

"Quan niệm của em về một bài thơ hay? Hãy chọn một bài thờ em cho là hay"
Mọi người cho mình hướng đi với!
Cảm ơn!
Mọi người cho mình hướng đi với!
Cảm ơn!
Để tìm hướng đi của bài, em tách thành hai đại ý"Quan niệm của em về một bài thơ hay? Hãy chọn một bài thờ em cho là hay"
Mọi người cho mình hướng đi với!
Cảm ơn!
Chị thấy ý tưởng như này không phải không được, cơ mà nó có hơi rườm rà, dễ khiến phần mở bài quá dài, lủng củng. Em hãy thử viết rồi đăng lên để tụi chị đọc và sửa cho nhaEm có thể mở bài như thế này được không ạ?
Em trích dẫn một đoạn thơ trong bài mùa xuân nho nhỏ, nói qua về nội dung và từ đó lập luận chứng minh đó là bài thơ hay
Nếu có thể được anh @Phạm Đình Tài giúp em với ạ.
Dạ em cũng thấy nó hơi phức tạp nên em muốn có sự hỗ trợ một chút.Chị thấy ý tưởng như này không phải không được, cơ mà nó có hơi rườm rà, dễ khiến phần mở bài quá dài, lủng củng. Em hãy thử viết rồi đăng lên để tụi chị đọc và sửa cho nha
Em có thể đi từ một nhận định về thơ rồi khẳng định về quan niệm thơ hay, phần thân bài mình có thể phân tích nhiều bài thơ chứ không nhất thiết chỉ được 1 bài thôi đâuDạ em cũng thấy nó hơi phức tạp nên em muốn có sự hỗ trợ một chút.
Vậy... còn có cách mở bài nào khác không ạ? Chị cho em tham khảo với.
Em cảm ơn!
Chị chưa hiểu ý em lắmChị @Trần Tuyết Khả ơi, từ mở bài em chuyển ý sang thân bài, em dùng bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" để làm dẫn chứng thì nên làm như thế nào ạ?
Chị cho e tham khảo một chút được không ạ?
Em cảm ơn!
Phần giải thích của anh Tài em thấy nó hơi chung chung giống như phần kết hơn í ạChị chưa hiểu ý em lắm
Đầu tiên phần thân bài chị nghĩ mình nên đi giải thích rồi mới lấy dẫn chứng và phân tích chứ nhỉ? Nói rõ hơn để chị hướng dẫn theo cách của em nha
Còn đây là cách vào thân bài chị gợi ý:
"Thơ tồn tại một cách tự nhiên, một cách hữu lý; như tất cả những gì tồn tại trong thế giới chúng ta. Vì sao ư? Vì nỗi đau khổ và niềm hy vọng của con người. Tôi không nhớ ai đã nói câu nói vừa quyết liệt, vừa tha thiết này; nhưng chắc chắn của một nhà thơ thực thụ. Một bài thơ là sự phát triển của một tiếng kêu......"
Sau đó em giải thích như Tài hướng dẫn phía trên đó
Thì đó là quan niệm về thơ hay của Tài nên có thể không hợp với em, vì vậy em hãy tự đưa ra quan niệm mà em cho là đúng đi nè. Có thể chị đưa ra quan niệm của chị cũng không hợp ý em thì sao, đúng không?Phần giải thích của anh Tài em thấy nó hơi chung chung giống như phần kết hơn í ạ
Chị ơi, còn có cách giải thích khác nữa không ạ? Và sau khi giải thích xong mình nên lấy dẫn chứng và phân tích như thế nào ạ?
Chị cho em hướng đi phần thân bài với ạ. Mong chị giúp em với ạ!
Em cảm ơn.
Chị @Trần Tuyết Khả ơi, sau khi em giải thích xong thì em muốn lấy bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" để làm dẫn chứngThì đó là quan niệm về thơ hay của Tài nên có thể không hợp với em, vì vậy em hãy tự đưa ra quan niệm mà em cho là đúng đi nè. Có thể chị đưa ra quan niệm của chị cũng không hợp ý em thì sao, đúng không?
Em có thể xem xét trên các phương diện sau:
- Ngôn ngữ, hình ảnh, hình tượng
- Nhịp điệu, các biện pháp nghệ thuật
- Ý tưởng, thông điệp trong bài thơ
- Tình cảm, cảm xúc của tác giả........
Chào em, hôm nay chị sẽ hỗ trợ em đề bài này với dẫn chứng về Mùa xuân nho nhỏ nhé. À, chị sẽ bỏ qua phần mở và kết bài, sẽ đưa các luận điểm trong phần thân bài thôi nha."Quan niệm của em về một bài thơ hay? Hãy chọn một bài thờ em cho là hay"
Mọi người cho mình hướng đi với!
Cảm ơn!
Chị ơi, để chuyển ý sang liên hệ với bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" thì nên làm như thế nào ạ?Chào em, hôm nay chị sẽ hỗ trợ em đề bài này với dẫn chứng về Mùa xuân nho nhỏ nhé. À, chị sẽ bỏ qua phần mở và kết bài, sẽ đưa các luận điểm trong phần thân bài thôi nha.
