Sử Các nhân vật tiêu biểu, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Việt Nam qua các triều đại

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

DƯƠNG VÂN NGA (Nhà Tiền Lê)
Khi đề cao võ công văn trị của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, những anh hùng của công cuộc thống nhất đất nước không thể không kể đến sự cống hiến của Dương Vân Nga đối với đất nước. Có thể xem Dương Vân Nga là cái cầu nối giữa Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho cuộc thống nhất đất nước do Đinh Bộ Lĩnh khởi xướng được Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấy đã không được sử cũ chú ý đến mà cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà. Vốn là con ông Dương Thế Hiển ở vùng Nho Quan, Ninh Bình (có tài liệu nói bà tên là Dương Thị Ngọc Vân, con gái Dương Tam Kha) rồi trở thành vợ Đinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp Hoàng đế, Dương Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hoàn thành, bị đe doạ từ nhiều phía. Bên ngoài phòng kiến phương Bắc sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp gay gắt có nguy cơ nổ ra nội chiến lớn. Là người có tầm nhìn xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận thấy rõ chỉ có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy. Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ, bà có thể dựa vào quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngại vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn bè đảng tranh chấp, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn. Vậy mà chỉ vì Dương Vân Nga đã lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn mà sử sách phòng kiến đã xoá sạch công lao của bà. Ngược lại với cách nhìn nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lương và đúng đắn. Sử cũ chép: "Tục dân lập đền thờ tô ba pho tượng Tiên Hoàng, Đại Hành và Dương Vân Nga cùng ngồi". Vùng Hoa Lư còn lưu truyền nhiều truyền thuyết đẹp về Dương Vân Nga nhằm ghi nhận công lao của bà. Đến thời Lê Mạt, An phủ sứ Lê Thúc Hiển ra lệnh cấm việc thờ chung ba nhân vật của sự nghiệp thống nhất đất nước hồi cuối thế kỉ X thì dư luận dân gian đã phê phán quyết liệt. Truyền thuyết ở Hoa Lư còn kể rằng: sau khi Lê Thúc Hiển làm cái việc buộc lụa trắng vào cổ tay bức tượng Dương Vân Nga, động tượng bà từ đền thờ Đinh Bộ Lĩnh về đền thờ Lê Hoàn, thì trở về kinh, viên quan họ Lê ấy lăn ra chết vì đứt ruột.
Nguồn: vietnam.tourism
 
Last edited by a moderator:

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Ỷ LAN (triều Lý)
Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh), nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế.
Năm ấy, vua Lý Thánh Tông 40 tuổi chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Vua và quần thần vãn cảnh trong vùng, chợt thấy trong ngày hội vui, mà trên nương vẫn có một người con gái vừa hái dâu vừa hát. Vua vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát. Vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên cung là Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ.
Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan. Triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài. Một lần, vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan tâu:
- Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tự đức để giáo hoá dân thì sâu sơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.
Nghe Ỷ Lan tâu, vua phục lắm. Bởi thế, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cùng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo của Ỷ Lan, loạn lạc được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan Âm nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Vua đánh giặc lâu không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên) hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kì thắng mới về.
Năm Nhâm Tý (1072), vừa Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng Ỷ Lan trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên. Năm Định Tỵ (1077), triều Tống phát đại binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước ta đã phải cảm chịu thất bại, lủi thủi rút quân về nước. Làm nên chiến thằng này, công Thái hậu Ỷ Lan thực lớn. Nhưng trong đời Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cũng nữ vào lãnh cũng, bỏ đói cho đến chết. Vì tội trạng ấy, sử sách phong kiến đã xoá sạch mọi công lao của bà đối với dân với nước, mà quên mất rằng, trong sự nghiệp làm chính trị, đó là chuyện thường thấy.
(Trích trong cuốn Các triều đại Việt Nam)
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
TRẦN THỊ DUNG (triều Lý)
Trần Thị Dung là con gái Trần Lí, em của Trần Thừa, vị Thượng hoàng đầu tiên của Triều Trần. Năm 1209, Hoàng tử Sảm (Lý Huệ Tông) chạy loạn về Hải Ấp thấy Trần Thị Dung có sắc đẹp bèn lấy làm vợ. Trần Thị Dung được lập làm Nguyên phi. Đến giữa năm Bính Tý (1216), được sắc phong làm Hoàng hậu. Vốn không yêu Huệ Tông, lại thấy Huệ Tông chỉ đam mê sắc dục không thiết đến triều chính nên Trần Thị Dung càng chán vua và cảm mến Trần Thủ Độ (em họ của Trần Thị Dung) lúc đó là Thái sư. Tháng Mười hai năm Ất Dậu (1225), nhà Lý mất ngôi, triều Trần nắm quyền thì tháng Tám năm Bính Tuất (1226), tân triều đã thu xếp cho mối tình giữa Thái sư Trần Thủ Độ với Hoàng hậu triều Lý Trần Thị Dung. Cả triều đình nhà Trần vào ngày cưới của đôi lứa ấy, hội vui được tổ chức thâu đêm suốt sáng. Trần Thị Dung sau đó được phong làm Linh Từ Quốc Mẫu đã có công chỉ huy giới hoàng tộc chủ động rút khỏi kinh thành trong lần giặc Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1257), sau đó đảm nhận việc lo liệu thu nhặt sắt thép, khích lệ các hiệp thợ rèn đêm ngày rèn binh khí cung cấp cho quân Trần. Trong trận phản công chiến lược Đông Bộ Đầu tháng Mười hai năm Mậu Ngọ (1-1258), đuổi giặc về nước có công của bà.
(Trích trong cuốn Các triều đại Việt Nam)
 
