CLB lịch sử Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (P2)

The Joker

BTV World Cup 2018
HV CLB Lịch sử
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
12 Tháng bảy 2017
4,754
7,085
804
Hà Nội
THPT Việt Đức
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào tất cả các bạn

Hôm qua chúng ta đã được đọc phần 1 của quá trình Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Tiếp theo đây sẽ là phần 2. Mời các bạn đọc nhé.


Thời kỳ ở Trung Quốc (1924–1927)

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu theo phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô đến giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, làm phiên dịch lấy tên là Lý Thụy.
Trong khoảng thời gian đó, ông có tuyên truyền tư tưởng cách mạng ra vùng Đông Phương. Năm 1925, ông tập hợp Việt kiều và thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu để truyền bá chủ nghĩa Mác–Lênin vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh, mà ông là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của tổ chức, được xuất bản năm 1927.
Cùng năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm Hội trưởng và ông làm Bí thư. Tổ chức này sau đó trở thành Đảng Cộng sản Nam Hải, tiền thân của một loạt các tổ chức cộng sản sau này, bao gồm có cả Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc cũng gửi một loạt người Việt đi học trường quân sự của Tưởng Giới Thạch tại Quảng Châu, đồng thời tiến hành một khóa đào tạo về khởi nghĩa vũ trang. Do Tưởng Giới Thạch khủng bố, ông rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi thoát sang Liên Xô theo đường sa mạc Gobi.
Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại Hội đồng của Liên đoàn Chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại Brussel, Bỉ.



Thời kỳ ở Thái Lan (1928–1929)

HVUumR1eNxPjjdlq1Y-4Q1lmwx_TfsXIanCKFm_JKjLLGzgcwz5ZclJhJ4mgNDPH1GCTaVKV-0ycxPGBZ0LZZwDDotDuvir-qEtJxA1DPlVSOgY1D_KFQ7cr9o_ytj3g7DVoxKiV
Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ban Nachok, Nakhon Phanom, Thái Lan, 2010.
0QcdfwzteW3CbgO0Hz5Pr0dZ2LoXfAytLWRBg6VM1r0s1oR6FhsBIRMyDNn5VD3VsrPq9bYL6oKmXlqxtP5AKXPxU76GP_lLX1kEqwez3BaQGnkNcQEGlU8UdF488WV3Z0cqLLTt

Căn nhà ở Ban Nachok, Nakhon Phanom, Thái Lan, nơi Hồ Chí Minh từng ở.

Mùa thu 1928, Nguyễn Ái Quốc từ châu Âu đến Xiêm La (Thái Lan), cải trang là một nhà sư đầu trọc, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm, đồng thời xuất bản báo gửi về nước. Cuối năm 1929, ông rời khỏi Vương quốc Xiêm La và sang Trung Quốc.



Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long, Hồng Kông, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, nhằm giải quyết những mâu thuẫn hiện có giữa những người cộng sản Đông Dương, ông đã thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng vào năm này, khởi nghĩa Xô viết Nghệ Tĩnh do Đảng chỉ đạo nổ ra nhưng thất bại. Đảng bị cấm hoạt động, đồng thời Nguyễn Ái Quốc bị xử tử hình vắng mặt.
Tháng 3 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc trở lại Xiêm trong một thời gian ngắn, rồi ông quay lại Trung Quốc.



Những năm 1931–1933

Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ, Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hồng Kông bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ L'Humanité (Nhân đạo) số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông. Đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương.
Sau đó, nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.



Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ hai

Nguyễn Ái Quốc đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin, ông học ở Trường Quốc tế Lenin (1934–1935). Sau đó dưới tên Linov, ông dự Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc tế (từ 25 tháng 7 đến 20 tháng 8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của Ban Thư ký Dalburo. Trong thời gian này, ông bị Ban Lãnh đạo Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương viết thư gửi Quốc tế Cộng sản kết tội phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn 100 đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị bắt. Ông bị buộc phải ở Liên Xô cho đến năm 1938, bị giam lỏng vì nghi ngờ lý do ông được nhà cầm quyền Hồng Kông trả tự do. Sau đó, ông tham gia lớp nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa của Quốc tế Cộng sản.
Trong những năm 1931–1935, Nguyễn Ái Quốc bị Trần Phú và Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế. Vào thời điểm đó, Quốc tế Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Stalin, đặt đấu tranh giải phóng dân tộc đi cùng với đấu tranh giai cấp.
Trong giai đoạn này, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập lần lượt làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương còn ông chỉ đảm nhiệm công tác liên lạc giữa Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản tại Đông Nam Á.



Trở lại Trung Quốc (năm 1938 đến đầu năm 1941)

Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai Thiếu tá Bát lộ quân tên là Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938 đến đầu năm 1939.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc topic.
Nếu có bất kì góp ý gì cứ comment bên dưới để các lần sau mình làm tốt hơn nha.
 

Nguyễn Huy Vũ Dũng

Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
30 Tháng tám 2019
1,373
2,596
336
Hải Phòng
....
Xin chào tất cả các bạn

Hôm qua chúng ta đã được đọc phần 1 của quá trình Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Tiếp theo đây sẽ là phần 2. Mời các bạn đọc nhé.


