Văn 9 mùa xuân nho nhỏ

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Bạn hạn chế hỏi bài bằng hình ảnh nhé

a.
Con chim hót, cành hoa, nốt nhạc trầm, mùa xuân nho nhỏ trong khổ thơ này được hiểu là niềm mong ước được sống có ích, cống hiến cho đời dù không phô trương, đó là lẽ tự nhiên
Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp: liệt kê, điệp từ (ta) và phép ẩn dụ để diễn tả

b.
Các đại từ có trong bài thơ: ta, tôi
Mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng đại từ "tôi" nhưng đến khổ thơ sau lại chuyển sang "ta". Sự chuyển đổi từ “tôi” sang “ta” là dụng ý của tác giả: “ta” là nhiều người, vì thế nó nói lên khát vọng không chỉ của riêng mình mà nói cho nhiều người, nói cho cả một thế hệ, cả một thời đại. Khát vọng ấy là được cống hiến, khát vọng được hoà nhập.

c.
Hai hình ảnh hoán dụ "tuổi hai mươi", "tóc bạc" cùng điệp ngữ "dù là" gợi ra hành động quyết tâm, dứt khoát, mong muốn tha thiết mãnh liệt của tác giả. Ước nguyện ấy của nhà thơ thật cao đẹp, nhắc nhở chúng ta phải biết cống hiến cho cuộc đời chung để tạo nên mùa xuân tươi đẹp, phồn thịnh của đất nước
- Hai hình ảnh này khiến ta liên tưởng tới nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân

d.
- Từ cảm xúc mùa xuân thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt cống hiến cho cuộc đời chung.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
+ Tác giả muốn làm "con chim hót" giữa muôn vàn tiếng chim để cống hiến tiếng góp vui, "làm một cành hoa" để toả hương giữa vườn xuân rực rỡ và làm "nốt trầm xao xuyến" giữa bản hoà ca muôn màu muôn vẻ đủ làm xao xuyến lòng người.
+ Các hình ảnh "con chim", "cành hoa" được lặp lại tạo ra sự đối ứng chặt chẽ, hơn nữa còn mang một ý tưởng mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là lẽ tự nhiên.
+ Điệp từ "ta" được lặp lại như một lời khẳng định nó không chỉ là lời tâm niệm thiết tha chân thành của nhà thơ mà còn là khát vọng chung của mọi người.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
+ Hình ảnh ẩn dụ "mùa xuân nho nhỏ" là một hình ảnh đẹp. Đây là một phát hiện mới mẻ, sáng tạo, độc đáo mà rất tự nhiên, hợp lí của Thanh Hải, làm một mùa xuân nghĩa là nguyện sống đẹp nguyện đóng góp một phần dù là nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Tác giả cho rằng cống hiến là lẽ tự nhiên, cho dù già hay trẻ: "Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc". Hai hình ảnh hoán dụ "tuổi hai mươi", "tóc bạc" cùng điệp ngữ "dù là" gợi ra hành động quyết tâm, dứt khoát, mong muốn tha thiết mãnh liệt của tác giả. Ước nguyện ấy của nhà thơ thật cao đẹp, nhắc nhở chúng ta phải biết cống hiến cho cuộc đời chung để tạo nên mùa xuân tươi đẹp, phồn thịnh của đất nước
+ Cái hay của đoạn thơ không chỉ dừng lại ở đó mà còn ở chỗ tác giả đã khéo léo chuyển đổi chủ thể trữ tình từ "tôi" sang "ta". Đây không phải một sự ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của tác giả, "ta" đã nói lên khát vọng không chỉ của riêng ai mà nói cho nhiều người, nói cho cả một thế hệ, một thời đại.
=> Tâm nguyện được cống hiến, khát vọng được hòa nhập của nhà thơ giản dị, khiêm nhường nhưng là một vấn đề lớn về lẽ sống. Đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và vai trò ý thức của cá nhân với cộng đồng. Mỗi người hãy góp "mùa xuân nho nhỏ" của mình thì sẽ làm nên mùa xuân lớn của dân tộc. Bởi vậy hai khổ thơ của Thanh Hải không chỉ chứa chan cảm xúc mà còn đậm đà tính triết lý

e.
Nhan đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có kết cấu đặc biệt, một tính từ chỉ kích thước lại đứng cạnh một danh từ trừu tượng. Nhưng chính điều đó lại là sự sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời con người. Nó thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng. Nhan đề còn thể hiện ước nguyện của nhà thơ, dâng hiến hết mình cho cuộc đời, góp một phần mùa xuân nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước
 
Top Bottom