Last edited by a moderator:

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
TRẦN THỦ ĐỘ (triều Lý)
Trần Thủ Độ là người có công khởi dựng sự nghiệp triều Trần, sinh năm Giáp Dần (1149) ở làng Lưu Xá (Hưng Hà-Thái Bình). Ông đã nổi lên là người có tài xuất chúng trong số những người con ưu tú khác của họ Trần, giúp triều Lý đánh dẹp các thế lực cát cứ, khôi phục cơ nghiệp nhà Lý. Ông ít học nhưng bản lĩnh, thẳng thắn và quyết đoán. Cuối triều Lý, các vua ăn chơi, sa đoạ, kinh tế suy thoái, thiên tai, mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. Lợi dụng cơ hội đó, các thế lực phong kiến nổi lên chống lại triều đình, đánh giết lẫn nhau, cướp bóc bừa bãi. Ngoài biên thuỳ, đế quốc Mông Nguyên đang tung hoành đánh Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Triều Tiên, sửa soạn đại binh xâm lược Tống và Đại Việt.
Trong lúc ấy, vua Lý Huệ Tông vô trách nhiệm, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 8 tuổi rồi bỏ đi tu ở chùa Chân Giáo. Bởi vậy, Trần Thủ Độ đã thu xếp cho Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh là hợp lẽ. Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn trong nước, chứng tỏ Trần Thủ Độ là nhà chính trị sáng suốt, khôn ngoan. Đây cũng là lần chuyển giao triều đại thứ hai không qua chiến tranh trong lịch sử Việt Nam (lần thứ nhất là chuyển giao giữa nhà Tiền Lê và nhà Lý).
Sau khi lên ngôi vua, Trần Thái Tông phong cho Trần Thủ Độ làm Thái sư nắm mọi binh quyền. Trong một thời gian ngắn, Trần Thủ Độ đã thu phục được các thế lực đối địch, tổ chức lại bộ máy hành chính từ trung ương đến cấp xã. Có lần duyệt hộ khẩu, Linh Từ Quốc Mẫu muốn xin riêng cho một người làm chức Câu đương (một chức dịch trong xã, phụ trách bắt bớ, áp giải người có tội). Ông ghi họ tên quê quán, duyệt đến xã ấy, hỏi tên đương sự, đương sự mừng rỡ chạy đến. Trần Thủ Độ nói:
- Ngươi vì có Phu nhân xin cho làm Câu đương, không thể ví như những Câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Đương sự kêu van xin thôi, hồi lâu Trần Thủ Độ mới tha cho. Từ đấy, không ai dám nhờ cậy việc riêng nữa.
Trần Thủ Độ đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. Sử ghi, có lần Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm bị người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà than:
- Mụ này là vợ ông mà bọn quân hiệu ấy khinh nhờn như thế.
Trần Thủ Độ sai quân đi bắt về. Người quân hiệu chắc là phải chết, khi đến nơi kể lại ngọn nguồn câu chuyện. Thủ Độ nói:
- Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước, như thế ta còn trách gì nữa.
Nói rồi lấy vàng lụa thưởng cho người ấy.
Là người có công, có tài, nắm giữ trọn binh quyền, vua cũng không dám trái ý Trần Thủ Độ. Có viên quan nhân lúc vào trầu Thái Tông, ứa nước mắt tâu:
- Bệ hạ tuổi còn trẻ mà Thái sư Trần Thủ Độ quyền nghiêng chân chúa, không biết rồi tiền đồ xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắng.
Vua bảo Thủ Độ:
- Trẫm biết Thượng phụ chỉ có tấm lòng son vì nước chứ không có bụng riêng nào. Vậy mà kẻ kia thấy Thượng phụ nắm giữ mọi binh quyền, dám ngờ vực xằng tâu với Trẫm là đáng lo ngại về việc Thượng phụ chuyên quyền có thể không hay cho xã tắc. Đó là lời nói hại đến nghĩa vua tôi và tình cảm chú cháu giữa Thượng phụ và Trẫm.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
- Kẻ kia nói vậy là đúng. Thật quả có chuyện chuyên quyền. Thế mới biết một trăm người vâng dạ không bằng một người nói thẳng. Trong đám quan lại chỉ duy nhất có người này ngay thẳng bạo dạn, dám nói những điều người khác chỉ dám nghĩ. Vậy, một triều thịnh là phải khuyến khích người nói thật.
Nói xong, Thủ Độ xin phép vua lấy mấy tấm lụa và mấy quan tiền thưởng cho viên quan nọ.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thủ Độ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tháng Mười hai năm Mậu Ngọ (1-1258), quân Mông sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam) đã tiến vào lưu vực sông Hồng. Thế giặc mạnh như chẻ tre. Trên các mặt trận, quân Đại Việt không địch nổi phải rút lui. Vua Thái Tông và quần thần phải bỏ Thăng Long rút xuống phía Nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến thăm em họ là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ "Nhập Tống" ở mạn thuyền, ý khuyên vua nên chạy sang nhờ vả nhà Tống. Vua rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ. Thủ Độ trả lời:
- Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.
Vào lúc gay go nhất của cuộc chiến, câu trả lời đanh thép của Trần Thủ Độ đã giữ vững tinh thần quyết đánh quyết thắng của quân dân Đại Việt. Ông thực sự trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến và là người lãnh đạo cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu, buộc giặc phải rút chạy về nước.
Sử sách phong kiến thường coi Trần Thủ Độ như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với triều Trần nhưng có tội với triều Lý. Lý do đưa ra là việc Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý. Chuyện rằng: năm Nhâm Thìn (1232) nhân làm lễ Tiên hậu nhà Lý ở thôn Thái Đường (Đông Ngàn-Bắc Ninh), Thủ Độ sai làm nhà lá ở trên các hố để đến khi các tôn thất nhà Lý vào tế thì bị sụt cả xuống, rồi lấy đất đổ lên chôn sống hết. Nhưng trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên cũng chú giải rằng "Việc này chưa chắc đã có thực". Trần Thủ Độ mất tháng Giêng năm Giáp Tý (1264), thọ 71 tuổi.
"Lịch sử phụ thuộc góc nhìn"
 
