Văn 11 Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng giang

Lan Omaii

Học sinh
Thành viên
21 Tháng hai 2019
57
5
26
23
Quảng Bình
quảng bình

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
ai có bài phân tích khổ 1 bài đây thôn vĩ dạ, khổ đầu bài tràng giang, bài chiều tối . khổ cuối bài tràng giang cho mình xin với ạ. bài k phải coppy trên gg ý ạ
  1. Đây thôn vĩ dạ
  • Khổ thơ được mở đầu bằng 1 câu hỏi: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ"
    • Có thể nói đây là lời Hoàng Cúc hỏi Hàn Mặc Tử, đằng sau câu hỏi đó là một lời trách móc hờn dỗi, cũng chính là một lời mời gọi thiết tha
    • Đây cũng có thể là câu hỏi do chính Hàn Mặc Tử hỏi bản thân mình, hỏi về 1 việc cần làm, phải làm nhưng không biết còn cơ hội để thực hiện hay không? Đằng sau câu hỏi đó cũng là nỗi ước ao được về với thôn Vĩ
    • 'Chơi' đồng nghĩa với 'thăm'. Nhưng nếu 'thăm' gợi sắc thái xã dao thì 'chơi' lại gợi sự chân tình, tự nhiên.
    • Câu thơ có 6/7 chữ mang thanh bằng tạo giọng điệu thiết tha, êm ái
  • Nếu câu thơ đầu là một câu hỏi, một lời mời gọi sao chưa về thôn Vĩ, thì đến với 2 câu thơ sau, tác giả đã khắc họa nên bức tranh thôn Vĩ đẹp và thơ mộng:
    • Thiên nhiên trước tiên được hiện lên qua 'nắng', đó là hình ảnh quen thuộc trong thơ mới nói chung, thơ Hàn Mặc Tử nói riêng. Và ở đây, điệp từ nắng hai lầ đã đã khiến cho không gian tràn ngập ánh nắng.
      • Gọi là nắng hàng cau, bởi ở Vĩ Dạ, cau là 1 loại cây cao nhất, tiếp nhận được những tia nắng đầu tiên của một ngày. Thân cau chia thành nhiều đốt giống như một cây thước khổng lồ thiên nhiên dựng lên để đo muecj nắng
      • 'Nắng Huế' là tên gọi riêng của nắng thôn Vĩ. Không chỉ gọi tên, Hàn Mặc Tử còn tả nắng: đó là thứ nắng trong trẻo, tinh khôi, không vương chút bụi, thứ nắng đó đã làm bừng sáng cả thôn Vĩ, bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng của nhà thơ
    • Tiếp theo đó, thiên nhiên thôn Vĩ hiện lên với khu vườn: 'Vườn ai mướt quá xanh như ngọc'
      • 'Vườn ai' là đại từ khiếm chỉ, có thể là vườn nhà ai đó ở thôn Vĩ, cũng có thể là vườn nhà Hoàng Cúc. Cách nói ý nhị này bắt đầu hé lộ một khoảng cách xa lánh.
      • 'Mướt' thể hiện sự chính xác, tinh tế trong quan sát và cảm nhận của Hàn Mặc Tử. Đồng nghĩa với nó là 'mượt'. Nhưng nếu mượt mang dấu nặng khiến câu thơ trĩu xuống thì mướt lại mang dấu sắc làm âm điệu câu thơ lại vút cao hơn và trong hơn. Nếu mượt diễn tả vẻ đẹp ngỡ ngàng của màu xanh thì mướt lại gợi vẻ đẹp ngõe ngàng của cây lá, vẻ đẹp non tơ của sức sống bên trong.
      • Chữ 'quá' thường dùng để chỉ mức độ bình thường, nhưng với 'mướt quá' thì câu thơ lại giống như một tiếng reo kinh ngạc trước vẻ đeph thôn vĩ
      • 'Xanh như ngọc' là một hình ảnh so sánh thật đẹp: vườn cây của thôn Vĩ với lá xanh mướt, ướt đậm sương đêm với ánh ban mai như một viên ngọc khổng lồ đang tỏa hào quang rực rỡ
=> với hình ảnh này, cảnh Vĩ Dạ không còn là cảnh nữa mà là một nỗi niềm kỉ niệm, là tình yêu đối với một xứ xở đã cho nhà thơ một tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng.
