Văn 8 Ôn tập

Vân Vô Lăng

Học sinh chăm học
HV CLB Địa lí
Thành viên
1 Tháng năm 2019
483
722
96
Đắk Lắk
THCS Huỳnh Thúc Kháng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: (2 điểm): Đọc câu chuyện sau rồi trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 10 câu):
Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện này mà cãi nhau!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó, người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra.
Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đó đồng ý.
Kết cục tài sản ấy được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.
Câu 2 : Có phải chị Dậu và lão Hạc là hai nhân vật đại diện cho số phận và phẩm chất của người nông dân trước Cách mạng tháng 8 không ? Hãy chứng minh điều đó qua bài văn nghị luận
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,867
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Câu 1: (2 điểm): Đọc câu chuyện sau rồi trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 10 câu):
Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện này mà cãi nhau!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó, người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra.
Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đó đồng ý.
Kết cục tài sản ấy được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.
Câu 2 : Có phải chị Dậu và lão Hạc là hai nhân vật đại diện cho số phận và phẩm chất của người nông dân trước Cách mạng tháng 8 không ? Hãy chứng minh điều đó qua bài văn nghị luận
Câu 1:
- Qua đoạn văn trên, ta có thể cảm nhận được vì lòng đố kỵ, ích kỷ của cả hai người con quá lớn mà nhận lại kết quả chỉ là đống đồ bỏ đi.
- Chắc chắn, khi chia tài sản, ai ai cũng muốn mình được hưởng nhiều hơn nhưng ở đây lại khác, họ là anh em, cùng máu mủ, ruột thịt với nhau mà lại đi cân đo, đong đếm từng chút một. Sự việc như thế có thể dẫn đến sự chia cắt tình anh, em, không còn hòa thuận, yêu thương nhau như trước.
- Qua đoạn văn, tôi cũng muốn nhắn nhủ với mọi người rằng, trong đời sống, không phải lúc nào cũng so bì, đố kỵ với người khác mà gây ra những việc không đáng có.
Câu 2:
A, Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề
B, Thân bài:
*Giới thiệu về hai nhân vật là chị Dậu và Lão Hạc:

- Ở xã hội phong kiến xưa, nông dân - tầng lớp lao động thấp kém luôn bị đàn áp, bóc lột một cách dã man.
- Họ đã phải chịu uất ức, tổn thương không đáng có mà có lẽ hình ảnh người nông dân đã được đưa vào các tác phẩm văn học tiêu biểu như Chị Dậu và Lão Hạc:
-Nhân vật chị Dậu:
+ Chị Dậu: Một người phụ nữ đảm đang, dịu hiền, hết mực vì chồng con nhưng không kém phần mạnh mẽ, mãnh liệt.
+ Luật lệ cùng những thứ thuế quá tàn nhẫn mà chị bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải bán cái Tý - đứa con gái của mình, rồi lần lượt là gánh khoai, ổ chó nhưng vẫn không thể cứu vãn được tình thế. Chồng chị bị đánh một trận "thập tử nhất sinh" ngoài đình.
+ Có thể thấy rằng thời đấy suất sưu còn có giá trị hơn mạng sống của con người, làm quần quật ngày đêm, phải làm tất cả để có cái ăn. Luôn bị đẩy vào đường cùng, tàn nhẫn, độc ác làm sao.
+ Phẩm chất của chị Dậu: Đảm đang, nết na, là một người phụ nữ tốt, dám đứng mến bảo vệ chồng con và gia đình mình.
- Nhân vật Lão Hạc:
+ Là một nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, vợ mất sớm, con trai vì không cưới được vợ nên quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
+ Lão sống cơ cực, buồn tủi, chỉ có cậu Vàng làm bạn. Sau trận ốm, không còn đủ sức khỏe để lao động, lão phải bán Cậu Vàng, gửi tất cả tài sản cho ông giáo chờ ngày con trai về thì giao lại. Ai ngờ cái chết lại đến với lão, chính cái chết đó cũng nhằm phê phán xã hội phong kiến quá đỗi bất công với người nông dân.
*Điểm chung của Lão Hạc và chị Dậu:
- Tuy câu chuyện có vẻ khác nhau nhưng cả hai người đều có chung một hoàn cảnh sống đó là nghèo đói, bị đàn áp, bóc lột, rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, chị Dậu thì vùng lên phản kháng, còn Lão Hạc thì buộc phải lựa chọn cái chết vì không còn cách nào khác.
- Nhưng dù sao thì họ đều rất khổ sở, phải gánh vác trên lưng những thứ nặng nề như muốn cướp lấy mạng sống người khác.
*Phẩm chất của người nông dân:
- Chịu thương chịu khó, chăm làm, chân đất hiền lành luôn gắn với hình ảnh của người nông dân Việt Nam xưa và nay.
- Chị Dậu và Lão Hạc là hình ảnh điển hình cho người nông dân.
Bạn tham khảo thử, dựa vào dàn ý và các ý của mình để làm bài ^^
 