  • Like
Reactions: Uyên_1509

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
TRẦN THỪA (triều Lý)
Trần Thừa sinh năm Giáp Thìn (1184), vị Thượng hoàng đầu tiên của triều Trần là con cả của Trần Lý, anh ruột Trần Tự Khánh và Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung.
Ông tổ của Trần Thừa là Trần Kính vốn gốc ở Đông Triều, nối đời làm nghề đánh cá, trên đường đi tìm đất làm ăn sinh sống đã cắm sào, dừng chân ở Thức Mạc (Nam Định). Kính lấy vợ ở Tức Mạc sinh ra Trần Hấp tìm sang Hải Ấp (Thái Bình) nơi giáp ranh các sông Nhị Hà và sông Hải Triều, là vùng đất cổ trù phú rồi định cư ở đó. Nhờ có công phò tá triều Lý, khôi phục được kinh thành, năm Bính Tý (1216), Trần Thừa được vua Lý Huệ Tông phong làm Nội thị phán thủ. Năm Quý Mùi (1223), khi Trần Tự Khánh mất, vua phong cho Trần Thừa làm Thái úy phụ chính.
Khi Lý Chiêu Hoàng làm vua, Trần Thủ Độ đã nghĩ ngay đến việc truyền ngôi cho Trần Cảnh, con trai thứ của Trần Thừa, bèn thưa với Trần Thừa việc ấy. Trần Thừa ngần ngại:
- Chúng ta với Thái hậu và Chiêu Hoàng là chỗ họ ngoại chí thân, nay làm cái việc tranh đoạt ấy tôi e chẳng khỏi mang tiếng với hậu thế.
Trần Thủ Độ phân trần:
- Tôi xem diện mạo Trần Bố (Trần Cảnh) mũi cao, hai gò má trội đúng là long chuẩn long nhau. Tính lại rộng rãi, biết thương người, có khí độ của vị thái bình thiên tử. Vả chăng, thời thế lúc này chỉ có họ Trần thay ngôi nhà Lý mới cứu được vận nước suy vi. Trời cho mà không lấy sẽ phải chịu tai ương. Xin đại huynh nên nghĩ kỹ.
Trần Thừa bảo Thủ Độ:
- Mọi việc tùy chú định liệu, làm sao cho thành sự thì làm. Hóa nhà làm nước hay đến phải diệt tộc cũng ở một chuyện này đó.
Khi Trần Cảnh lên ngôi vua, nhiều đảng loạn mượn cớ phù Lý chống Trần nổi lên ngày càng nhiều. Trần Thủ Độ mời Trần Thừa làm Thượng hoàng, lo giúp Thái Tông điều khiển triều đình để Thủ Độ rảnh tay dẹp loạn. Không đầy một năm, Thủ Độ đã vừa đánh dẹp vừa thu phục được các đảng giặc để trở lại nắm triều chính. Thượng hoàng Trần Thừa yên vị có người tài năng hơn mình trông coi việc nước, mặc sức lao vào thú săn bắn. Vùng Từ Sơn còn lưu truyền câu chuyện tình của Thượng hoàng với cô thôn nữ xinh đẹp có tên là Tần: Sáng ấy Trần Thừa cùng lính tùy tùng về châu Cổ Pháp để săn chim. Xế chiều Trần Thừa bắn trúng một con bạch trĩ. Mũi tên không trúng vào chỗ hiểm nên bạch trĩ vẫn đủ sức xà xuống bay chuyền từng đoạn. Trần Thừa phi ngựa đuổi mãi đến nỗi đám lính bị lạc. Đến khu rừng quang không thấy bóng chim nữa. Thất vọng định quay về thì ở một đồi sắn gần đó có cô thôn nữ khỏe mạnh, xinh đẹp vừa làm vừa hát. Trần Thừa tìm đến. Khi thấy Trần Thừa, cô gái sợ hãi, luống cuống về sự ăn mặc trễ tràng của mình. Sự e lệ càng khiến cô gái thêm vẻ quyến rũ. Cô biết Trần Thừa là người quyền quý. Niềm tin vào người quyền quý khiến cô gái không còn thấy sợ nữa. Vị Thượng hoàng đắm đuối ngắm cô gái, hỏi thăm gia cảnh cô. Cô tên là Tần, cha mất sớm chỉ còn mẹ già. Trần Thừa giải bày tình yêu nồng nàn của mình. Cô gái phần vì khiếp nhược chỉ e lệ mà không dám chối từ. Chiều ấy đám lính tuỳ tùng không tìm thấy chủ. Bởi vì, Trần Thừa đã về nhà Tần, ép cô gái phải chiều chuộng mình.
