Văn 10 Nhận xét về tâm hồn của Tự Thức qua việc ngâm thơ vịnh cảnh

lòng non ngon hơn lòng gà

Học sinh
Thành viên
6 Tháng tư 2019
107
38
26
18
Bình Định
THCS Nhơn Lộc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người ơi giúp em bài này ạ, em sắp thi rồi ạ!
Em cảm ơn ạ.

“Từ những năm Quang Thái đời vua Trần Thuận Tông có một viên quan trẻ tuổi tên là Từ Thức. Từ Thức là người học thức uyên bác lại có phụ thân làm đến đại thần nên được bổ nhiệm làm quan Tri huyện Tiên Du…Cạnh huyện Tiên Du có một ngôi chùa rất nổi tiếng. Trong sân chùa trồng được cây mẫu đơn rất quý, hễ đến kỳ hoa nở là mọi người nô nức cùng nhau đến thưởng hoa rất đông. Trở thành một đám hội thưởng hoa tưng bừng, nhôn nhịp. Trong đám đông có một cô gái độ chừng mười lăm, mười sáu son phấn điểm nhẹ, nhan sắc tuyệt trần cũng đến xem hoa. Vì muốn được xem rõ cành hoa mà cô gái lỡ tay làm gãy cành và bị người coi hoa trong chùa bắt vạ. Nhưng không may, cô lại không có tiền đền cho nhà chùa nên bị giữ lại đến ngày đã sắp tối mà chưa ai đến chuộ. Từ Thức có mặt trong hội thấy vậy động lòng thương, mới cởi áo gấm đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người ở đó đều lấy lòng cảm phục Từ Thức là một vị quan hiền đức, nhân hậu.
Thế nhưng, Từ Thức vốn bản tính hay rượu, ngày thích khảy đàn, ngâm thơ vịnh cảnh vui thú thiên nhiên nên việc quan trường thường bỏ luống hay bị quan trên trách phạt. Cứ như thế đến vài năm sau, Từ Thức chán nản quan trường, lại ngán ngẫm cái vòng danh lợi trần gian quẩn quanh không dừng, chàng treo ấn từ quan mà trở về với non xanh nước ngọc. Chàng chọn nơi Tống Sơn vốn nơi chàng ưu thích phong cảnh mà dựng nhà ở lại. Ngày ngày chàng vui cảnh thăm thú thiên nhiên.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2: Việc treo ấn từ quan, cho thấy Từ Thức là người như thế nào?
Câu 3: Anh/chị hãy nhận xét về tâm hồn của Tự Thức qua việc ngâm thơ vịnh cảnh
Câu 4: Hành động treo ấn từ quan của Từ Thức có tư tưởng tiêu cực hay tích cực? Vì sao?
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Mọi người ơi giúp em bài này ạ, em sắp thi rồi ạ!
Em cảm ơn ạ.

“Từ những năm Quang Thái đời vua Trần Thuận Tông có một viên quan trẻ tuổi tên là Từ Thức. Từ Thức là người học thức uyên bác lại có phụ thân làm đến đại thần nên được bổ nhiệm làm quan Tri huyện Tiên Du…Cạnh huyện Tiên Du có một ngôi chùa rất nổi tiếng. Trong sân chùa trồng được cây mẫu đơn rất quý, hễ đến kỳ hoa nở là mọi người nô nức cùng nhau đến thưởng hoa rất đông. Trở thành một đám hội thưởng hoa tưng bừng, nhôn nhịp. Trong đám đông có một cô gái độ chừng mười lăm, mười sáu son phấn điểm nhẹ, nhan sắc tuyệt trần cũng đến xem hoa. Vì muốn được xem rõ cành hoa mà cô gái lỡ tay làm gãy cành và bị người coi hoa trong chùa bắt vạ. Nhưng không may, cô lại không có tiền đền cho nhà chùa nên bị giữ lại đến ngày đã sắp tối mà chưa ai đến chuộ. Từ Thức có mặt trong hội thấy vậy động lòng thương, mới cởi áo gấm đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người ở đó đều lấy lòng cảm phục Từ Thức là một vị quan hiền đức, nhân hậu.
Thế nhưng, Từ Thức vốn bản tính hay rượu, ngày thích khảy đàn, ngâm thơ vịnh cảnh vui thú thiên nhiên nên việc quan trường thường bỏ luống hay bị quan trên trách phạt. Cứ như thế đến vài năm sau, Từ Thức chán nản quan trường, lại ngán ngẫm cái vòng danh lợi trần gian quẩn quanh không dừng, chàng treo ấn từ quan mà trở về với non xanh nước ngọc. Chàng chọn nơi Tống Sơn vốn nơi chàng ưu thích phong cảnh mà dựng nhà ở lại. Ngày ngày chàng vui cảnh thăm thú thiên nhiên.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2: Việc treo ấn từ quan, cho thấy Từ Thức là người như thế nào?
Câu 3: Anh/chị hãy nhận xét về tâm hồn của Tự Thức qua việc ngâm thơ vịnh cảnh
Câu 4: Hành động treo ấn từ quan của Từ Thức có tư tưởng tiêu cực hay tích cực? Vì sao?
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2:
Việc treo ấn từ quan cho thấy Từ Thức là người
+ Không ham danh lợi, phú quý, tiền tài
+ Là một vị quan thanh liêm, chính trực
+ Có cái nhìn rộng, nhìn thấu được những mặt tối của vòng danh lợi

Câu 3:
Qua việc ngâm thơ vịnh cảnh, ta thấy được Từ thức là người có tâm hồn tự do, tự tại, yêu thiên nhiên, say đắm cái đẹp, không ưa xô bồ như chốn quan trường

Câu 4: (mình đưa gợi ý, còn khi làm bài nên viết đoạn nhé)
Hành động treo ấn từ quan của Từ Thức có tư tưởng tích cực, vì:
+ Từ Thức bỏ mũ quan không phải vì không muốn giúp nước mà vì bản thân chàng không hợp chốn quan trường. Như nói ở trên "Từ Thức vốn bản tính hay rượu, ngày thích khảy đàn, ngâm thơ vịnh cảnh vui thú thiên nhiên nên việc quan trường thường bỏ luống hay bị quan trên trách phạt", chàng không thể làm tròn trách nhiệm một vị quan thì việc từ quan là đúng đắn
+ Tâm hồn Từ Thức là tâm hồn tự do, tự tại, vui thú thiên nhiên. Chàng nhận ra bản thân đang vướng vào vòng luẩn quẩn của danh lợi, vì vậy mới quyết định bỏ mũ quan, về với non xanh nước biếc. Đó mới là cuộc sống mà chàng muốn
 
Top Bottom