Văn 11 Cảm nhận về Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cảm nhận của anh chị về:
1. Bức tượng đài bi tráng, bất tử về người nông dân,nghĩa sĩ qua Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
2. Tiếng khóc cao cả, bi tráng về người nông dân,nghĩa sĩ qua Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
@Trần Tuyết Khả giúp em với, bài văn hoàn chỉnh nhé ạ.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Cảm nhận của anh chị về:
1. Bức tượng đài bi tráng, bất tử về người nông dân,nghĩa sĩ qua Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
2. Tiếng khóc cao cả, bi tráng về người nông dân,nghĩa sĩ qua Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
@Trần Tuyết Khả giúp em với, bài văn hoàn chỉnh nhé ạ.
Chị sẽ không giúp em cả bài hoàn chỉnh đâu, chị sẽ cố gắng đưa ra dàn ý cụ thể cho em. Em có thể dựa theo đó làm thành bài của mình rồi đăng lên để được nhận xét, hãy cố gắng để tiến bộ hơn nha em <3
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề
TB:
- Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu viết "văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định để tế những người đã hi sinh trong trận tập kích đồn quan Pháp ở Cần Giuộc đêm 16 tháng 12 năm 1861
Đề 1:
- Phần lung khởi: nguồn gốc xuất thân của những người lính
+ Mở đầu bài tế là cụm từ "hỡi ôi!" là một tiếng than lay động lòng người, tiếng than thể hiện tình cảm xót thương với người đã khuất và còn là tiếng kêu căng thẳng cho thấy nguy cấp của tình hình đất nước thời bấy giờ
+ Câu 1: "súng giặc, đất rền, lòng dân trời tỏ" tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối giữa súng giặc và lòng dân "đất rền" và "trời tỏ" đó là khung cảnh bão táp của thời đại, một không gian to lớn của đất trời. Cùng với động từ khuếch tán âm thanh ánh sáng "rền", " tỏ" mà sự đụng độ giữa thế lực hoang tàn với vũ khí tối tân hiện đại và ý chí chiến đấu của nhân dân Nam Bộ đã hiện lên thật sinh động làm sao
+ Đến câu thứ hai tác giả sử dụng biện pháp so sánh "danh nổi như phao, tiếng vang như mõ" cùng với nghệ thuật đối "mười năm công vỡ ruộng" với "một trận...", "mất" với "còn" cho thấy sức mạnh vùng lên để chiến đấu của người nông dân yêu nước, đó là sự phản kháng mạnh mẽ quyết liệt
+ Những người nghĩa sĩ "bất tử", oai hùng ở đây hoá ra lại không phải những chiến sĩ được đào tạo bài bản, không phải người có kinh nghiệm chiến trường mà chính là những người nông dân chân chất, vì đất nước mà dám đứng lên
- Phần thích thực: hình tượng cao đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc
a. Trước khi thực dân Pháp xâm lược
+ Tác giả đã nêu lên lai lịch, hoàn cảnh sống của người nông dân: tất cả đều xuất thân từ những người nông dân với cuộc sống lam lũ, vất vả, nghèo khó, người nông dân ấy gắn bó với đồng ruộng, với con trâu cái cày, ngày ngày chăm lo làm ăn
+ Từ láy "cui cút" là một từ gợi hình gợi cảm diễn tả hình ảnh nhỏ bé đáng thương, sống âm thầm giữa cuộc sống nghèo khổ, giữa cuộc đời đầy lo toan của người nông dân
+ Họ sống trong làng bộ -> nhấn mạnh việc những người nông dân chưa biết đến việc binh đao, chưa quen cung ngựa, tập khiên, súng, mác, tác giả nhấn mạnh vào điểm này để tạo ra sự đối lập càng tôn cao tầm vóc người nghĩa quân
b. Khi Pháp xâm lược
+ Khi giặc đến, nhân dân hồi hộp lo lắng "tiếng phong hạc... trong mưa", chỉ biết trông đợi vào triều đình nhưng càng trông thì càng thất vọng. Từ đó họ nhận thức được về chủ quyền quốc gia và chính nghĩa dân tộc bản chất của kẻ thù với ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước: giặc ngoại xâm ngang ngược, triều đình mục nát, lòng yêu nước liền sôi sục, trào dân ý chia chiến đấu
