Sử 9 Thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2

Joli Talentueux

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng một 2019
917
2,509
306
17
Lào Cai
Lào Cai
Phường đen GHA
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Nguyên nhân nào dẫn đến sự chuyển đổi mối quan hệ đối đầu sang đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản sau CTTGTII? Từ sự chuyển đổi đó rút ra bài học đối với quan hệ ngoại giao của Việt Nam hiện nay.
Bài 2: Trình bày những chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau CTTGTII. Vì sao trong những thập niên gần đây Nhật Bản chú trọng phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á?
 

Nguyễn Thị Quỳnh Lan

Cựu TMod Sử
Thành viên
31 Tháng ba 2020
1,498
6,408
511
Bắc Ninh
HocMai Forum
Bài 2: Trình bày những chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau CTTGTII.
  • Chính sách đối ngoại mềm mỏng và tập trung cho sự phát triển của những mối quan hệ kinh tế đối ngoại
Bài 2: Vì sao trong những thập niên gần đây Nhật Bản chú trọng phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á?
  • Vì muốn vươn lên trở thành 1 cường quốc.
  • 80% số dầu và 42% thương mại của Nhật đều phải đi qua biển Đông
p/s: Em chỉ làm được phần cuối thôi ạ, mong chị thông cảm. Chúc chị học tốt
 

Phạm Tùng

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng mười một 2020
363
1,110
111
Nam Định
THPT Trần Hưng Đạo
Nguyên nhân nào dẫn đến sự chuyển đổi mối quan hệ đối đầu sang đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản sau CTTGTII?
1. Mục tiêu của Mỹ ở châu á - Thái Bình Dương và vai trò của Nhật Bản
+, Vai trò của châu á - Thái Bình Dương đối với Mỹ Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, nước Mỹ là nước tiêu thụ các nguồn nguyên liệu chiến lược nhiều nhất, vì Mỹ đã cung cấp hàng hóa chủ yếu cho phần còn lại của thế giới. Do đó, Mỹ phải bảo vệ những quyền lợi kinh tế và chiến lược của mình trên thế giới. Những nơi cung cấp nguyên liệu dồi dào vả rẻ tiền, những thị trường tiêu thụ hàng hóa, những đồng minh hoặc những tên tay sai, những căn cứ quân sự, những hàng không mẫu hạm và những tàu ngầm nguyên tử. Tất cả những cái đó là cơ sở cho sự giàu có của Hoa Kỳ, cho mức sống cao nhất thế giới của người Mỹ. Mỹ nhận thấy rõ lợi ích của Mỹ ở khu vực châu á - Thái Bình Dương không kém châu Âu và Mỹ đưa ra mục tiêu là: "muốn biến Thái Bình Dương thành cái ao bên trong của Mỹ". Mọi biến cố xảy ra tại khu vực này Mỹ đều cho rằng đều động chạm đến lợi ích của Mỹ.
+, Mục tiêu của Mỹ và vai trò của Nhật Bản trong mục tiêu này Trong chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản là mối đe dọa cho an ninh khu vực vì Nhật Bản đã phát động chiến tranh châu Á- Thái Bình Dương. Cuộc chiến tranh này đã động chạm đến lợi ích của Mỹ và một số cường quốc phương Tây khác như: Anh, Pháp, Hà Lan vì họ có thuộc địa ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Với sự phối hợp đấu tranh của Mỹ và lực lượng đồng minh đã buộc phát xít Nhật đầu hàng, không điều kiện. Mỹ đã cho hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tiến vào Nhật chiếm giữ các đảo nằm rải rác ở giữa Thái Bình Dương. Mặc dù diện tích đảo không lớn nhưng có vị trí chiến lược rất quan trọng. Mỹ đã xây dựng căn cứ hải quân và không quân để tạo cơ sở hoạt động quân sự nhằm kiềm chế Nhật Bản có khả năng tái vũ trang đe dọa Mỹ và nền an ninh thế giới. Bên cạnh đó, sau chiến tranh thế giới thứ II lại xuất hiện mối đe dọa mới đến lợi ích của Mỹ đó là sự lớn mạnh không ngừng của Liên Xô. Trước đây Mỹ là nước chiếm độc quyền về vũ khí nguyên tử thì đến năm 1949 chính Tổng thống Mỹ đã thông báo với thế giới rằng Liên Xô đã cho thử thành trái bom nguyên tử chấm dứt hay nói cách khác tham vọng vị trí bá chủ toàn cầu của Mỹ đã bị đe dọa. Hơn nữa chiến tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc liên tiếp giành thắng lợi trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích chính trị của Mỹ ở