Vật lí 11 Tính O1O2

Nguyễn Huy Vũ Dũng

Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
30 Tháng tám 2019
1,373
2,596
336
Hải Phòng
....
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 2 thấu kính hội tụ L1,L3 đặt đồng trục cách nhau khoảng a = 70(cm).AB cách L1 phía không có L3 được ảnh A’B’ lớn gấp 6 lần vật và AA’ = 370(cm).Đặt thêm L2 giữa L1 và L3 tại O2 có O1O2 = 36(cm) thì ảnh không đổi vị trí.Khi O1O2 = 46(cm) thì ảnh ở vô cực.Hỏi O1O2 bằng bao nhiêu thì độ lớn ảnh cuối cùng không đổi khi tịnh tiến AB trước L1.
Giải chi tiết giúp mình được không ạ,mình đang cần gấp ?
 

Hàn Phi Công Tử

Học sinh
Thành viên
4 Tháng năm 2021
108
301
36
19
Bình Định
THPT Nguyễn Trân
Cho 2 thấu kính hội tụ L1,L3 đặt đồng trục cách nhau khoảng a = 70(cm).AB cách L1 phía không có L3 được ảnh A’B’ lớn gấp 6 lần vật và AA’ = 370(cm).Đặt thêm L2 giữa L1 và L3 tại O2 có O1O2 = 36(cm) thì ảnh không đổi vị trí.Khi O1O2 = 46(cm) thì ảnh ở vô cực.Hỏi O1O2 bằng bao nhiêu thì độ lớn ảnh cuối cùng không đổi khi tịnh tiến AB trước L1.
Giải chi tiết giúp mình được không ạ,mình đang cần gấp ?
Tương đối tốn chất xám!
Mình đọc không hiểu L2 là thấu kính gì? Giả thiết nó là TKHT đi. Phân tích như thế này:

Sơ đồ tạo ảnh khi chưa có L2: A -----O1 ---> A1 ----------------------------------O3 -----------> A3 (SD1)

Khi có thấu kính L2 xen giữa: A -----O1 -----> A1 -----O2 -----> A2 ------------O3------------> A3 (SD2)

Đề có nói đặt thêm L2 giữa L1 và L3 thì ảnh không đổi vị trí? Vì sao lại không đổi vị trí?

Ta có pt đối với TK: 1/f = 1/d + 1/d', nghĩa là ứng với 1 giá trị của d sẽ chỉ có duy nhất 1 giá trị của d'. Áp dụng với quá trình tạo ảnh qua L3, d3' không đổi thì ảnh A1 ở SD1 phải trùng với ảnh A2 ở SD2. Hay nói cách khác, thấu kính L2 khi đặt tại O1O2 = 36cm không làm thay đổi vị trí của ảnh qua L1.

--> Ảnh qua L1 rơi vào quang tâm của L2 ---> d1' = 36cm, d3 = 70 - 36 = 34 cm.

Dựa vào dữ kiện này kết hợp với AA' = 370 cm, độ phóng đại = 6 mình nghĩ có thể tìm được f1 và f3 rồi.

Khi dịch thấu kính L2 sang phải 10cm. Khi ấy ảnh cuối qua L3 ở vô cực. Tức ảnh qua L2 rơi vào tiêu điểm của L3. Ta có d2 = 10cm. Khi đó tính được tiếp tiêu cự của L2.

- Để độ lớn ảnh cuối cùng không đổi khi tịnh tiến AB trước L1, có thể biện luận bằng pt. Hệ số phòng đại K không đổi khi d thay đổi. Cũng có thể biện luận theo hình học.

+ Biện luận theo hình học: Xảy ra khi 1 tia sáng song song đến L1 thì tia ló ra khỏi L3 cũng là 1 tia song song.

- Bạn nghiên cứu giải đi nhé, mắc đâu thì hỏi tiếp ở đó.
 
Top Bottom