cát Quảng Bình, của đồng muối Năm Căn…Tổ quốc mình còn có vị. Vị của Tổ quốc là vị mặn. Đất đai này mặn, nước non này mặn. Mặn mồ hôi, mặn nước mắt, mặn cả máu của bao thế hệ gìn giữ và tưới tắm mảnh đất này. Ngay cả tình yêu cũng mặn nồng. (2)
Tổ quốc là tình yêu khởi nguồn mọi tình yêu. Yêu Tổ quốc là yêu con đường mình đến trường, yêu hàng cây mình trú mưa, tránh nắng. Yêu Tổ quốc là yêu thương những đôi chân lam lũ, nhọc nhằn bốn mùa trên đồng ruộng. Yêu Tổ quốc là thuộc lòng những vần thơ lục bát nghĩa tình, là quý trọng tiếng nói cha ông, là tự hòa những trang sử vẻ vang của dân tộc mình. (3)
Với tình yêu Tổ quốc nặng trĩu con tim, mỗi người con của mảnh đất hình chữ S hãy tự hỏi lòng mình: ngày mai mình sẽ là ai? Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương? (4)
(Theo Đoàn Công Lê Huy)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Tác giả cảm nhận như thế nào về Tổ quốc ở đoạn văn (2).
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn văn (3)
Câu 4. Anh/ chị hãy trả lời câu hỏi: Em sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương?
Tổ quốc có hương. Mùa hạ hương lúa, mùa thu hương cốm. Mùi lá dong đêm giao thừa. Dù ở đâu xa, nghe hương Tổ quốc, ta có thể nhận ra dáng hình một tình yêu. Tổ quốc có màu. Màu xanh của núi, của cây. Màu vàng của rơm rạ. Màu đỏ của đất Tây Nguyên. Màu trắng của đồng cát Quảng Bình, của đồng muối Năm Căn…Tổ quốc mình còn có vị. Vị của Tổ quốc là vị mặn. Đất đai này mặn, nước non này mặn. Mặn mồ hôi, mặn nước mắt, mặn cả máu của bao thế hệ gìn giữ và tưới tắm mảnh đất này. Ngay cả tình yêu cũng mặn nồng. (2)
Tổ quốc là tình yêu khởi nguồn mọi tình yêu. Yêu Tổ quốc là yêu con đường mình đến trường, yêu hàng cây mình trú mưa, tránh nắng. Yêu Tổ quốc là yêu thương những đôi chân lam lũ, nhọc nhằn bốn mùa trên đồng ruộng. Yêu Tổ quốc là thuộc lòng những vần thơ lục bát nghĩa tình, là quý trọng tiếng nói cha ông, là tự hòa những trang sử vẻ vang của dân tộc mình. (3)
Với tình yêu Tổ quốc nặng trĩu con tim, mỗi người con của mảnh đất hình chữ S hãy tự hỏi lòng mình: ngày mai mình sẽ là ai? Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương? (4)
(Theo Đoàn Công Lê Huy)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Tác giả cảm nhận như thế nào về Tổ quốc ở đoạn văn (2).
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn văn (3)
Câu 4. Anh/ chị hãy trả lời câu hỏi: Em sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương?