Câu 3. Hãy nêu những ưu điểm,nhược điểm và tình hình phát triển,phân bố của ngành vận tải đường sắt.
Câu 4.
A. Nội thương và ngoại thương khác nhau ở chỗ nào ?
b.Vì sao các thành phố lớn lại là các trung tâm dịch vụ lớn ?
Câu 5. Thế nào là sự phát triển bền vững? Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế - xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường?
Câu 3:
- Ưu điểm:
+ Vận chuyển được hàng nặng, đường dài.
+ Tốc độ nhanh, mức độ an toàn cao và tương đối ổn định.
- Nhược điểm: Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có sẵn đường ray.
- Tình hình phát triển: Ngành đường sắt đang ngày càng được đầu tư, các dự án đang được phát triển bao gồm nối liền mạng lưới đường sắt với các quốc gia lân cận, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt trên cao...vv.. Tuy nhiên, trong năm 2020-2021, ngành đường sắt đang phải chịu thiệt hại nặng nề vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
- Phân bố: Đường sắt Bắc Nam, đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội Lào Cai… là tuyến đường sắt quan trọng nhất, góp phần chuyên chở hành khách và hàng hóa, đồng thời cũng là nguồn lực chính của ngành đường sắt.
Câu 4:
a/
- Nội thương: Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
- Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.
Câu 5:
- Phát triển bền vũng là sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Đồng thời sự phát triển phải không có tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội. Nói ngắn gọn thì phát triển bền vững có nghĩa là "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
- Các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn về kinh tể-xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường. Thứ nhất, các nước đang phát triển hầu hết là các nước nghèo, chậm phát triển, thiếu vốn và nguồn lực kinh tế, thiếu công nghệ và chuyên viên khoa học-kĩ thuật. Thứ hai, các nước này phải chịu sức ép từ việc nợ nước ngoài, hậu qủa của chiến tranh, sức ép dân số, nạn đói, sự bóc lột tài nguyên... Các nước này đang lâm vào cái vòng luẩn quẩn: sự chậm phát triển – sự hủy hoại môi trường – sự bùng nổ dân số, đòi hỏi phải có chiến lược đúng đắn để tháo gỡ.