châu á. Mỹ và các nước đồng minh luôn coi bất cứ phong trào cách mạng nào trên thế giới đều là do bàn tay của Liên Xô và Mỹ luôn coi mỗi bước đi của Liên Xô là đe dọa đối với vị trí và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản đang có nguy cơ lan rộng ra toàn châu á và gạt bỏ ảnh hưởng của Anh, Pháp, Hà Lan nhằm tiếp cận và tạo dựng vai trò, ảnh hưởng tại khu vực. Mỹ lấy Nhật làm căn cứ chiến lược xây dựng xung quanh Guam, phòng tuyến ngoại vi Thái Bình Dương của Mỹ, cùng với quần đảo của Nhật Bản và Philíppine, hình thành tuyến phòng thủ phía trước của khu vực châu á - Thái Bình Dương. Để thực hiện kế hoạch và tư tưởng trên đây, Mỹ bắt đầu cho Nhật Bản về kinh tế và giúp Nhật Bản xây dựng "dây xích' các đảo nhằm "vây chặt chủ nghĩa xã hội (CNXH)". Mỹ đánh giá Nhật Bản có vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của Mỹ ở châu á. Washington coi Nhật Bản là đồng minh chủ yếu của mình trong vùng này. Như vậy, để thực hiện mục tiêu này Mỹ đã nhận thấy Nhật Bản có vai trò quan trọng với tư cách là bàn đạp đầu tiên mà Mỹ có được sau chiến tranh thế giới thứ II để bảo vệ lợi ích cũng như địa vị chủ đạo của Mỹ ở khu vực.
2. Mục tiêu của Nhật Bản và vai trò của Mỹ đối với mục tiêu này. Trong tình hình bị chiếm đóng, bị áp đặt phải đương đầu với những khó khăn to lớn như vậy, Nhật Bản không còn con đường nào khác ngoài việc phải tìm cách dựa vào Mỹ - nước đồng minh thắng trận đang kiểm soát Nhật. Rõ ràng, sau chiến tranh thế giới thứ II Mỹ đã trở thành một siêu cường về mọi mặt, do vậy đã làm nảy sinh tư tưởng cho rằng cần phải dựa vào Mỹ và chỉ có Mỹ mới có thể giúp Nhật Bản khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại và tập trung phát triển kinh tế. Hơn nữa, cả Mỹ và Nhật Bản đều phát triển theo con đường TBCN, như vậy sẽ dễ dàng tìm ra những điểm tương đồng hơn là dựa vào Liên Xô - một nước mà từ lâu đã có nhiều mâu thuẫn với Nhật Bản và lại gặp nhiều khó khăn cho chiến tranh gây ra. Trong những năm ngay sau chiến tranh Thủ tướng Nhật đã đề ra một chính sách mà trong đó nội dung quyết định dựa vào Mỹ về mặt an ninh. Dựa trên cơ sở của thuyết này, ông coi nhiệm vụ hàng đầu của mình là: tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của nhà nước Nhật Bản, nhanh chóng đưa Nhật Bản ra khỏi thảm họa chiến tranh và khôi phục địa vị cường quốc của Nhật. Ngoài lý do này còn có một lý do khác dẫn đến việc Nhật quyết định dựa vào Mỹ đó là bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản Nhật trước nguy cơ ngày càng tăng của tình hình cách mạng trong nước và uy tín ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Nhật trong thời gian đầu sau chiến tranh. Vai trò của Mỹ đối với Nhật Bản hết sức quan trọng vì Nhật vốn là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, đất đai cằn cỗi, luôn có động đất và núi lửa vì vậy họ luôn cảm thấy dễ bị tổn thương sâu sắc trong các vấn đề: năng lượng, thực phẩm. Phụ thuộc nặng nề vào nguồn nhập khẩu, nền kinh tế của Nhật sẽ bị tê liệt nếu như các nguồn nhập khẩu bị gián đoạn bởi bất cứ lý do nào. Trong khi đó Mỹ là một nước giàu tài nguyên và là một siêu cường do vậy có thể đảm bảo an ninh viện trợ đầu tư cho Nhật Bản. Quan trọng hơn cả, Mỹ đang nắm khả năng định đoạt vận mệnh của Nhật Bản: Vì sau chiến tranh Nhật Bản đã phải chấp nhận một bản Hiến pháp mới do Mỹ soạn thảo. Trong Hiến pháp 1946 có điều 9 cho thấy Nhật Bản đã cam kết đi theo một chính sách hòa bình, chỉ duy trì một lực lượng quân sự hoàn toàn có tính chất phòng thủ. Hiến pháp năm 1946 đã ràng buộc Nhật không được tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào, không được gửi quân ra nước ngoài, không được trái phép phát triển vũ khí hạt nhân.... Bằng chương trình viện trợ của mình, Mỹ đã giúp Nhật Bản cải cách dân chủ nhằm dập tắt uy tín của Đảng cộng sản Nhật Bản và xây dựng "dây xích" các đảo vây chặt chủ nghĩa cộng sản. Có thể nói rằng qua Mỹ, Nhật Bản có thể nâng cao vị thế và chống cộng sản.
