Sử 8 kháng chiến chông pháp

Nguyễn Ngọc Sun My

Học sinh mới
Thành viên
12 Tháng năm 2020
5
6
6
18
Đắk Lắk
THCS 19/8

Hạ Nhất Quang

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng sáu 2020
2
1
6
17
Khánh Hòa
thcs thái Nguyên
-kháng chiến Đà Nẵng
Nguyên nhân sâu xa:Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản,nguồn nhân công rẻ,thị trường rộng lớn,chế độ phong kiến đang trên đà suy yếu,tư bản Pháp đang phát triển…
-Nguyên cớ : lấy cớ bảo vệ đạo Gia-tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.
-Diễn biến :
+Chiều 31.8.1858, 3000 quân Pháp -Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Rạng sáng ngày 1.9.1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
- chiến sự Gia Định ( nguyên nhân: Gia Định ngày xưa là 1 nơi sản xuất gạo nhiều nhất cả nước, 1 nơi có thể đi qua chiếm các nước khác như Cam-pu-chia, Trung Quốc khi chiếm được nó và cũng do 1 phần kế hoạch chiếm nhanh Đã Nẵng bị thất bại...)
17.2.1859 Chúng tấn công thành Gia Định quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã.
- Ngày 24.2.1861 Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hòa, thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long.
- Ngày 5.6.1862 Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
#Trình bày phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở 6 tỉnh Nam Kỳ ?
Nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đét, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên với những lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân …, trong số đó nhiều người thà chết chứ không hợp tác với giặc, lại có người dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị …
#Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ.
-Tại Đà Nẵng: nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
- Tại Gia Định: phong trào càng sôi nổi - Nghĩa quân Nguyễn trung Trực đốt cháy tàu Ét-Pê-Răng (Hy vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1661)
- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công đã làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
* Nguyên nhân(chiếm Bắc kì lần thứ nhất)
– Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển.
– Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.
=> Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
* Diễn biến:
– Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
– 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. Nguyễn tri Phương bị thương sau đó ông bị giặc bắt.
* Kết quả:- Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội
cuộc khởi nghĩa Cầu Giấy lần thứ nhất
Diễn biến: Ngày 21/12/1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
Ngày 15/3/1874, Triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Bắc kì lần thứ hai
Âm mưu của Pháp(Nguyên nhân) : vụ cho triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngăn cản việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, giao thiệp với nhà Thanh. Đây là cớ để thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai.
- Ngày 25 - 4 - 1882. quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh thuộc Bắc Kì.
cuộc khởi nghĩa lần thứ hai
Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả tướng giặc Rivie.
- Ý nghĩa:
+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
Ngày 25/8/1883 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hắc-Măng(Quý Mùi)
Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng.

Đây là những cuộc kháng chiến chống Pháp mình tham khảo từ 1 số nguồn và bạn thông cảm khi có điều gì sai sót và không hiểu chỗ nào mình sẽ giải thích. Có 1 số nguyên nhân của 1 số cuộc kháng chiến mình chưa ghi có nghĩa là nằm trong sách và nếu không có thì mình đã ghi ra dùm bạn rồi (bằng suy nghĩ của mình). Chúc bạn học tốt! Never give up!!!
 

Nguyễn Thị Quỳnh Lan

Cựu TMod Sử
Thành viên
31 Tháng ba 2020
1,498
6,408
511
Bắc Ninh
HocMai Forum
nếu nguyên nhân, diễn biến của cuộc kháng chiến chống pháp (từ khi pháp xâm lược đến hiệp ước Pa-tơ-nốt)
Mong các bạn giúp đỡ mình, mình đang bị rối phần này ạ!!
  • Nguyên nhân:
+ Sau hiệp ước 1884, triều đình Huế chia thành phái chủ chiến và phái chủ hòa
+ Phái chủ chiến muốn đánh thắng pháp và giành lại chủ quyền
+ Phái chủ hòa thì theo pháp hãm hại nhân dân ta
+ Pháp muốn tiêu diệt phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
+ Trước tình hình như vậy, phái chủ chiến đã nổ súng tấn công trước giành lại thế chủ động
  • Diễn Biến:
+ Đêm mùn 4 và rạng sáng mùng 5/7/1885, phái chủ chiến nhận được lệnh của Tôn Thất Thuyết và bắt đầu tấn công quân Pháp.
+ Quân Pháp bị tấn công bất ngờ nên tạm thời rối loạn. Nhưng sau đó củng cố tinh thần và đã chiếm lấy Hoàng thành của ta.

p/s: Chúc bạn học tốt, có gì sai sót mong bỏ qua cho
 
Top Bottom