Sử 9 tình hình mĩ la-tinh sau 1945 và mục tiêu sau 1945.

LLunaa

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng mười một 2018
383
294
76
Ninh Thuận
-_-
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Ý nghĩa của những thành tựu kinh tế, khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ 1950-1970.
2)những khó khăn hiện nay trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của châu Phi.
3)tình hình mĩ la-tinh sau 1945 và mục tiêu sau 1945.
4)Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh ở châu Á, châu Phi với khu vực mĩ la-tinh và giải thích.
Mấy bạn giúp được câu nào thì giúp mình với ạ. mình cần gấp lắm ạ.:Tuzki1:Tuzki13:Tuzki6
 
  • Like
Reactions: Homaya Kino

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
1) Ý nghĩa của những thành tựu kinh tế, khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ 1950-1970.
  • Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Góp phần nâng cao đời sống của nhân dân Liên Xô.
  • Củng cố quốc phòng, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ và đồng minh Mĩ
  • Uy tín và địa vị quốc tế của liên Xô được đề cao. Liên xô trở thành trụ cột của các nước xã hội chủ nghĩa, là thành trì của hòa bình, là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
2)những khó khăn hiện nay trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của châu Phi.
  • sau khi giành được độc lập, các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi được tình trạng nghèo nàn, lạc hậu
  • Nhiều nước còn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, không ổn định. Đặc biệt từ cuối những năm 80 trở lại đây, ở Châu Phi liên tục xảy ra các cuộc xung đột quân sự, đảo chính, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, sự bùng nổ dân số, nợ nần, phụ thuộc vào nước ngoài. Năm 1987 - 1997, có 14 cuộc xung đột nội chiến diễn ra ở Ruanda làm 800 ngàn người chết; 1,2 triệu người lang thang. Châu Phi có 57 quốc gia, nhưng trong đó có 32 nước xếp vào nhóm đói nghèo nhất thế giới, khoảng 2/3 dân số không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên...\
3)tình hình mĩ la-tinh sau 1945 và mục tiêu sau 1945.
Câu này bạn xem lại kiến thức cơ bản SGK là có thể làm được nhé
4)Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh ở châu Á, châu Phi với khu vực mĩ la-tinh và giải thích.
  • Ở Châu á, châu phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân tay sai để giải phóng dân tộc dành độc lập chủ quyền
  • Khu vực Mĩ La tinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ, qua đó dành lại độc lập chủ quyền dân tộc.
  • Có sự khác nhau đó vì:
    • Châu Á, Châu Phi là nước thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản, độc lập chủ quyền bị mất nên họ phải đứng lên đấu tranh giành độc lập chủ quyền
    • Khu vực Mĩ La tinh vốn là những nước cộng hòa độc lập nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Vì vậy nhiệm vụ của họ là đấu tranh chống lại thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ, qua đó giành lại độc lập và chủ quyền dân tộc
 

LLunaa

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng mười một 2018
383
294
76
Ninh Thuận
-_-
  • Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Góp phần nâng cao đời sống của nhân dân Liên Xô.
  • Củng cố quốc phòng, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ và đồng minh Mĩ
  • Uy tín và địa vị quốc tế của liên Xô được đề cao. Liên xô trở thành trụ cột của các nước xã hội chủ nghĩa, là thành trì của hòa bình, là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
  • sau khi giành được độc lập, các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi được tình trạng nghèo nàn, lạc hậu
  • Nhiều nước còn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, không ổn định. Đặc biệt từ cuối những năm 80 trở lại đây, ở Châu Phi liên tục xảy ra các cuộc xung đột quân sự, đảo chính, nội chiến, bệnh tật, mù chữ, sự bùng nổ dân số, nợ nần, phụ thuộc vào nước ngoài. Năm 1987 - 1997, có 14 cuộc xung đột nội chiến diễn ra ở Ruanda làm 800 ngàn người chết; 1,2 triệu người lang thang. Châu Phi có 57 quốc gia, nhưng trong đó có 32 nước xếp vào nhóm đói nghèo nhất thế giới, khoảng 2/3 dân số không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên...\

Câu này bạn xem lại kiến thức cơ bản SGK là có thể làm được nhé

  • Ở Châu á, châu phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân tay sai để giải phóng dân tộc dành độc lập chủ quyền
  • Khu vực Mĩ La tinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ, qua đó dành lại độc lập chủ quyền dân tộc.
  • Có sự khác nhau đó vì:
    • Châu Á, Châu Phi là nước thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản, độc lập chủ quyền bị mất nên họ phải đứng lên đấu tranh giành độc lập chủ quyền
    • Khu vực Mĩ La tinh vốn là những nước cộng hòa độc lập nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Vì vậy nhiệm vụ của họ là đấu tranh chống lại thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ, qua đó giành lại độc lập và chủ quyền dân tộc
cho mình hỏi thêm 1 câu nữa được không ạ
Em hãy trình bày cuộc Cách mạng xanh ở Ấn Độ.
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
cho mình hỏi thêm 1 câu nữa được không ạ
Em hãy trình bày cuộc Cách mạng xanh ở Ấn Độ.
** Ấn Độ thực hiện hai lần Cách mạng xanh
Lần thứ nhất : 1963
+ Năm 1963, cuộc Cách mạng xanh đầu tiên của đất nước Ấn Ðộ được thực hiện với mục tiêu:
- Tăng số lượng lương thực cứu dân bị đói.
** Hàng loạt giống lúa mới năng suất cao được đưa vào sản xuất với các chương trình: khai hoang, cải tạo giống, tăng diện tích đất trong các loại cây lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhân dân
** Xây dựng hệ thống thủy nông.
* Cuộc cách mạng xanh đầu tiên của Ấn Ðộ đã tạo bước phát triển đột phá tăng sản lượng lương thực của Ấn Độ từ 120 triệu tấn (những năm 60) lên 210 triệu tấn hiện nay.
* Năm 1984, Ấn Ðộ công bố sản xuất đủ lương thực cho nhu cầu trong nước * Năm 1995 đã trở thành nước xuất khẩu gạo. Diện tích trồng cây lương thực của Ấn Ðộ tăng từ 116 triệu ha năm 1960 lên 170 triệu ha năm 1990 và 190 triệu ha năm 1995. Nạn đói trong những năm 1950, 1956, 1965-1967 và 1975-1977 chỉ còn là "hình ảnh của quá khứ"., không còn sự xuất hiện của nạn đói của đất nước này.

** Cách mạng xanh lần thứ 2 ( 1983).
+ Từ năm 1983, Ấn Ðộ phát động Cách mạng xanh lần thứ hai, thực hiện mục tiêu "thay đổi về chất" trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu dịch bệnh;
+ Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhằm tạo ra năng suất, sản lượng lương thực cao hơn;
+ Mở rộng việc cung cấp các yếu tố đầu vào, phục vụ cho nông dân.
** Năm 1991, khi Ấn Ðộ bắt đầu công cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế, nông nghiệp được coi là lĩnh vực trọng tâm.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ạ.Bạn có thể tham khảo thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
 
Last edited:
Top Bottom