  • Đến với câu thơ cuối, ta đã bắt gặp hình ảnh của con người: 'lá trúc chen ngang mặt chữ điền'
    • Lá trúc là hình ảnh gợi sự mềm mại, thanh mảnh cho nghệ thuật
    • Mặt chữ điền là một gương mặt tròn đầy, phúc hậu
    • Từ chen ngang cho thấy một nét vẽ thần diệu trong bức tranh con người xứ Huế.
=> ở đây, vẻ đẹp không lồ lộ hiện ra mà thật kín đáo, dịu dàng thấp thoáng đằng sau lá trúc là 1 đôi mắt đang dõi nhìn đầy e lệ
  • Nhận xét chung:
    • Khổ thơ đầu đã tái hiện hình ảnh bức tranh thôn Vĩ bình dị, thân quen nhưng vô cùng lộng lẫy. Thôn Vĩ hiện lên như một thiên đường chốn nhân gian biểu tượng cho niềm hạnh phúc mà Hàn Mặc Tử khao khát.
    • Đằng sau bức tranh ấy ta nhận ra tình yêu tha thiết của nhà thơ dành cho thôn Vĩ, nơi có người con gái thầm thương....
Hai khổ thơ của hai bài còn lại bạn nhờ @Trần Tuyết Khả hỗ trợ nhé
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
ai có bài phân tích khổ 1 bài đây thôn vĩ dạ, khổ đầu bài tràng giang, bài chiều tối . khổ cuối bài tràng giang cho mình xin với ạ. bài k phải coppy trên gg ý ạ
Khổ đầu bài Tràng giang
Khổ thơ đầu tiên của bài thơ "Tràng giang" là bức tranh sông nước vô cùng đẹp nhưng chất chứa nỗi buồn man mác
- Thiên nhiên:
+ Dòng sông lặng lẽ trôi; sóng gợn lăn tăn, khẽ loang ra, lan xa, trải dài theo dòng sông mênh mông; thuyền xuôi mái theo dòng nước ấy giống như buông trôi, theo những luồng nước rong ruổi mãi về cuối trời. Đây đều là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong thi ca truyền thống. Các thi liệu ấy tạo nên một bức tranh thủy mặc vô cùng đẹp đẽ nhưng lại chất chứa nỗi buồn đến tê tái
+ "Củi một cành khô" mang đậm chất hiện thực, miêu tả một cành củi khô xác, nhỏ nhoi, lạc loài, đơn chiếc. Bằng biện pháp đảo ngữ đặt từ "củi" lên đầu câu thơ, cái buồn của đoạn thơ lại được đẩy lên thêm
+ Hình ảnh "củi một cành khô" là ẩn dụ cho những cuộc đời nhỏ bé, số phận bèo bọt, giống như cành củi kia giữa cuộc đời rộng lớn, tương lai mù mịt, không biết sẽ đi đâu về đâu
-> Hình ảnh mang tới sự yên bình, xa vắng, đượm buồn
- Tâm trạng
+ Ba từ "buồn điệp điệp" là miêu tả những con sóng vô biên, trùng trùng, điệp điệp hay là vô vàng nỗi buồn trong lòng người trỗi dậy. Đó là nỗi buồn, cảm giác con người nhỏ bé giữa không gian rộng lớn -> Sầu vũ trụ
+ Ám ảnh về thân phận nhỏ bé, bơ vơ, chia lìa "thuyền về nước lại sầu trăm ngả" -> Sầu nhân thế. Nỗi buồn ở câu thơ thứ nhất là mơ hồ, chưa định hình rõ ràng, đến đây nỗi buồn ấy lại bao phủ, lan toả khắp không gian
=> Tâm trạng cô đơn của trái tim nhạy cảm, của cái tôi lãng mạn trước 30-45
- Nghệ thuật
+ Đoạn thơ chỉ với bốn câu thơ nhưng được sử dụng khéo léo nhiều nghệ thuật đặc sắc.
  • Từ láy: điệp điệp, song song
  • Đối lập: thuyền về >< nước lại, một >< mấy
  • Tính từ biểu cảm: buồn, sầu, lạc
  • Đảo ngữ
+ Bút pháp cổ điển kết hợp hài hoà với bút pháp hiện đại
+ Hình ảnh độc đáo, giàu chất hiện thực
-> Tạo hình, biểu cảm, tạo ấn tượng về cảnh và tình