3. Những nhân tố bên ngoài tác động đến quan hệ Nhật Bản - Mỹ. Có thể nói rằng, những nhân tố chủ yếu dẫn tới việc ký hiệp ước là do từ hai phía Nhật - Mỹ. Song ta cũng phải thừa nhận: tình hình thế giới và các quan hệ phức tạp trong thời kỳ này đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến sự ra đời của hiệp ước.
+, Hệ thống XHCN hình thành Từ sau chiến tranh thế giới thứ II một loạt các nước XHCN lần lượt ra đời, CNXH trở thành hệ thống thế giới. Do uy tín chính trị mà Liên Xô đạt được trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, giải phóng giai cấp công nhân và nông dân lao động thoát khỏi sự cai trị của đế quốc tư bản. Mô hình nhà nước XHCN rất hấp dẫn đặc biệt đối với các nước luôn bị phụ thuộc hoặc ảnh hưởng của các nước đế quốc như các nước Đông Âu, á, Phi, Mỹ Latinh. Do vậy, họ đã chọn con đường đi theo CNXH đối lập với TBCN - với bản chất là bóc lột. Đứng đầu CNXH là Liên Xô và ngược lại đứng đầu TBCN là Mỹ. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Liên Xô và Mỹ, hai khối Đông Tây đã được tạo dựng. Theo Mỹ nhìn nhận và đánh giá thì Liên Xô là đối thủ chính cần phải loại bỏ. Đối với Mỹ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có nghĩa là một phần tư dân số thế giới và một vùng đất mênh mông giàu có đã thoát khỏi vòng kiểm tỏa của Mỹ. Chính điều này làm cho cán cân lực lượng trên thế giới nghiêng hẳn về phía bất lợi cho Mỹ và có lợi cho Liên Xô.
+, Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á - Thái Bình Dương một nghịch lý trong thời kỳ chiến tranh lạnh là chiến tranh thế giới không nổ ra mặc dù có sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực, nhưng lại có rất nhiều các cuộc xung đột khu vực chủ yếu ở các nước á, Phi và Mỹ Latinh nhưng ở đây đề cập chính là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nước ở khu vực này đa số là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan,... Người dân ở những nước thuộc địa này sống trong khổ cực bởi bọn đế quốc đàn áp, bóc lột. Dưới ánh sáng của Cách mạng tháng Mười Nga, đặc biệt là do ảnh hưởng của chiến thắng phát xít Đức, Nhật của Liên Xô khiến người dân ở những nước thuộc địa đã vùng dậy khởi nghĩa để phóng dân tộc mình thoát khỏi xiềng xích nô lệ đánh đổ bọn thực dân. Có thể nói cuộc đấu tranh vì độc lập chính trị, độc lập kinh tế của nhân dân các nước thuộc địa cũng là một tất yếu. Những cuộc đấu tranh này thường diễn ra giữa nhân dân thế giới 3 với các nước trong phạm vi khu vực đặc biệt là khu vực châu á - Thái Bình Dương. +, Chiến tranh Triều Tiên Một sai lầm trong năm 1949 của Chính phủ Mỹ khi họ không đặt Nam Triều Tiên trong "vành đai phòng thủ" của Mỹ. Mặc dù Mỹ đã cố gắng huy động lực lượng để can thiệp nhưng đã không thắng được một cuộc chiến tranh thông thường. Do vậy buộc Mỹ phải xem xét lại chiến lược của mình đối với các nước đồng mình. Kết luận Qua sự trình bày ở trên, ta có thể rút ra kết luận rằng: Việc chuyển đổi mối quan hệ đối đầu sang đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản ra đời nhằm thỏa mãn lợi ích riêng của mỗi nước.
