Văn 9 Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

Kaito Of heart

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng bảy 2019
249
115
51
Hà Nội
THCS Hoàng Liệt
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Cho câu thơ “Ta làm con chim hót”
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết nội dung khái quát của đoạn thơ
vừa chép.
b. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần này, tác giả lại dùng
đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể tữ
tình.
c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong 4 câu thơ cuối.
Câu 2 : Mùa xuân vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thơ. Nguyễn
Du đã từng viết:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nhà thơ Thanh h Hải cũng thể hiện vẻ đẹp mùa xuân xứ Huế:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
a.Cách miêu tả cảnh của hai tác giả có gì giống nhau? Sự giống nhau ấy đem đến
cho em những cảm nhận gì về mùa xuân?
b. Xét trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh” Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải còn mang
nét riêng gì độc đáo?
Câu 3: Đọc khổ thơ cuối bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”, ta tưởng như nhà thơ
buông cây bút mà ôm đàn và cất cao tiếng hát khúc Nam ai, Nam bình của
miền quê hương xứ Huế.
a. Giới thiệu ngắn gọn về giai điệu và nhạc cụ truyền thống của xứ Huế được nhắc
đến trong khổ thơ.
b. Trong bài thơ, từ phần mở đầu đến cuối bài, nhiều lần tác giả nhắc đến âm thanh
của thiên nhiên và con người. Đó là những âm thanh nào? Chép lại những câu thơ
có âm thanh đó và nêu ý nghĩa.
c. Viết đoạn văn T-P-H phân tích khổ thơ cuối bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” (Trong
đoạn có sử dụng 1 phép liên kết và thành phần tình thái)
d. Kể tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình THCS cũng nhắc đến điệu
Nam ai, Nam bình và cho biết tên tác giả.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Câu 1 : Cho câu thơ “Ta làm con chim hót”
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết nội dung khái quát của đoạn thơ
vừa chép.
b. Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần này, tác giả lại dùng
đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể tữ
tình.
c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong 4 câu thơ cuối.
Câu 2 : Mùa xuân vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thơ. Nguyễn
Du đã từng viết:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nhà thơ Thanh h Hải cũng thể hiện vẻ đẹp mùa xuân xứ Huế:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
a.Cách miêu tả cảnh của hai tác giả có gì giống nhau? Sự giống nhau ấy đem đến
cho em những cảm nhận gì về mùa xuân?
b. Xét trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh” Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải còn mang
nét riêng gì độc đáo?
Câu 3: Đọc khổ thơ cuối bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”, ta tưởng như nhà thơ
buông cây bút mà ôm đàn và cất cao tiếng hát khúc Nam ai, Nam bình của
miền quê hương xứ Huế.
a. Giới thiệu ngắn gọn về giai điệu và nhạc cụ truyền thống của xứ Huế được nhắc
đến trong khổ thơ.
b. Trong bài thơ, từ phần mở đầu đến cuối bài, nhiều lần tác giả nhắc đến âm thanh
của thiên nhiên và con người. Đó là những âm thanh nào? Chép lại những câu thơ
có âm thanh đó và nêu ý nghĩa.
c. Viết đoạn văn T-P-H phân tích khổ thơ cuối bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” (Trong
đoạn có sử dụng 1 phép liên kết và thành phần tình thái)
d. Kể tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình THCS cũng nhắc đến điệu
Nam ai, Nam bình và cho biết tên tác giả.
Câu 1:
a)
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

- Nội dung: suy nghĩ và ước nguyện được sống, cống hiến cho đời của tác giả
b)
Nhà thơ rất khéo léo khi chuyển đổi chủ thể trữ tình từ "tôi" sang "ta". Đây không phải sự chuyển đổi ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của tác giả: "ta" chỉ nhiều người, vậy nhà thơ đã nói lên khát vọng không chỉ của riêng mình mà nói cho nhiều người, nói cho cả một thế hệ, cả một thời đại.
c)
Biện pháp tu từ trong bốn câu thơ cuối:
- Hình ảnh ẩn dụ "một mùa xuân nho nhỏ" là một hình ảnh đẹp. Đây là một phát hiện mới mẻ, sáng tạo, bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lý tự nhiên của Thanh Hải. Làm một mùa xuân nghĩa là nguyện sống đẹp, nguyện đóng góp một phần vào cuộc đời chung.
- Hai hình ảnh hoán dụ "tuổi hai mươi", "tóc bạc" cùng với biện pháp điệp ngữ "dù là" gợi một hành động quyết tâm dứt khoát, một mong muốn tha thiết mãnh liệt của tác giả. Ước nguyện ấy của nhà thơ thật cao đẹp, nhắc nhở chúng ta phải biết cống hiến cho cuộc đời chung để tạo nên mùa xuân tươi đẹp phồn thịnh của đất nước.
Câu 2:
a)
Cả hai tác giả đều miêu tả cảnh mùa xuân với màu sắc tươi đẹp, rõ nét của khung cảnh trữ tình mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Những chi tiết
"dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”, “con chim chiền chiện” lại tự nhiên có thể hòa chung một màu sắc với “ cỏ non xanh” cùng “cành lê trắng”. Kết hợp lại đã tạo nên một khung cảnh vừa tươi vui lại vừa êm dịu, hài hòa một cách giản dị, mộc mạc.
Qua khung cảnh ấy, ta thêm yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên, đất trời và con người tha thiết. Đồng thời cháy lên khát vọng được cống hiến.
Câu 3:
a)
Nam ai, Nam bình là những điệu dân ca Huế, điệu Nam ai giai điệu buồn thương, điệu Nam bình giai điệu dịu dàng, trìu mến. Phách tiền là một nhạc cụ dân tộc điểm nhịp cho lời ca.
b)
- Những âm thanh được nhắc tới là: tiếng hót của chim chiền chiện, âm thanh xôn xao, tiếng của một nốt trầm xao xuyến, tiếng của điệu Nam ai Nam bình, nhịp phách tiền
- Ý nghĩa: tiếng chim chiền chiện làm bức tranh xuân trở nên rộn rã, tươi vui; nốt trầm xao xuyến thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời; cuối cùng, kết thúc bài thơ là làn điệu dân ca quen thuộc của đất Huế, đó là khúc hát quê hương ca ngợi cái đẹp, cái tình của xứ sở.
c)
Bạn tham khảo các ý này nhé
- Kết thúc bài thơ là một làn điệu dân ca quen thuộc của đất Huế. Đó là những câu hát Nam ai Nam bình, là nhạc cụ dân gian làm nhịp phách tiền.
- Bài thơ được sáng tác vào những ngày nằm trên giường bệnh trước khi từ giã cõi đời. Có lẽ vì thế ta càng cảm nhận được sự trân trọng tình cảm, niềm tin, sự lạc quan của ông vào tương lai tươi sáng của đất nước.
- Cùng đó, bài thơ cũng gợi nhắc về lối sống đẹp: mỗi người hãy góp "mùa xuân nho nhỏ" của mình để cùng tạo nên mùa xuân lớn của dân tộc. Đó là ý nguyện của người tha thiết với vẻ đẹp của tâm hồn quê hương đất nước mình.

Phần in đậm: thành phần tình thái
Phần in đậm, gạch chân: phép thế
d)
Bài "Ca Huế trên sông Hương"- Hà Ánh Minh
 
Top Bottom