I. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề
- Gioi thiệu vấn đề nghị luận II. Thân bài: 1. Giai thích:
a. ''ngoài sáng'': Tức là nằm trong vùng an toàn, hào quang, nơi ánh sáng tràn đầy, nơi nhựa sống tràn trề, tất cả mọi thứ đều có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Nghĩa bóng ở đây tức là khi ta trên đà phát triển, là các cấp lãnh đạo, là những chủ xưởng, là những nhà chức trách quyền năng, có uy lực, có kinh tế, có địa vị thì ''tất cả mọi thứ'': bao gồm cấp dưới, những mối quan hệ xã hội đều yên ổn, lời nói ta phát ra đều có giá trị được đông đảo người ''theo'' và lắng nghe.
b. ''Bóng tối'': là nơi cách biệt với ánh sáng, một không gian tăm tối chỉ toàn khoảng lặng nhuốm màu u buồn, khó thể quan sát mọi vật trong điều kiện này. Nghĩa bóng ở đây tức là khi ''sa cơ thất thế'', khi bại họai sự nghiệp, khi lời nói và quyết định của ta không có giá trị bắt ép, khi cuộc sống vận động trên cơ cấu tiền tệ vượt qua giá trị tình cảm, khi con người đối xử với nhau lạnh nhạt và thờ ơ
c. ''Cái bóng'' cái bóng ở đây được hiểu là bản thể cá nhân, là chính bản sao của chúng ta, khi lòng tin bị đánh mất, khi quyết định của chúng ta dẫn đến thất bại cho cả một tập thể thì chính bản thân chúng ta cũng đánh mất niềm tin bản thân.
=> Nhận định đưa ra những quan điểm sống triết lí: Lòng trung thành của con người ở các cấp bậc địa vị và từng giai đoạn của cuộc đời ''lên voi xuống chó'', niềm tin vào bản thân 2. Bàn luận:
Câu nói cho ta thấy được giá trị thực tiễn, sự trọng dụng giai cấp, tầng lớp cấp cao khiến xã hội luân chuyển và khó chấp nhận sự sai sót
Thất bại là mẹ thành công. Tuy nhiên, sự thất bại diễn ra quá nhiều, sợi dây kinh nghiệm liên tục bị cắt đứt bởi chiếc kéo sai lầm. Chúng ta thừa nhận với nhau rằng: ‘’Thành công băng qua kênh đào của sai lầm’’. Nhưng không đồng nghĩa mọi sai lầm sẽ được bao dung, tha thứ, mọi sai sót đều có thể dẫn đến những việc phải trả giá đắt
Câu nói còn soi xét về giá trị lòng người, tuân theo quy luật đào thải của cuộc đời khiến chính lòng người tự thu hẹp cảm xúc, luôn xét nét, soi nói, phán xét sai lầm của người khác. Con người trở thành những cỗ máy robot vô tri được thiết lập trên nền tảng không cho phép sai sót
Bên cạnh giá trị hiện thực và đưa ra nhận định sâu sắc về sự tồn vong cá thể trên mặt trận đấu tranh vì quyền lợi thì câu nói để lại một ngụ ý khá cực đoan. Đồng ý rằng bóng tối sẽ là điểm dừng cho thất bại, đồng ý rằng sẽ có rất nhiều người bỏ rơi bạn trong ngục tối ấy nhưng nếu tạo lập được cho bản thân những mối quan hệ xã hội tốt đẹp ngay từ ban đầu thì có thể ta sẽ nhận được giúp đỡ. Trên hết, ánh sáng và bóng tối chỉ là ẩn dụ cho vinh quang và thất bại tạm thời, việc bạn có tìm thấy những nguồn sáng le lói rồi tràn đầy lại hay sẽ mãi trú ngụ trong bóng tối, không thể thoát ra đó nằm ở lòng tin chính bản thân, niềm tin về cuộc sống.
3. Bài học
Luôn tin vào giá trị bản thân, luôn có niềm tin vào cuộc sống, phải biết chấp nhận thất bại và sửa chữa, thay đổi. Ngục tối hay bóng tối không giam giữ sự phẫn uất hay tuyệt vọng, mà nó đang làm đúng trọng trách, cho bạn một bài học và trả bạn về ánh sáng nếu bạn thật sự tìm ra giá trị của bản thân
Phê phán người sống ích kỉ, hèn mọn, quay lưng khi ta mắc sai lầm. Từ đây, rút ra bài học nên lựa bạn, lựa người mà chơi :>
III. Kết bài:
- Khẳng định giá trị câu nói
- Liên hệ bản thân
Ngoài lề xí, đề này anh biết nó chả phải một đề văn vì nhận định này quá cực đoan, lần sau, ở đây ta chỉ cần hiểu nghĩa thui chứ giải ra như trên là anh thấy nó rất gượng ép ấy em, câu nói tóm gọn lại là "Triệu người quen có mấy người thân. Khi lìa trần có mấy người đưa'' đấy. Chúc em học tốt!