Văn 10 Chuyện chức phán sự đền tản viên

Dudu281

Học sinh
Thành viên
26 Tháng chín 2017
36
12
21
20
Hà Nội

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Từ nhân vật Ngô Tử Văn trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên",hãy nêu suy nghĩ của em về lời bàn: Kẻ sĩ không kiêng sợ cứng cỏi
Bạn tham khảo dàn ý nhé
MB: Giới thiệu vấn đề
TB:
- Giải thích
Người có học, có lương tri (kẻ sĩ) thì không được lo sợ, chùn bước trước khó khăn, phải đứng lên chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công lý, cái đẹp cho tới cùng.
- Phân tích, bình luận
+ Lời bàn là một ý kiến đúng. Công lý vốn là ước mơ ngàn đời của nhân dân, nhờ có công lý mà xã hội giữ gìn được trật tự, con người phần nào được bình đẳng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có công lý, quyền lực đôi khi không nằm ở cái đúng mà ở kẻ mạnh, kẻ xấu. Trong những lúc như vậy thì kẻ sĩ lại càng phải quyết tâm đứng lên chống lại cái ác, không từ bỏ bởi gặp phải khó khăn, sợ hãi "cứng quá thì gãy".
+ Phân tích qua nhân vật Ngô Tử Văn
(Phần này mình chỉ gạch ý chính, còn bạn tự phân tích nhé)
  • Mở đầu văn bản, tác giả đã khắc họa rõ tính cách Ngô Tử Văn là một anh hùng, chàng vì sự yên ổn của dân mà làm những việc phi thường.
  • Hành động đốt đền
  • Khi Tử Văn gặp tướng giặc
  • Khi gặp Thổ Thần
  • Khi bị bắt xuống Minh Ti (chú ý tư thế đấu tranh và lời đối đáp)
  • Kết thúc có hậu dành cho Ngô Tử Văn
- Mở rộng
+ Tuy nhiên kẻ sĩ không thể chỉ cho thấy sự cứng cỏi của mình mà còn phải khéo léo, biết vận dụng sức mạnh của tập thể, cộng đồng.
+ Trong xã hội hiện đại, khi đối mặt với những tệ nạn, những tiêu cực trong xã hội, người trí thức ngày nay vẫn phải giữ vững lập trường, đấu tranh kiên quyết không khoan nhượng.
- Bài học rút ra.
KB: Khẳng định lại tính đúng đắn của lời bàn, liên hệ bản thân.
 
Top Bottom