Sáng hôm sau, Trần Thừa từ biệt gia đình lên ngựa về kinh. Linh cảm một điều hệ trọng sẽ xảy ra, Tần chạy theo níu lấy áo Trần Thừa khóc như mưa. Cô nói tới trách nhiệm của người đã làm chồng cô một đêm. Trần Thừa thề thốt sẽ quay lại và để làm tin, ông đã rút kiếm cắt một vạt áo tía của mình trao cho cô gái. Ông dặn cô nếu có bề nào hãy tìm ông ở kinh sư. Rồi năm tháng qua đi, Trần Thừa đã quên bẵng hình bóng và những kỷ niệm sâu sắc với cô thôn nữ khu rừng săn ấy. Còn Tần, cô đã lo đúng điều đã xảy ra. Cô đã mang thai. Chịu búa rìu dư luận nhưng cô vẫn không về kinh sư tìm Trần Thừa, vì cô biết nếu vị Thượng hoàng yêu cô thì đã quay trở lại. Rồi cô sinh được một bé trai khỏe mạnh. Đứa bé được đặt tên là Trần Bà Liệt. Lớn lên, Bà Liệt theo học một lò vật và khỏe mạnh ít người địch nổi. Năm ấy, kinh sư có giải vật lớn nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Vua Thái Tông và Thượng hoàng đều thân đến xem. Đô Liệt cũng về dự. Sau cả tuần thi vật đô Trâu (khỏe như trâu) đã lần lượt hạ hết các đối thủ. Đô Liệt xin vào tỉ thí. Ngay từ đầu đô Trâu đã phải gờm sức khỏe của đô Liệt. Trống thúc dồn dập, keo vật sôi động. Bỗng sau miếng đánh trượt, đô Liệt bị đô Trâu dùng miếng hiểm vít được cổ xuống, mong giết chết một địch thủ đáng gờm. Trong cơn vật lộn điên cuồng để thoát khỏi chết ngạt, chiếc khăn trên đầu đô Liệt tung ra. Một vạt áo tía rất lạ nằm trên thảm cỏ bê bết đất. Thượng hoàng Trần Thừa đã nhận ra vạt áo ấy. Ông hạ lệnh dừng ngay keo vật, quên hẳn địa vị của mình đến ôm lấy Liệt, đứa con mà ông đã phũ phàng bỏ rơi mẹ nó. Trần Bà Liệt được giữ lại ở kinh sư và được nhận làm con Thượng hoàng.
(Trích trong cuốn Các triều đại Việt Nam)
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Triều Trần)
Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân kiệt xuất của dân tộc đồng thời là danh nhân quân sự cổ kim của thế giới (Năm 1984, tại London, trong một phiên họp với các nhà bác học và quân sự thế giới do Hoàng gia Anh chủ trì đã công bố danh sách 10 đại nguyên soái quân sự của thế giới, trong đó có Trần Hưng Đạo)
Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác vào con hội đủ tài văn võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.
Lớn lên, Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình, Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ hai, thấy rõ nếu ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.
Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn đã mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xoá nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần. (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Trần Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi của chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng:
- Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thẳng nghịch tử, phản thần này nữa.
Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ ông giết vua. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.
Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế, (Tổng tư lệnh quân đội), vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính vì vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.
Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tổng bí truyền thư để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ", truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng bại, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc "đại bút".
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.
Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu, là tướng dũng, ông xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo nên những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập được công lớn.
Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
Ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:
- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông lúc sinh thời.
(Trích trong sách Các triều đại Việt Nam)
 
