a.Lúc đầu nhà thơ Chính Hữu viết "Đầu súng mảnh trăng treo". Sau ông đã bớt đi một chữ mảnh thành "Đầu súng trăng treo". Em hãy so sánh hai câu thơ trên? Theo em, việc nhà thơ bỏ chữ "mảnh" đi như vậy có làm mất đi giá trị và ý nghĩa của câu thơ hay không
b.Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu với câu chủ đề sau: Ba câu kết thúc bài thơ Đồng chí là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm và một thành phần biệt lập.
c. Viết đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về niềm lạc quan trong cuộc sống
Cảm ơn mn nhiều <3
P/s:Tối nay em phải nộp rồi ạ
mn giúp e với
a.
"Đầu súng trăng treo" và "đầu súng mảnh trăng treo". Ban đầu tác giả viết chữ "mảnh" nhưng sau lại bỏ đi, về nghĩa câu thơ không thay đổi nhiều, cho dù bỏ đi chữ "mảnh" thì vẫn gợi lên hình tượng trăng treo trên đầu súng. Việc này cũng không làm mất đi giá trị và ý nghĩa của câu thơ. Hơn nữa, nó còn làm câu thơ trở nên chắc, gọn, giàu nhịp điệu, nhịp thơ chẵn khiến câu thơ như nhịp lắc, như cái gì đó đang ở vị trí lơ lửng, chông chênh
b.
Ba câu kết thúc bài thơ "Đồng chí" là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Hai câu thơ đầu mở ra khung cảnh quen thuộc, câu thơ sử dụng từ ngữ hình ảnh chân thực "rừng hoang sương muối" mở ra một không gian và thời gian hoang vu, vắng vẻ, lạnh giá của đêm đông.
Nhưng chính nơi vô cùng khó khăn gian khổ "rừng hoang sương muối" ấy thì tình đồng chí của họ lại hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp làm sao! Trên cảnh nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên những người lính phục kích chờ giặc tới trong tư thế chủ động. Họ sát cánh bên nhau tạo nên một sức mạnh vô cùng như một bức tượng đài vững chắc trước kẻ thù. Cụm từ "đứng cạnh bên nhau" thay cho các đại từ nhân xưng "anh- tôi" càng tô đậm sự kề vai sát cánh của những người lính, cùng với động từ "chờ", ta thấy tư thế của những người lính trở nên chủ động trong đêm phục kích. Đó cũng là tinh thần trách nhiệm của những người lính trước giờ phút bước vào trận đánh. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh giữa khung cảnh và toàn cảnh, khung cảnh thì lạnh lẽo buốt giá nhưng toàn cảnh lại ấm áp tình đồng đội. Đến với câu thơ cuối cùng "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh độc đáo bất ngờ, là điểm nhấn của toàn bài. Đây là hình ảnh thực vừa là hình ảnh lãng mạn. Nó gợi ra sự liên tưởng thú vị của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình, người lính cầm súng chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc. Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng, tất cả hòa quyện bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính.
Chú thích
+ Phần gạch chân: câu cảm thán
+ Phần in đậm: thành phần biệt lập (cảm thán)
c.
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Lạc quan: là thái độ tích cực, vui vẻ, hạnh phúc, hướng tới điều tốt đẹp trong cuộc sống
+ Người lạc quan là người luôn tìm được niềm vui trong cuộc sống, luôn có niềm tin, hi vọng, bởi vậy dễ dàng thành công hơn
- Bàn luận, chứng minh
+ Niềm lạc quan là thái độ tích cực, mỗi người chúng ta đều cần có
+ Lạc quan giúp chúng ta sống vui vẻ hơn, cuộc sống tràn ngập niềm vui
+ Niềm tin, sự hi vọng vào tương lai tốt đẹp sẽ khiến ta cảm thấy yêu đời, cố gắng, phấn đấu hơn. Nhờ những nỗ lực ấy mà trở nên hoàn thiện bản thân, tiến gần hơn với thành công
+ Không những thế, nhờ có niềm lạc quan mà chúng ta phát huy được hết năng lực bản thân, không e dè, ngại ngần, hiệu suất công việc cũng tăng lên
+ Dẫn chứng
- Trong văn học: niềm lạc quan của những người lính kháng chiến chống Mĩ trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Cuộc sống gian khổ là thế nhưng các anh vẫn luôn lạc quan, yêu đời ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha"....
- Ngoài xã hội: Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam ta, Bác đã bôn ba ở nước ngoài rất nhiều năm, có khi còn bị bắt giam, ấy vậy mà Người vẫn sống lạc quan, coi những gian khổ, thiếu thốn đó là động lực để bước tiếp...
- Mở rộng vấn đề
+ Tuy nhiên, vẫn còn một số người sống bi quan, suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tiêu cực, từ đó trở nên buồn bực, chán nản
+ Lối suy nghĩ ấy trước tiên ảnh hưởng xấu đến bản thân họ, sau đó là ảnh hưởng cả xã hội. Chúng ta cần phê phán những người như vậy, giúp họ thay đổi cách suy nghĩ
- Bài học và liên hệ bản thân