Vân Vô Lăng

Học sinh chăm học
HV CLB Địa lí
Thành viên
1 Tháng năm 2019
483
722
96
Đắk Lắk
THCS Huỳnh Thúc Kháng
Câu 1:
- Qua đoạn văn trên, ta có thể cảm nhận được vì lòng đố kỵ, ích kỷ của cả hai người con quá lớn mà nhận lại kết quả chỉ là đống đồ bỏ đi.
- Chắc chắn, khi chia tài sản, ai ai cũng muốn mình được hưởng nhiều hơn nhưng ở đây lại khác, họ là anh em, cùng máu mủ, ruột thịt với nhau mà lại đi cân đo, đong đếm từng chút một. Sự việc như thế có thể dẫn đến sự chia cắt tình anh, em, không còn hòa thuận, yêu thương nhau như trước.
- Qua đoạn văn, tôi cũng muốn nhắn nhủ với mọi người rằng, trong đời sống, không phải lúc nào cũng so bì, đố kỵ với người khác mà gây ra những việc không đáng có.
Câu 2:
A, Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề
B, Thân bài:
*Giới thiệu về hai nhân vật là chị Dậu và Lão Hạc:

- Ở xã hội phong kiến xưa, nông dân - tầng lớp lao động thấp kém luôn bị đàn áp, bóc lột một cách dã man.
- Họ đã phải chịu uất ức, tổn thương không đáng có mà có lẽ hình ảnh người nông dân đã được đưa vào các tác phẩm văn học tiêu biểu như Chị Dậu và Lão Hạc:
-Nhân vật chị Dậu:
+ Chị Dậu: Một người phụ nữ đảm đang, dịu hiền, hết mực vì chồng con nhưng không kém phần mạnh mẽ, mãnh liệt.
+ Luật lệ cùng những thứ thuế quá tàn nhẫn mà chị bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải bán cái Tý - đứa con gái của mình, rồi lần lượt là gánh khoai, ổ chó nhưng vẫn không thể cứu vãn được tình thế. Chồng chị bị đánh một trận "thập tử nhất sinh" ngoài đình.
+ Có thể thấy rằng thời đấy suất sưu còn có giá trị hơn mạng sống của con người, làm quần quật ngày đêm, phải làm tất cả để có cái ăn. Luôn bị đẩy vào đường cùng, tàn nhẫn, độc ác làm sao.
+ Phẩm chất của chị Dậu: Đảm đang, nết na, là một người phụ nữ tốt, dám đứng mến bảo vệ chồng con và gia đình mình.
- Nhân vật Lão Hạc:
+ Là một nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, vợ mất sớm, con trai vì không cưới được vợ nên quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
+ Lão sống cơ cực, buồn tủi, chỉ có cậu Vàng làm bạn. Sau trận ốm, không còn đủ sức khỏe để lao động, lão phải bán Cậu Vàng, gửi tất cả tài sản cho ông giáo chờ ngày con trai về thì giao lại. Ai ngờ cái chết lại đến với lão, chính cái chết đó cũng nhằm phê phán xã hội phong kiến quá đỗi bất công với người nông dân.
*Điểm chung của Lão Hạc và chị Dậu:
- Tuy câu chuyện có vẻ khác nhau nhưng cả hai người đều có chung một hoàn cảnh sống đó là nghèo đói, bị đàn áp, bóc lột, rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, chị Dậu thì vùng lên phản kháng, còn Lão Hạc thì buộc phải lựa chọn cái chết vì không còn cách nào khác.
- Nhưng dù sao thì họ đều rất khổ sở, phải gánh vác trên lưng những thứ nặng nề như muốn cướp lấy mạng sống người khác.
*Phẩm chất của người nông dân:
- Chịu thương chịu khó, chăm làm, chân đất hiền lành luôn gắn với hình ảnh của người nông dân Việt Nam xưa và nay.
- Chị Dậu và Lão Hạc là hình ảnh điển hình cho người nông dân.
Bạn tham khảo thử, dựa vào dàn ý và các ý của mình để làm bài ^^
Ở đoạn lão Hạc thì phải bán xong mới ốm chứ bạn
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,867
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Ở đoạn lão Hạc thì phải bán xong mới ốm chứ bạn
Bạn đọc kỹ lại đi nha
Sau khi con trai bỏ đi đồn điền cao su vì không cưới được vợ, lão ra sức làm ăn, trồng hoa màu nhưng sau cơn ốm, Lão không còn đủ sức làm việc, không thể đủ khả năng nuôi Cậu Vàng nên phải ra quyết định đau thương đó chính là bán Cậu đi.
Ốm->Không làm việc được->Không có tiền để nuôi cậu Vàng->Phải bán Cậu Vàng đi.
 
  • Like
Reactions: Vân Vô Lăng

Vân Vô Lăng

Học sinh chăm học
HV CLB Địa lí
Thành viên
1 Tháng năm 2019
483
722
96
Đắk Lắk
THCS Huỳnh Thúc Kháng
Bạn đọc kỹ lại đi nha
Sau khi con trai bỏ đi đồn điền cao su vì không cưới được vợ, lão ra sức làm ăn, trồng hoa màu nhưng sau cơn ốm, Lão không còn đủ sức làm việc, không thể đủ khả năng nuôi Cậu Vàng nên phải ra quyết định đau thương đó chính là bán Cậu đi.
Ốm->Không làm việc được->Không có tiền để nuôi cậu Vàng->Phải bán Cậu Vàng đi.
Mình bị lộn qua phần tóm tắt xin lỗi bạn nhiều
 
  • Like
Reactions: wyn.mai
Top Bottom