Last edited:

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
THƯỢNG TƯỚNG THÁI SƯ TRẦN QUANG KHẢI (triều Trần)
Trần Quang Khải (1241-1294) là con trai vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh Tông (anh ruột Quang Khải), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh đại vương. Năm Giáp Tuất (1274), ông được giao chức Tướng quốc thái úy. Năm Nhâm Ngọ (1282), dưới triều vua Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng tướng thái sư, nắm toàn quyền nội chính. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ 2, sau Trần Quốc Tuấn và có nhiều công lớn. Chính Trần Quang Khải đă chỉ huy quân Trần đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, những trận then chốt nhằm khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5 năm Ất Dậu (1285).
Bên cạnh năng lực quân sự, Trần Quang Khải còn là một nhà thơ có vị trí không hỏ trong văn học sử Việt Nam. Ông là tác giả "Lạc Đạo" đă thất truyền và theo lời bình của Phan Huy Chú, thơ ông "thanh thoát, nhàn nhă, sâu xa, lư thú". Đọc bản dịch bài thơ "Vườn Phúc Hưng" của Quang Khải, thấy rõ hơn tâm hồn ông:
Phúc Hưng một khoảng nước bao quanh
Vài mẫu vườn quê đất rộng thênh
Hết tuyết chòm mai hoa trắng xoá
Quang mây đỉnh trúc sắc tươi xanh
Nắng lên mời khách pha trà nhấp
Mưa tạnh sai đồng giở thuốc nhanh
Báo giặc ải Nam không khói lửa
Bên giường một giấc ngủ ngon lành.
Trần Quang Khải, một cuộc đời lớn, vừa làm Thủ tướng, vừa làm tướng, vừa đánh giặc vừa làm thơ.
(Trích trong sách Các triều đại Việt Nam)
 