Thời kỳ ở Trung Quốc (1924–1927)

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu theo phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô đến giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, làm phiên dịch lấy tên là Lý Thụy.
Trong khoảng thời gian đó, ông có tuyên truyền tư tưởng cách mạng ra vùng Đông Phương. Năm 1925, ông tập hợp Việt kiều và thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu để truyền bá chủ nghĩa Mác–Lênin vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh, mà ông là tác giả, tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của tổ chức, được xuất bản năm 1927.
Cùng năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm Hội trưởng và ông làm Bí thư. Tổ chức này sau đó trở thành Đảng Cộng sản Nam Hải, tiền thân của một loạt các tổ chức cộng sản sau này, bao gồm có cả Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc cũng gửi một loạt người Việt đi học trường quân sự của Tưởng Giới Thạch tại Quảng Châu, đồng thời tiến hành một khóa đào tạo về khởi nghĩa vũ trang. Do Tưởng Giới Thạch khủng bố, ông rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi thoát sang Liên Xô theo đường sa mạc Gobi.
Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại Hội đồng của Liên đoàn Chống đế quốc từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại Brussel, Bỉ.



Thời kỳ ở Thái Lan (1928–1929)

HVUumR1eNxPjjdlq1Y-4Q1lmwx_TfsXIanCKFm_JKjLLGzgcwz5ZclJhJ4mgNDPH1GCTaVKV-0ycxPGBZ0LZZwDDotDuvir-qEtJxA1DPlVSOgY1D_KFQ7cr9o_ytj3g7DVoxKiV

Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ban Nachok, Nakhon Phanom, Thái Lan, 2010.

0QcdfwzteW3CbgO0Hz5Pr0dZ2LoXfAytLWRBg6VM1r0s1oR6FhsBIRMyDNn5VD3VsrPq9bYL6oKmXlqxtP5AKXPxU76GP_lLX1kEqwez3BaQGnkNcQEGlU8UdF488WV3Z0cqLLTt

Căn nhà ở Ban Nachok, Nakhon Phanom, Thái Lan, nơi Hồ Chí Minh từng ở.
Mùa thu 1928, Nguyễn Ái Quốc từ châu Âu đến Xiêm La (Thái Lan), cải trang là một nhà sư đầu trọc, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều tại Xiêm, đồng thời xuất bản báo gửi về nước. Cuối năm 1929, ông rời khỏi Vương quốc Xiêm La và sang Trung Quốc.


Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long, Hồng Kông, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, nhằm giải quyết những mâu thuẫn hiện có giữa những người cộng sản Đông Dương, ông đã thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng vào năm này, khởi nghĩa Xô viết Nghệ Tĩnh do Đảng chỉ đạo nổ ra nhưng thất bại. Đảng bị cấm hoạt động, đồng thời Nguyễn Ái Quốc bị xử tử hình vắng mặt.
Tháng 3 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc trở lại Xiêm trong một thời gian ngắn, rồi ông quay lại Trung Quốc.



Những năm 1931–1933

Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ, Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hồng Kông bắt giam với ý định trao cho chính quyền Pháp ở Đông Dương. Tờ L'Humanité (Nhân đạo) số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông. Đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương.
Sau đó, nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Tống Văn Sơ được thả ngày 28 tháng 12 năm 1932. Ông đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.



Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ hai

Nguyễn Ái Quốc đến Moskva vào mùa xuân năm 1934. Với bí danh Lin, ông học ở Trường Quốc tế Lenin (1934–1935). Sau đó dưới tên Linov, ông dự Đại hội lần thứ 7 Đệ Tam Quốc tế (từ 25 tháng 7 đến 20 tháng 8 năm 1935) với vai trò quan sát viên của Ban Thư ký Dalburo. Trong thời gian này, ông bị Ban Lãnh đạo Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương viết thư gửi Quốc tế Cộng sản kết tội phải chịu trách nhiệm chính về việc hơn 100 đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên bị bắt. Ông bị buộc phải ở Liên Xô cho đến năm 1938, bị giam lỏng vì nghi ngờ lý do ông được nhà cầm quyền Hồng Kông trả tự do. Sau đó, ông tham gia lớp nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các Vấn đề Dân tộc và Thuộc địa của Quốc tế Cộng sản.
Trong những năm 1931–1935, Nguyễn Ái Quốc bị Trần Phú và Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế. Vào thời điểm đó, Quốc tế Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Stalin, đặt đấu tranh giải phóng dân tộc đi cùng với đấu tranh giai cấp.
Trong giai đoạn này, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập lần lượt làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương còn ông chỉ đảm nhiệm công tác liên lạc giữa Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản tại Đông Nam Á.



Trở lại Trung Quốc (năm 1938 đến đầu năm 1941)

Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai Thiếu tá Bát lộ quân tên là Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938 đến đầu năm 1939.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc topic.
Nếu có bất kì góp ý gì cứ comment bên dưới để các lần sau mình làm tốt hơn nha.
Góp ý nho nhỏ:Nên thay ông bằng Người thì sẽ hợp lý hơn
 
  • Like
Reactions: The Joker
Top Bottom