Từ sự chuyển đổi đó rút ra bài học đối với quan hệ ngoại giao của Việt Nam hiện nay.
Bài học:
+ Ngoại giao bình đẳng luôn mở rộng chào đón mọi quốc gia.
+ Không nên quá phụ thuộc vào một vài quốc gia nhất định.
Chúc bạn học tốt!!!
 

Joli Talentueux

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng một 2019
917
2,509
306
17
Lào Cai
Lào Cai
Phường đen GHA
1. Mục tiêu của Mỹ ở châu á - Thái Bình Dương và vai trò của Nhật Bản
+, Vai trò của châu á - Thái Bình Dương đối với Mỹ Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, nước Mỹ là nước tiêu thụ các nguồn nguyên liệu chiến lược nhiều nhất, vì Mỹ đã cung cấp hàng hóa chủ yếu cho phần còn lại của thế giới. Do đó, Mỹ phải bảo vệ những quyền lợi kinh tế và chiến lược của mình trên thế giới. Những nơi cung cấp nguyên liệu dồi dào vả rẻ tiền, những thị trường tiêu thụ hàng hóa, những đồng minh hoặc những tên tay sai, những căn cứ quân sự, những hàng không mẫu hạm và những tàu ngầm nguyên tử. Tất cả những cái đó là cơ sở cho sự giàu có của Hoa Kỳ, cho mức sống cao nhất thế giới của người Mỹ. Mỹ nhận thấy rõ lợi ích của Mỹ ở khu vực châu á - Thái Bình Dương không kém châu Âu và Mỹ đưa ra mục tiêu là: "muốn biến Thái Bình Dương thành cái ao bên trong của Mỹ". Mọi biến cố xảy ra tại khu vực này Mỹ đều cho rằng đều động chạm đến lợi ích của Mỹ.
+, Mục tiêu của Mỹ và vai trò của Nhật Bản trong mục tiêu này Trong chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản là mối đe dọa cho an ninh khu vực vì Nhật Bản đã phát động chiến tranh châu Á- Thái Bình Dương. Cuộc chiến tranh này đã động chạm đến lợi ích của Mỹ và một số cường quốc phương Tây khác như: Anh, Pháp, Hà Lan vì họ có thuộc địa ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Với sự phối hợp đấu tranh của Mỹ và lực lượng đồng minh đã buộc phát xít Nhật đầu hàng, không điều kiện. Mỹ đã cho hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tiến vào Nhật chiếm giữ các đảo nằm rải rác ở giữa Thái Bình Dương. Mặc dù diện tích đảo không lớn nhưng có vị trí chiến lược rất quan trọng. Mỹ đã xây dựng căn cứ hải quân và không quân để tạo cơ sở hoạt động quân sự nhằm kiềm chế Nhật Bản có khả năng tái vũ trang đe dọa Mỹ và nền an ninh thế giới. Bên cạnh đó, sau chiến tranh thế giới thứ II lại xuất hiện mối đe dọa mới đến lợi ích của Mỹ đó là sự lớn mạnh không ngừng của Liên Xô. Trước đây Mỹ là nước chiếm độc quyền về vũ khí nguyên tử thì đến năm 1949 chính Tổng thống Mỹ đã thông báo với thế giới rằng Liên Xô đã cho thử thành trái bom nguyên tử chấm dứt hay nói cách khác tham vọng vị trí bá chủ toàn cầu của Mỹ đã bị đe dọa. Hơn nữa chiến tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc liên tiếp giành thắng lợi trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích chính trị của Mỹ ở châu á. Mỹ và các nước đồng minh luôn coi bất cứ phong trào cách mạng nào trên thế giới đều là do bàn tay của Liên Xô và Mỹ luôn coi mỗi bước đi của Liên Xô là đe dọa đối với vị trí và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản đang có nguy cơ lan rộng ra toàn châu á và gạt bỏ ảnh hưởng của Anh, Pháp, Hà Lan nhằm tiếp cận và tạo dựng vai trò, ảnh hưởng tại khu vực. Mỹ lấy Nhật làm căn cứ chiến lược xây dựng xung quanh Guam, phòng tuyến ngoại vi Thái Bình Dương của Mỹ, cùng với quần đảo của Nhật Bản và Philíppine, hình thành tuyến phòng thủ phía trước của khu vực châu á - Thái Bình Dương. Để thực hiện kế hoạch và tư tưởng trên đây, Mỹ bắt đầu cho Nhật Bản về kinh tế và giúp Nhật Bản xây dựng "dây xích' các đảo nhằm "vây chặt chủ nghĩa xã hội (CNXH)". Mỹ đánh giá Nhật Bản có vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của Mỹ ở châu á. Washington coi Nhật Bản là đồng minh chủ yếu của mình trong vùng này. Như vậy, để thực hiện mục tiêu này Mỹ đã nhận thấy Nhật Bản có vai trò quan trọng với tư cách là bàn đạp đầu tiên mà Mỹ có được sau chiến tranh thế giới thứ II để bảo vệ lợi ích cũng như địa vị chủ đạo của Mỹ ở khu vực.