Last edited:

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
CHIÊU VĂN VƯƠNG TRẦN NHẬT DUẬT (triều Trần)
Trần Nhật Duật (1253-1330) con trai thứ tư Trần Thái Tông, người có công lớn trong việc chỉ huy quân Trần đánh thắng giặc Nguyên, từng được phong Thái úy quốc công với Chiêu Văn đại vương, từ bé đă nổi tiếng là ông hoàng hiếu học và "sớm lộ thiên tri, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người". Có thể nỏi, tuổi trẻ của Trần Nhật Duật là những năm tháng miệt mài rèn luyện để thành tài. VÌ vậy, Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng. Uy tín của vị tướng còn vang dội cả nước ngoài do sự hiểu biết sâu rộng về các nước láng giếng. Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những chỉ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó, kể cả phong tục, tập quán của họ. Đối với các dân tộc trong nước, Nhật Duật không chỉ hiểu tiếng mà còn hiểu cả về người.
Mới ngoài 20 tuổi, Nhật Duật đă được triều đình nhà Trần giao đặc trách những công việc về các dân tộc có lên quan. Vua Nhân Tông thán phục, thường nói đùa: "Chiêu Văn vương có lẽ không phải người Việt mà là hậu thân của giống Phiên, Man". Tiếp xúc với các sứ thần triều Nguyên, có lần Nhật Duật đă vui vẻ, tự nhiên trò chuyện suốt cả một ngày, khiến cho sứ Nguyên khăng khăng cho rằng Nhật Duật là người Hán ở Châu Định (gần Bắc Kinh) sang làm quan bên Đại Việt. Hiển nhiên, Nhật Duật phải khổ học công phu và phải hết sức kiên Trì mới đạt được kết quả ấy. Câu chuyện sau đây tỏ rõ Nhật Duật chẳng những chỉ giỏi các thứ tiếng mà còn là một nhà dân tộc học lỗi lạc.
Ngày ấy, vua quan triều Trần được tin chúa đạo Đà Giang (thuộc miền Tây Bắc ngày nay) Trịnh Giác Mật tụ họp phe đảng nổi lên cự lại triều đình. Tin dữ trong nước đến cùng lúc nhà Nguyên đang sửa soạn đại binh đánh Đại Việt. Cần phải dẹp ngay mối bất hoà trong nước. Người đảm đang trọng trách này không ai hơn Nhật Duật. Thế là vị vương trẻ 27 tuổi dưới cờ hiệu "Trấn thủ Đà Giang" làm lễ ra quân lên đường.
Hay tin, chúa Đà Giang họp đám đầu mục bàn kế cự chiến. Trịnh Giác Mật định ám hại viên tướng trẻ triều Trần nên sai người đưa thư dụ Nhật Duật: "Giác Mật không dám trái lệnh triều đình. Nếu ân chủ một mình một ngựa đến, Giác Mật xin ra hàng ngay". Muốn thu phục được Giác Mật, Nhật Duật mặc các tướng can ngăn, một mình một ngựa đến trại Giác Mật, chỉ mang theo mấy tiểu đồng cắp tráp đi hầu. Thản nhiên đi giữa lớp lớp gươm giáo và đám lính sắc phục kỳ dị cố ý phô trương uy hiếp của Giác Mật, Nhật Duật nói với chúa đạo bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tục của dân tộc Đà Giang.
- Lũ tiểu đồng của ta khi đi đường thì nóng tai trái, vào đây thì nóng tay phải.
Từ Giác Mật đến các đầu mục đều sững sờ kinh ngạc trước sự am hiểu tiếng nói và tục lệ của Nhật Duật. Rồi mâm rượu được bưng lên. Chúa đạo nheo mắt thách thức, đưa tay mời. Chỉ có quả bầu cắt đôi sóng sánh rượu và đĩa thịt nai muối. Nhật Duật không chút ngần ngại cầm thịt ăn rồi vừa nhai vừa ngửa mặt, cầm gáo rượu bầu từ từ dốc vào mũi hết sức thành thạo.
Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên: "Chiêu Văn Vương là anh em với ta".
Nhật Duật từ tốn: "Chúng ta xưa nay vẫn là anh em". Rồi sau đấy, theo lệnh Nhật Duật, tiểu đồng mở tráp lấy ra những chiếc vòng bạc sáng loá trao cho từng đầu mục Đà Giang. Những người cầm đầu đạo Đà Giang chỉ còn biết hoan hỉ đoán lấy tặng phẩm kết nghĩa theo đúng tục lệ của họ từ tay viên tướng triều đình mà họ vừa nhận là anh em. Chúa đạo Đà Giang đă quy thuận. Sức mạnh của dân tộc như được nhân lên.
(Trích trong sách Các triều đại Việt Nam)
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
AN TƯ CÔNG CHÚA (triều Trần)
An Tư là con gái út vua Trần Thái Tông. Ngày nay không ai biết nàng sinh và mất năm nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi:
"Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy".
Ngày ấy, khoảng đầu năm Ất Dậu (1285), quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9-3, thuỷ quân giặc đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được 2 vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh dũng cảm ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế giặc mạnh, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng, kể cả hoàng thân Trần Ích Tắc đã mang gia quyến chạy sang trại giặc. Trần Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu. Bởi vậy, Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân. Vua sai đem dâng em gái út của mình cho Thoát Hoan. Công chúa còn rất trẻ. Vì nước, An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính mạng mình. An Tư đã vào trận chỉ có một mình, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng chấp nhận gian khổ, tủi nhục, kể cả cái chết.
An Tư sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, dâng hiến, cũng là một người nội gián. Do vậy, sự hy sinh ấy thật cao cả. Ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được những gì, không ai biết. Nhưng tháng Tư năm ấy quân Trần bắt đầu phản công hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua biên giới.
Sau chiến thắng các vua Trần làm lễ tế lăng miếu khen thưởng công thần, truy phong các tướng lĩnh. Nhưng không ai nhắc đến An Tư. Vậy, công chúa còn hay mất. Nàng được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân. Trong cuốn "An Nam chí lược" của Lý Trắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc, có ghi:
"Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con".
Người con gái họ Trần này phải chăng là công chúa An Tư. Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều ấy. Dù triều Trần và sử sách có quên nàng thì các thế hệ đời sau vẫn dành cho nàng sự kính trọng, thương cảm. Khoảng trống lịch sử sẽ được lấp đầy bằng tình cảm của người đời sau.
(Trích trong sách Các triều đại Việt Nam)
 

