Viếng lăng Bác-Viễn Phương

hobao281005@gmail.com

Học sinh
Thành viên
19 Tháng hai 2020
62
11
26
18
Hà Nội
THPT Xuân Mai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kết thúc bài thơ "Viếng lăng Bác", nhà thơ Viễn Phương xúc động viết:
Mai về miền Nam...
...cây tre trung hiếu chốn này
1.Nêu hoàn cảnh sáng tác đoạn thơ trên
2.Hình ảnh cây tre của khổ thơ trên đã đc nhắc đến trong những câu thơ nào của bài? Nêu ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong những câu thơ đó
3.Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời lăng trong đó có sử dụng thành phần phụ chú và câu cảm thán
Giúp mk vs
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Kết thúc bài thơ "Viếng lăng Bác", nhà thơ Viễn Phương xúc động viết:
Mai về miền Nam...
...cây tre trung hiếu chốn này
1.Nêu hoàn cảnh sáng tác đoạn thơ trên
2.Hình ảnh cây tre của khổ thơ trên đã đc nhắc đến trong những câu thơ nào của bài? Nêu ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong những câu thơ đó
3.Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời lăng trong đó có sử dụng thành phần phụ chú và câu cảm thán
Giúp mk vs
1.
Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được tác giả Viễn Phương viết vào tháng 4 năm 1976 một năm sau khi đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành tác giả lần đầu tiên từ miền Nam được ra Bắc và vào thăm lăng Bác. "Viếng lăng Bác" được sáng tác vào dịp đó và in trong tập thơ "Như mây mùa xuân" (1978).
2.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Ý nghĩa của hình ảnh cây tre: hình ảnh "hàng tre bát ngát" là hình ảnh thực- khung cảnh xung quanh lăng Bác. Ở 2 câu thơ sau, hình ảnh hàng tre là một hình ảnh ẩn dụ giàu biểu tượng. Dáng đứng hiên ngang của cây tre hay chính là dáng đứng của dân tộc Việt Nam giữa gian nan vất vả vẫn người sáng những phẩm chất tốt đẹp. Hhình ảnh cây tre còn như gợi tả đội quân danh dự đứng bên Người, cả dân tộc Việt Nam bên Người khiến câu thơ thể hiện được lòng tôn kính, trang nghiêm khi vào lăng viếng Bác.
3.
Bạn tham khảo các ý này nhé
Đoạn văn diễn dịch thì câu chủ đề ở đầu nha bạn
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
- Câu thơ đầu như một lời giã biệt chứa đựng những cảm xúc mãnh liệt, nỗi luyến tiếc bịn rịn không muốn rời xa Bác. Đó là tâm trạng của môn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ muốn rời xa Bác. Bác thật ấm áp, thật rộng lớn!
- Nhịp điệu câu thơ dồn dập cùng điệp ngữ "muốn làm" đứng ở đầu mỗi câu thơ được nhắc đi nhắc lại tới ba lần để nhấn mạnh ước nguyện thiết tha khẩn khoản của tác giả. Muốn làm con chim dâng tiếng hót, làm đóa hoa dâng sắc hương và làm cây tre trung hiếu để mãi bên Bác.
- Tiếng thổn thức cố kìm nén lại trong nỗi đau chia ly giấu vào những hình ảnh ẩn dụ chứa đựng khát khao được gần gũi, bên người mãi mãi.
- Ở đầu bài thơ ta bắt gặp hình ảnh "hàng tre bát ngát trong sương", cuối bài, ta lại bắt gặp hình ảnh "cây tre trung hiếu". Hình ảnh này tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc và thể hiện trọn vẹn cảm xúc của nhà thơ.
- Chủ thể trữ tình từ chỗ xưng "con" giờ ẩn đi trong câu thơ nói lên những tình cảm không chỉ của riêng ai, cảm xúc vì thế mang ý nghĩa khái quát rộng lớn- cảm xúc của bất cứ ai khi vào viếng lăng Bác.
 
Top Bottom