2. Mục tiêu của Nhật Bản và vai trò của Mỹ đối với mục tiêu này. Trong tình hình bị chiếm đóng, bị áp đặt phải đương đầu với những khó khăn to lớn như vậy, Nhật Bản không còn con đường nào khác ngoài việc phải tìm cách dựa vào Mỹ - nước đồng minh thắng trận đang kiểm soát Nhật. Rõ ràng, sau chiến tranh thế giới thứ II Mỹ đã trở thành một siêu cường về mọi mặt, do vậy đã làm nảy sinh tư tưởng cho rằng cần phải dựa vào Mỹ và chỉ có Mỹ mới có thể giúp Nhật Bản khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại và tập trung phát triển kinh tế. Hơn nữa, cả Mỹ và Nhật Bản đều phát triển theo con đường TBCN, như vậy sẽ dễ dàng tìm ra những điểm tương đồng hơn là dựa vào Liên Xô - một nước mà từ lâu đã có nhiều mâu thuẫn với Nhật Bản và lại gặp nhiều khó khăn cho chiến tranh gây ra. Trong những năm ngay sau chiến tranh Thủ tướng Nhật đã đề ra một chính sách mà trong đó nội dung quyết định dựa vào Mỹ về mặt an ninh. Dựa trên cơ sở của thuyết này, ông coi nhiệm vụ hàng đầu của mình là: tìm mọi cách để duy trì sự tồn tại của nhà nước Nhật Bản, nhanh chóng đưa Nhật Bản ra khỏi thảm họa chiến tranh và khôi phục địa vị cường quốc của Nhật. Ngoài lý do này còn có một lý do khác dẫn đến việc Nhật quyết định dựa vào Mỹ đó là bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản Nhật trước nguy cơ ngày càng tăng của tình hình cách mạng trong nước và uy tín ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Nhật trong thời gian đầu sau chiến tranh. Vai trò của Mỹ đối với Nhật Bản hết sức quan trọng vì Nhật vốn là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, đất đai cằn cỗi, luôn có động đất và núi lửa vì vậy họ luôn cảm thấy dễ bị tổn thương sâu sắc trong các vấn đề: năng lượng, thực phẩm. Phụ thuộc nặng nề vào nguồn nhập khẩu, nền kinh tế của Nhật sẽ bị tê liệt nếu như các nguồn nhập khẩu bị gián đoạn bởi bất cứ lý do nào. Trong khi đó Mỹ là một nước giàu tài nguyên và là một siêu cường do vậy có thể đảm bảo an ninh viện trợ đầu tư cho Nhật Bản. Quan trọng hơn cả, Mỹ đang nắm khả năng định đoạt vận mệnh của Nhật Bản: Vì sau chiến tranh Nhật Bản đã phải chấp nhận một bản Hiến pháp mới do Mỹ soạn thảo. Trong Hiến pháp 1946 có điều 9 cho thấy Nhật Bản đã cam kết đi theo một chính sách hòa bình, chỉ duy trì một lực lượng quân sự hoàn toàn có tính chất phòng thủ. Hiến pháp năm 1946 đã ràng buộc Nhật không được tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào, không được gửi quân ra nước ngoài, không được trái phép phát triển vũ khí hạt nhân.... Bằng chương trình viện trợ của mình, Mỹ đã giúp Nhật Bản cải cách dân chủ nhằm dập tắt uy tín của Đảng cộng sản Nhật Bản và xây dựng "dây xích" các đảo vây chặt chủ nghĩa cộng sản. Có thể nói rằng qua Mỹ, Nhật Bản có thể nâng cao vị thế và chống cộng sản.