Chiều tối
* Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không

- Mở ra bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối là một không gian cao, rộng, thoáng đãng với điểm nhìn từ trên cao. Người tù đang bị áp giải trong một chiều tà khi ngẩng đầu lên bắt gặp một cánh chim mang nỗi buồn hiu hắt, một đám mây lẻ loi, trôi hững hờ như mang tâm sự
- Bút pháp chấm phá tô điểm lên nền trời cánh chim và chòm mây
+ Cánh chim: đây là hình ảnh tả thực cánh chim mỏi mệt bay về tổ sau một ngày bị tù đày. Khoảng thời gian ấy là vào lúc chiều tà. Cánh chim ấy cũng giống như con người mệt mỏi sau một ngày bị tù đày.
+ Chòm mây: hình ảnh một đám mây cô đơn, lẻ loi, lững lờ trôi trên nền trời rộng lớn. Hai từ "cô vân" gợi sự lẻ loi, đơn chiếc, gợi nỗi buồn lúc chiều tà. Đám mây ấy lững lờ trôi chầm chậm trên bầu trời (mạn mạn) trông mới cô đơn làm sao. Hình ảnh ấy như có hồn, thấm đẫm tâm trạng người tù nơi đất khách: lẻ loi, đơn độc, băn khoăn, trăn trở tương lai không biết sẽ về đâu
-> Chòm mây và cánh chim vốn là những hình ảnh quen thuộc của thơ cổ, vừa gợi lên sự đa chiều của không gian, vừa mang ý nghĩa của thời gian. Chỉ với một cánh chim, một chòm mây cũng đủ để vẽ lên không gian rừng núi lúc chiều tối âm u, vắng lặng
- Nhưng vượt lên trên tất cả nỗi buồn đó, ta vẫn thấy ở Bác một tâm hồn yêu thiên nhiên đến say mê, tận hưởng nó như khi tự do, tự tại với phong thái ung dung, yêu đời
-> Hai câu thơ đầu là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình, thấm đượm nỗi buồn nơi đất khách, qua đó thể hiện bản lĩnh kiên cường, ý chí nghị lực và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hồ Chí Minh.
* Hai câu kết: Bức tranh đời sống con người
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

- Nếu hai câu thơ đầu điểm nhìn là trên cao thì đến đây, điểm nhìn đã thay đổi: mặt đất
- Giữa không gian yên bình của chiều tối, hình ảnh con người hiện lên trong cảnh lao động như phá vỡ đi sự tĩnh lặng của thiên nhiên. Hình ảnh con người là cô gái xay ngô đầy trẻ trung, khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống. Đó là sự sống, là lao động vinh quang. Trên nền bức tranh thiên nhiên, con người lao động hiện ra, làm chủ thể, làm trung tâm của bức tranh
- Nghệ thuật láy âm, vắt dòng, nhịp 2/3 "ma bao túc", "bao túc ma hoàn" diễn tả vòng quay nhịp nhàng của động tác xay ngô, hay đó là dòng lưu chuyển của thời gian. -> Niềm hứng khởi của nhà thơ trước vẻ đẹp cuộc sống, đồng cảm và sẻ chia với người lao động
- Lò than rực hồng
+ Ánh sáng toả ra từ lò than làm sáng lên không gian, khuôn mặt thiếu nữ cũng như tâm hồn nhà thơ
+ Không chỉ toả ra ánh sáng, lò than còn toả cả hơi ấm, ấm không gian núi rừng âm u, heo hút, ấm cả lòng người tù cách mạng
-> Ngọn lửa của sinh hoạt gia đình ấm cúng, là ngọn lửa của lao động, của sự sống tạo nên âm hưởng lạc quan cho toàn bài
- Hình ảnh bếp lửa tượng trưng cho mái ấm gia đình, nó dấy lên niềm khao khát, ước mơ cháy bỏng của người tù là được trở về quê hương, đoàn tụ với nhân dân
=> Cả bài thơ là sự vận động đi từ tối đến sáng, ở hai câu thơ đầu, áng thơ có phần ảm đạm, buồn vắng, u sầu của thơ ca cổ, đến hai câu thơ sau ý thơ lại toát lên sự khoẻ khoắn, ấm áp và trẻ trung. Đó cũng là tâm trạng của nhân vật trữ tình: hướng đến một tương lai tươi sáng
 
Top Bottom