Văn 11 Tính kế thừa văn học dân gian

damdamty

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng năm 2017
1,909
1,637
291
Nghệ An
Trường Tâm
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Tính kế thừa văn học dân gian của ba nhà thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương
+về nội dung
+ về nghệ thuật
* Hồ Xuân Hương
- Nội dung:
+ Đề tài trong thơ Hồ Xuân Hương rất đa dạng, đều là đề tài quen thuộc, bình dị và gần gũi với đời sống dân gian, đưa cách cảm, cách nghĩ của văn học dân gian vào văn phong của mình. Nhưng không phải bà chấp nhận tất cả mà bà có chọn lọc những cái hay, cái đẹp
+ Nội dung mà Hồ Xuân Hương thường đề cập tới là nêu lên và đề cao vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội xưa, đồng thời mỉa mai, châm biếm sự bất công của xã hội đương thời.
  • Trong tác phẩm "Bánh trôi nước", Hồ Xuân Hương đã hết lời khen ngợi vẻ đẹp từ ngoại hình cho tới nhân cách của người phụ nữ "trắng", "tròn", "tấm lòng son". Đồng thời, bà cũng lên tiếng phê phán xã hội phong kiến thối nát, chà đạp quyền phụ nữ "ba chìm bảy nổi", "rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn". Qua đó, ta cũng thấy được lòng thương cảm sâu sắc mà Hồ Xuân Hương dành cho người phụ nữ hay cho chính thân phận của mình

- Nghệ thuật
+ Cách dùng từ: đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều tầng ý nghĩa, vận dụng linh hoạt các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hồ Xuân Hương hay dùng lối chơi chữ, nói lái, từ ngữ mang nét ẩn dụ nửa tục nửa thanh, trong cái "thanh" ẩn chứa cái "tục", trong cái "tục" lại gợi ra cái "thanh". Điều ấy không khiến thơ bà trở nên tục tĩu, mất thẩm mĩ mà ngược lại, nó khiến câu thơ trở nên duyên dáng vô cùng
+ Hình tượng trong thơ Hồ Xuân Hương
+ Hình thức thể hiện cũng giản dị, dân dã
  • Bài thơ "Bánh trôi nước" được Hồ Xuân Hương vận dụng triệt để lối nói dân gian, sử dụng thành ngữ, đặc biệt motif mở đầu "Thân em..." là motif quen thuộc trong ca dao ta thường bắt gặp như "Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" hay "Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
* Nguyễn Khuyến
- Nội dung
+ Đề tài gắn liền với những người bình dân
- Nghệ thuật
+ Nguyễn Khuyến thường sử dụng thành ngữ dân gian cho các tác phẩm thơ ca của mình. Tuy không nhiều như Hồ Xuân Hương nhưng cũng không phải là ít. Hơn nữa, thơ ông còn có thêm ngữ liệu dân gian
+ Trong thể thơ, ông sử dụng nhiều thể thơ như: thất ngôn bát cú Đường luật, hát nói, lục bát, song thất lục bát,... Trong đó có nhiều thể thơ được coi là thuần Việt, gần gũi với đời sống sinh hoạt văn hoá của người Việt
  • Phân tích tác phẩm "Câu cá mùa thu" để làm sáng tỏ
* Tú Xương
- Nội dung
+ Nội dung trong thơ Tú Xương mang đậm yếu tố dân gian. Đề tài thường thấy trong thơ ông đều là đề tài quen thuộc, dân dã, vô cùng thân thuộc với văn học dân gian. Ông không ngần ngại lên tiếng phê phán xã hội thối nát, những thói hư tật xấu ở đời, thể hiện thái độ bất mãn của "con người thất thế trước sự xa đoạ của thời đại mới"
+ Không chỉ vậy, thơ ông còn là tác phẩm trữ tình, mang đậm yếu tố biểu cảm. Ông hay viết về người thân, bạn bè, những người mà ông yêu quý....
  • Ví dụ: Bạn phân tích đôi chút về tác phẩm "Thương vợ" để làm rõ nhận định nhé
- Nghệ thuật
+ Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ văn học dân gian nhưng tinh tế và sinh động hơn gấp nhiều lần
+ Tú Xương cũng rất khéo léo khi đưa vào thơ ca của mình những thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Hơn nữa, ông còn thường sử dụng lối nói lái và chơi chữ càng làm tăng thêm sự phê phán, đả kích trong ý thơ của ông
+ Thể thơ mà ông thường dùng là lục bát- thể thơ mang đậm tính dân tộc.
  • Phân tích nghệ thuật, các khía cạnh như đã nêu trên trong bài thơ "Thương vợ" để chứng minh
 
Top Bottom