3. Những nhân tố bên ngoài tác động đến quan hệ Nhật Bản - Mỹ. Có thể nói rằng, những nhân tố chủ yếu dẫn tới việc ký hiệp ước là do từ hai phía Nhật - Mỹ. Song ta cũng phải thừa nhận: tình hình thế giới và các quan hệ phức tạp trong thời kỳ này đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến sự ra đời của hiệp ước.
+, Hệ thống XHCN hình thành Từ sau chiến tranh thế giới thứ II một loạt các nước XHCN lần lượt ra đời, CNXH trở thành hệ thống thế giới. Do uy tín chính trị mà Liên Xô đạt được trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật, giải phóng giai cấp công nhân và nông dân lao động thoát khỏi sự cai trị của đế quốc tư bản. Mô hình nhà nước XHCN rất hấp dẫn đặc biệt đối với các nước luôn bị phụ thuộc hoặc ảnh hưởng của các nước đế quốc như các nước Đông Âu, á, Phi, Mỹ Latinh. Do vậy, họ đã chọn con đường đi theo CNXH đối lập với TBCN - với bản chất là bóc lột. Đứng đầu CNXH là Liên Xô và ngược lại đứng đầu TBCN là Mỹ. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Liên Xô và Mỹ, hai khối Đông Tây đã được tạo dựng. Theo Mỹ nhìn nhận và đánh giá thì Liên Xô là đối thủ chính cần phải loại bỏ. Đối với Mỹ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có nghĩa là một phần tư dân số thế giới và một vùng đất mênh mông giàu có đã thoát khỏi vòng kiểm tỏa của Mỹ. Chính điều này làm cho cán cân lực lượng trên thế giới nghiêng hẳn về phía bất lợi cho Mỹ và có lợi cho Liên Xô.
+, Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á - Thái Bình Dương một nghịch lý trong thời kỳ chiến tranh lạnh là chiến tranh thế giới không nổ ra mặc dù có sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực, nhưng lại có rất nhiều các cuộc xung đột khu vực chủ yếu ở các nước á, Phi và Mỹ Latinh nhưng ở đây đề cập chính là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nước ở khu vực này đa số là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan,... Người dân ở những nước thuộc địa này sống trong khổ cực bởi bọn đế quốc đàn áp, bóc lột. Dưới ánh sáng của Cách mạng tháng Mười Nga, đặc biệt là do ảnh hưởng của chiến thắng phát xít Đức, Nhật của Liên Xô khiến người dân ở những nước thuộc địa đã vùng dậy khởi nghĩa để phóng dân tộc mình thoát khỏi xiềng xích nô lệ đánh đổ bọn thực dân. Có thể nói cuộc đấu tranh vì độc lập chính trị, độc lập kinh tế của nhân dân các nước thuộc địa cũng là một tất yếu. Những cuộc đấu tranh này thường diễn ra giữa nhân dân thế giới 3 với các nước trong phạm vi khu vực đặc biệt là khu vực châu á - Thái Bình Dương. +, Chiến tranh Triều Tiên Một sai lầm trong năm 1949 của Chính phủ Mỹ khi họ không đặt Nam Triều Tiên trong "vành đai phòng thủ" của Mỹ. Mặc dù Mỹ đã cố gắng huy động lực lượng để can thiệp nhưng đã không thắng được một cuộc chiến tranh thông thường. Do vậy buộc Mỹ phải xem xét lại chiến lược của mình đối với các nước đồng mình. Kết luận Qua sự trình bày ở trên, ta có thể rút ra kết luận rằng: Việc chuyển đổi mối quan hệ đối đầu sang đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản ra đời nhằm thỏa mãn lợi ích riêng của mỗi nước.

Bài học:
+ Ngoại giao bình đẳng luôn mở rộng chào đón mọi quốc gia.
+ Không nên quá phụ thuộc vào một vài quốc gia nhất định.
Chúc bạn học tốt!!!
Cậu có thể tóm tắt ngắn gọn lại cho mình được chứ?
 
  • Like
Reactions: Phạm Tùng
Top Bottom