1. Giải thích về bài thơ hay:
- Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong việc sử dụng câu từ làm nên chất liệu văn học. Bên cạnh đó, thơ đồng thời cũng là phong cách của mỗi một tác giả từ vô danh đến nổi tiếng trong nghệ thuật chọn lọc, tổ hợp, sắp xếp từ ngữ hợp lý để tạo nên hình ảnh sinh động, âm thanh gợi cảm và giàu chất thẩm mỹ đọng lại dư vị ngọt ngào trong lòng mỗi độc giả, thính giả.
- Thơ hay là một bài thơ có hồn, có nhịp điệu rung động trong từng bước nhảy của từ ngữ, có trải nghiệm đong đầy trong từng mảnh ghép lịch sử của mỗi thời đại. Nó chưa và chắc chắn sẽ không bao giờ tồn tại những khuôn khổ, phép tắc hay có một định vị duy nhất. Bản thân một bài thơ hay là một câu chuyện sinh động, là một bản nhạc du dương, là một vũ điệu thanh thoát trong mỗi không gian nó hiện diện và trong mỗi thời gian mà nó ra đời.
=> Một bài thơ hay không có định nghĩa bởi lẽ bản thân nó đơn giản là sự hòa quyện giữa lý trí và cảm xúc và sự thăng hoa trong chính thần thái, sức sống và tầm ảnh hưởng mà nó đem lại cho mỗi người.
2. Bàn luận về bài thơ hay liên hệ "Mùa xuân nho nhỏ":
2.1. Bài thơ hay có tính đa nghĩa:
- Quan niệm của thơ được tác giả ẩn giấu trong câu từ như một cách kích thích trí sáng tạo của độc giả và đồng thời tô đậm thêm nét bí ẩn, độc đáo của tác phẩm.
+ Trong "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, quan niệm của bài thơ được giấu kín ngày tư tiêu đề tác phẩm. Mùa xuân cánh én bay lượn trên bầu trời, mùa xuân người người nhà nhà nô nức dọn dẹp, mua sắm dịp Tết, mùa xuân muôn hoa đua nở thắm sắc đất trời nhưng mùa xuân của Thanh Hải nho nhỏ, gói gọn trong phòng bệnh ngắm nhìn thế giới này. Ông ước mong mình có thể hóa thành một tiếng chim, một cành hoa hay chỉ đơn giản là một nốt nhạc trầm xao xuyến để nhập vào bản hoà ca chung của dân tộc mà thôi
+ Mong ước mà Thanh Hải gửi gắm trong mỗi một vần thơ chỉ đơn giản là hy vọng mỗi con người dù trẻ hay già, suốt cả cuộc đời đều nên cống hiến cho cộng đồng, dù đó chỉ là sự cống hiến nhỏ bé, bình dị nhưng xuất phát từ tình cảm tự nguyện và chân thành.
=> Tính đa nghĩa của bài thơ hiện lên không phải là ở phần minh của tâm hồn, của câu từ mà đến từ phần cảm nhận sâu lắng, từ phần lặng lẽ suy ngẫm, từ phần tĩnh lặng nhấm nháp ý nghĩa của mỗi một độc giả
- Bên cạnh quan niệm thơ thì ngôn từ văn học cũng là nơi lắng đọng chiều sâu của tác phẩm
+ Trong "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải, ngôn từ vẽ nên bức tranh mùa xuân ấm áp, hân hoan, hạnh phúc đối với mỗi một công dân Việt khi đất nước đang hồi sinh kể cả đối với một người mắc bệnh hiểm nghèo như ông. Nhưng bên cạnh đó, bài thơ còn là một khúc hát ca ngợi đất nước và có lẽ cũng là một lời ước nguyện của bản thân sau khi luân hồi chuyển thế, trở thành một viên gạch đóng góp vào công trình dựng xây đất nước.
+ Ngoài ra, mỗi một từ ngữ trong "Mùa xuân nho nhỏ" đều đã trải qua sự chau chuốt, khảo nghiệm, lựa chọn tinh tế của Thanh Hải để ngữ nghĩa bài thơ không chỉ tạo ra giá trị biểu hiện của hạnh phúc, của tương lai tương sáng mà còn có những giá trị khác đong đầy dư vị chua cay mặn ngọt từ chính nhân sinh của nhà thơ.
2.2. Bài thơ hay có tính truyền cảm:
- Đến với "Mùa xuân nho nhỏ", ngôn từ không dừng lại ở việc miêu tả cảnh đẹp quê hương đất nước như những ngôn từ khác trong các tác phẩm tự sự mà nó còn được sử dụng làm chất liệu truyền cảm.
- Thanh Hải không đơn thuần chỉ phác họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân với không gian rộng lớn, với âm thanh rộn rã của chim chiền chiện, với mùa xanh của dòng sông mộng mơ hay là bông hoa tím biếc xinh xắn mà là thăng hoa lên trong xúc động đưa tay ra hứng lấy giọt sương sớm của đất nước, là ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, là khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời.