+ Nhận thức được trách nhiệm to lớn ấy họ nguyện đứng lên vì nghĩa đánh giặc không màng đến tính mạng bản thân, không vì lợi ích cá nhân. Hình ảnh người nông dân về nhận thức đã chuyển biến từ nhỏ bé đến lớn lao, từ bình thường đến phi thường hiện lên là hình ảnh người nghĩa sĩ "Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”
+ Như đã nói từ trước họ xuất thân là những người nông dân chưa biết đến binh đao, giáo mác nhưng họ xông pha trận mạc một cách oai hùng. Họ vào trận nhưng mang theo hơi thở của ruộng đồng với những vật dụng giản dị như manh áo vả, ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay. Vũ khí tuy thô sơ nhưng tấm lòng thì mến nghĩa, chính vũ khí thô sơ ấy trở thành vũ khí lợi hại lập nên những chiến công "đốt xong nhà, chém rớt đầu quan hai họ"
+ Nghệ thuật
  • Bút pháp nghệ thuật tả thực những chi tiết đều được chọn lọc tinh tế phản ánh chân thực khí thế và bản chất của người nông dân Nam Bộ
  • Tác giả sử dụng rất nhiều những động từ mạnh như "đánh, đốt, chém, xô" và nghệ thuật đối lập giữa ta và địch, giữa vũ khí thô sơ và chiến thắng to lớn
-> Tóm lại tất cả tạo nên một khí thế khẩn trương sôi động quyết liệt và đầy hào hứng, đồng thời Nguyễn Đình Chiểu còn xuất hiện người ca bản chất cao quý vẫn tiềm ẩn đằng sau mang áo vải của cuộc đời lam lũ vất vả
- Phần ai vãn: bức tượng đài bất tử
+ Phần này chính là phần bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả cũng như nhân dân đối với những người đã khuất
+ Nỗi xót thương và sự tiếc hận cho người nghĩa quân khi sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành; xót thương cho những gia đình nghĩa sĩ; nỗi căm hờn những kẻ gây nên tình cảnh éo le
+ Nghệ thuật hoán dụ: tiếng khóc nghẹn ngào trước tình cảnh đau thương của dân tộc, nỗi đau không chỉ dừng ở lòng người mà còn bao trùm cả cỏ cây sông núi, tất cả đều nhuộm màu tang tóc bi thương
+ Hơn nữa, tác giả qua đó mà tiếp tục ca ngợi những người nông dân Cần Giuộc lấy cái chết để làm rạng ngời chân lý cao đẹp của thời đại "Chết Vinh Còn Hơn Sống Nhục" và biểu dương công trạng của người liệt sĩ đời đời nhân dân ngưỡng mộ, đời đời Tổ Quốc khi công
- Phần kết:
+ Ca ngợi linh hồn bất diệt của người nghĩa sĩ cũng như ca ngợi sự hi sinh anh dũng của họ
- Bàn luận
+ Hình tượng người nông dân, nghĩa sĩ chính là hình tượng chính trong bài tế của Nguyễn Đình Chiểu. Những người nông dân ấy không chỉ biết cui cút làm ăn mà còn biết dũng cảm xông pha trận mạc khi tổ quốc cần
+ Có thể họ không có bề ngoài đẹp hoàn mĩ như bức tượng thần nhưng vẻ đẹp tinh thần của họ là dám xông pha, dám hy sinh, một lòng vì nước
+ Bức tượng đài về người nông dân,nghĩa sĩ qua Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu mang tính chất bi tráng. Nó được dựng lên trong sự ca ngợi, lòng biết ơn của nhân dân đối với người nghĩa sĩ, trong tiếng khóc và nước mắt của bao người nhân dân.
Đề 2:
Em cũng làm tương tự như sườn ý trên nha, chia ra làm 4 phần rồi cảm nhận dọc theo đó, các ý chính cũng không khác là mấy
Chị gợi ý về phần bàn luận nha
- Tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng người nghĩa sĩ
- Tiếng khóc không chỉ nói lên sự đau đớn trước sự ra đi của những người anh hùng mà còn là tiếng khóc cho số phận dân tộc khi bị các thế lực bên ngoài lăm le
- Cao hơn nữa, nó khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp đang dở dang của những người nghĩa sĩ nông dân
- Cả bài tế bao trùm là không khí đau xót nhưng không hề thê lương, không có hình ảnh người chiến sĩ ngã xuống, qua đó lại càng nhấn mạnh hơn sự bất tử của người chiến sĩ trong lòng nhân dân....
KB: Tổng kết về nội dung, nghệ thuật (có thể nêu cảm nghĩ bản thân)
 
Top Bottom