Văn 9 Chị em Thúy Kiều

nguyenvubaongoch

Học sinh
Thành viên
26 Tháng sáu 2015
2
1
46

Vĩnh Sương

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2021
131
133
46
Hà Nội
THPT
Từ hờn trong "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" bị một bạn chép nhầm thành từ buồn. Em hãy giải thích ngắn gọn để cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa câu thơ
Nhìn chung hai từ này đều chỉ tâm trạng nhưng mang sắc thái nghĩa khác nhau. Buồn là sự chấp nhận còn hờn chỉ sự tức giận có ý thức tiềm tàng phản kháng. Theo mình, dùng từ hờn mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều, thống nhất theo quan niệm hồng nhan bạc phận. Vẻ đẹp của Kiều khiến tạo hoá phải ghen ghét, đố kị rồi sau nàu Kiều chịu số phận lênh đênh, chìm nổi vơi 15 năm lưu lạc.
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Chào em vấn đề em đưa ra rất chính xác. Truyện Kiều là đỉnh cao thơ ca được đánh giá là một tuyệt bút bởi nghệ thuật sử dụng ngôn từ đến mức điêu luyện của Nguyễn Du. Nếu muốn bạn nhận ra chép nhầm dẫn đến hiệu quả ngôn ngữ không được giữ nguyên thì nên giải thích bạn hiểu về nghĩa cụ thể mỗi từ:
- Buồn: đồng nghĩa với rầu, sầu. Thường là tính từ chỉ trạng thái không thích thú với việc gặp phải
- Hờn: đồng nghĩa với dỗi, giận, hận. TH trong câu là động từ, mang nét nghĩa không bằng lòng nhưng không nói ra mà tỏ bằng thái độ, hành động cốt cho người ấy biết
=> Kết hợp nghĩa hai vế: Người phụ nữ khiến cho "hoa ghen" & "liễu hờn" - những sv tự nhiên, thiên nhiên, tạo hóa phải ganh ghét, đố kị -> Khẳng định vẻ đẹp vượt qua cả tạo hóa khiến mọi vật phải đố kị -> Đây là dự báo cho một cuộc đời nhiều sóng gió, gian truân.
Nếu việc sử dụng từ buồn sẽ làm giảm sắc thái cũng như giá trị của câu thơ, làm mất cân đối và không thể khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều.
 
  • Like
Reactions: wyn.mai
Top Bottom