Mori Ran 680

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng mười 2017
307
244
124
18
Kon Tum
THPT Nguyễn Trãi
AN TƯ CÔNG CHÚA (triều Trần)
An Tư là con gái út vua Trần Thái Tông. Ngày nay không ai biết nàng sinh và mất năm nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi:
"Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy".
Ngày ấy, khoảng đầu năm Ất Dậu (1285), quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9-3, thuỷ quân giặc đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được 2 vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh dũng cảm ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế giặc mạnh, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng, kể cả hoàng thân Trần Ích Tắc đã mang gia quyến chạy sang trại giặc. Trần Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu. Bởi vậy, Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân. Vua sai đem dâng em gái út của mình cho Thoát Hoan. Công chúa còn rất trẻ. Vì nước, An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính mạng mình. An Tư đã vào trận chỉ có một mình, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng chấp nhận gian khổ, tủi nhục, kể cả cái chết.
An Tư sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, dâng hiến, cũng là một người nội gián. Do vậy, sự hy sinh ấy thật cao cả. Ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được những gì, không ai biết. Nhưng tháng Tư năm ấy quân Trần bắt đầu phản công hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua biên giới.
Sau chiến thắng các vua Trần làm lễ tế lăng miếu khen thưởng công thần, truy phong các tướng lĩnh. Nhưng không ai nhắc đến An Tư. Vậy, công chúa còn hay mất. Nàng được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân. Trong cuốn "An Nam chí lược" của Lý Trắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc, có ghi:
"Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con".
Người con gái họ Trần này phải chăng là công chúa An Tư. Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều ấy. Dù triều Trần và sử sách có quên nàng thì các thế hệ đời sau vẫn dành cho nàng sự kính trọng, thương cảm. Khoảng trống lịch sử sẽ được lấp đầy bằng tình cảm của người đời sau.
(Trích trong sách Các triều đại Việt Nam)
thật sự tội cho cô công chúa này
 
Top Bottom