Sử 9 Nguyên nhân sụp đổ chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô?

Nam FapTV

Học sinh
Thành viên
18 Tháng bảy 2019
153
46
26
17
Hải Phòng
Trường THCS Lê Lợi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô?
Câu 2:Trình bày hoàn cảnh ra đời,mục tiêu,nguyên tắc của ASEAN?Liên hệ mới quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN?
Câu 3:Nêu những nét chung của Mĩ Latinh từ sau năm 1945?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu 1:Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô?
  • Nguyên nhân trước hết là do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho nền sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
  • Thứ hai là không bắt kịp bước phát triển của khoa học, kĩ thuật
  • Thứ ba, khi tiến hành cải tổ vấp phải nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
  • Thứ tư, do sự của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
Câu 2:Trình bày hoàn cảnh ra đời,mục tiêu,nguyên tắc của ASEAN?Liên hệ mới quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN?
Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:
- Sau khi giành được độc lập, đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển.
- Mặt khác để hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.
- Đồng thời đáp ứng xu thế của thế giơi là thành lập các liên minh khu vực
=> 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo. Đây là lien minh kinh tế, chính trị của khu vực Đông Nam Á

Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Nguyên tắc hoạt động: Được tuyên bố trong hiệp ước Bali tháng 2 năm 1976: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Giải quyết chiến tranh bằng phương pháp hòa bình. Hợp tác và phát triển.
Sự phát triển:
  • Từ 1967 - 1975, đây còn là 1 tổ chức non yếu, sự hợp tác giữa các nước trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
  • Từ 1975 trở đi ASEAN có sự phát triển mới, có vai trò to lớn trên trường quốc tế.
  • 1984 Brunay gia nhập ASEAN, là thành viên thứ 6.
  • 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, Lào, Mianma tham gia vào 1997, Campuchia tham gia năm 1999. Như vậy, 10 nước ĐNA đều là thành viên của ASEAN. Trong tương lai Đông Ti mo cũng sẽ gia nhập ASEAN.
  • Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến ĐNA trở thành khu vực Mậu dịch tự do. Lập diễn đàn khu vực ARF, xây dựng 1 ĐNA hòa bình, ổn định.
Mối quan hệ Việt Nam - ASEAN:
  • Sau khi hiệp ước Bali được kí kết thì quan hệ Việt Nam - ASEAN được cải thiện rõ rệt như thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nguyên thủ tướng các quốc gia
  • 1978, do vấn đề Campuchia mà mối quan hệ giữa ASEAN và ba nước Đông Dương trở nên căng thẳng
  • Cuối những năm 80, ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với 3 nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại "muốn làm bạn với tất cả các nước", quan hệ Việt Nam ASEAN được cải thiện.
  • 7/1992, Việt Nam tham gia hiệp ước Bali, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác giữa Việt nam với các nước trong khu vực "Vì 1 đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển"
  • 7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật được đẩy mạnh. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN thời kì này là hợp tác, thân thiện cùng phát triển.
Câu 3:Nêu những nét chung của Mĩ Latinh từ sau năm 1945?
  • Sau năm 1945, Mỹ tìm cách biến Mĩ La Tinh trở thành sân sau của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. => Phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ la tinh nổ ra dưới nhiều hình thức
  • Cách mạng Cuba thành công (1/1/1959) đã đánh dấu bước phát triển mới ở phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh, chế độ độc tài thân Mỹ bị lật đổ ở Mĩ latinh. Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh đã bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ La tinh với nhiều hình thức, làm cho chính quyền độc tài ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
  • sau khi lật đổ chế độ độc tài, các nước Mĩ La tinh bắt tay vào củng cố và xây dựng đất nước và đạt nhiều thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị.....
  • Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế chính trị ở khu vực này gặp nhiều khó khăn, có lúc căng thẳng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 1991 - 2000 còn 3%, 1998 - 2002 giảm 1,5%... Tình hình chính trị không ổn định, các phe phái tranh dành quyền lực, chính phủ không thể kiểm soát được tình hình đất nước.
 
  • Like
Reactions: Iam_lucky_girl
Top Bottom