- Đồng thời, vần thơ sinh động như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước, như hát vang ca khúc tự hào về bốn nghìn năm đất nước chiến đấu giữ vững độc lập dân tộc và thể hiện niềm tin vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau.
2.3. Bài thơ hay có tính nhạc:
- Tính cân đối hiện lên trong sự tương xứng hài hoà giữa các dòng thơ, là sự hòa quyện giữa âm thanh và hình ảnh
+ Thể hiện ở nghệ thuật đảo cú pháp: giữa bầu trời không gian cao rộng kết hợp với màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng mời gọi, níu giữ con người hãy đắm mình, hãy tận hưởng thời khắc tươi đẹp này.
- Tính trùng điệp như một phương tiện kết dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"
+ Thể hiện ở nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy tựa như đất nước này, thời đại này đang reo hò trước tinh thần lao động, trước nỗ lực cống hiến, trước nhịp điệu khẩn trương của con người đã và đang làm nên mùa xuân của đất nước
+ Thể hiện ở biện pháp tu từ hoán dụ tựa như một câu chuyện về chàng trai ở tuổi hai mươi với khang nhiệt huyết cống hiến vì xã hội, vì đất nước mãi cho đến khi tóc bạc, mãi đến khi về hưu vẫn cháy bỏng hy vọng tìm kiếm người nối nghiệp, nỗ lực cống hiến cho đất nước cho đến tận giây phút cuối cùng.
=> Một bài thơ mang theo bao khung bậc cảm xúc từ hân hoan ấm áp đến trầm lắng tang thương, lái chuyến tàu ước nguyện, đưa mọi thế hệ người dân Việt trải nghiệm vùng đất hình chữ S tươi đẹp, ươm mầm cho hạt giống yêu đất nước, yêu đồng bào trong sâu thẳm linh hồn con người.
2.4. Bài thơ hay là một quan niệm về chân - thiện - mỹ:
- Nét chân thực trong thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ:
+ Bản chất của mọi tác phẩm văn chương đều phải chân thực, phản ánh được bàn chất, chân lý của cuộc sống.
+ Mùa xuân nho nhỏ đã lột tả được hiện thực đầy ắp hy vọng của mỗi công dân Việt trong công cuộc dựng xây đất nước trong thời kỳ mới. Đồng thời nó nói lên tiếng lòng mong muốn được cống hiến tuổi trẻ, cống hiến sức mình cho xã hội dù bản thân đang ở trong trạng thái nào
+ Tính chân thực trong thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ chính là minh chứng cho một thời đại tiên tiến gắn liền với ánh sáng hạnh phúc của con người trong những năm 1980 và đồng thời định vị vai trò của mỗi một công dân Việt trong công cuộc dựng xây đất nước trong thời đại mới.
- Nét yên lành, tốt đẹp, thiện lương trong thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ:
+ Thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ hướng con người đến bến bờ của hạnh phúc và hy vọng vào cuộc sống
+ Thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ đưa con người đến với niềm vui khi cống hiến, niềm tự hào khi sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất hình chữ S thân thương
- Nét đẹp trong hình thức biểu hiện bên ngoài và âm hưởng đọng lại trong tâm hồn mỗi người trong thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ:
+ Mùa xuân nho nhỏ đẹp ở câu từ du dương, chau chuốt gắn liền với những hình ảnh sinh động, vui tươi
+ Nhưng Mùa xuân nho nhỏ đẹp nhất ở khát vọng dựng xây đất nước, ở niềm tự hào dân tộc và ở ước nguyện cống hiến vì xã hội tựa như một mùa xuân nho nhỏ tô điểm vẻ đẹp cho đất nước Việt Nam muôn màu muôn vẻ hơn.
+ Mỗi người một viên gạch, tôi và bạn trao nhau một giấc mộng cống hiến, bảo hộ và gửi gắm tương lai của tất cả chúng ta qua lời thơ truyền sang nhiều thế hệ học trò, qua nhiều thế hệ người dân đất Việt.
Chị viết hơi dài ý nhưng cơ bản thân bài cần những ý trên thì đề bài lí luận văn học này mới đúng được nha. Nếu em có bất kỳ thắc mắc gì thì cứ phản hồi lại nhé. Chị và mọi người sẽ nhiệt tình giúp đỡ nè ^^
Thì viết theo như dàn ý trên là chuyển ý rồi đấy em. Còn đầy đủ hơn thì em dùng các phép liên kết là phép thế, phép lặp, phép liên tưởng và phép nối là được á. Ví dụ, em đưa ra luận điểm chính là tính đa nghĩa của thơ góp phần làm nên bài thơ hay. Sau đó thì em dùng các từ như "Thật vậy", "Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là một minh chứng như thế..." Vậy là được mà em. Em đã hỏi bài lý luận văn học thuộc mảng kiến thức nâng cao thì chị nghĩ viết các câu liên kết như trên cũng dễ dàng mà phải không em?Chị ơi, để chuyển ý sang liên hệ với bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" thì nên làm như thế nào ạ?
Chị cho em tham khảo với ạ!
Em cảm ơn!