Văn 8 Nhận định về "Ông đồ" củ Vũ Đình Liên

Yui Haruka

Học sinh
Thành viên
13 Tháng chín 2019
181
26
26
18
Nam Định
Thcs Nghĩa Hưng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc bài thơ " Ông đồ", Vũ Đình Phương đã nhận xét:" Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ". Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đọc bài thơ " Ông đồ", Vũ Đình Phương đã nhận xét:" Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ". Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
a, Phân tích bài thơ:
  1. Mùa xuân năm xưa (Khổ 1+2):
(Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua)

-> Hoa đào nở, dấu hiệu cho sự xuất hiện của ông đồ
=> Sự xuất hiện đều đặn của ông đồ kết hợp với vẻ đẹp của hoa đào trước cánh sắc ngày Tết sắp đến gần làm thêm phần tưng bừng, náo nhiệt cho khổ thơ.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

-> Sử dụng biện pháp tu từ là so sánh, từ ngữ gợi tả đặc sắc.
-> Chi tiết như phượng múa rồng bay ý nói chữ viết của ông rất có hồn.
=> Mọi người cảm thấy mến mộ, thán phục trước tài năng của ông và thể hiện sự quý trọng trước một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền dân tộc.
=> Thời kì huy hoàng của ông đồ.

- Mùa xuân hiện tại (các khổ còn lại):
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

-> Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ thể hiện rằng không chỉ ông đồ biết buồn mà cả đến đồ vật cũng cảm nhận được khi thiếu bóng người thuê viết câu đối năm xưa.
=> Sự vắng vẻ mỗi lúc một tăng, tâm trạng sầu não của ông đồ như thấm vào những vật vô tri, vô giác.

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay

-> Hình ảnh đối lập
-> Vẫn cố bám trụ lấy sự sống nhưng trơ trọi, lạc lõng giữa cuộc đời.
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

-> Đây là hai câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong bài "Ông Đồ".
=> Mượn cảnh vật để nói về tâm trạng của ông đồ, cảnh vật tàn phai, rơi rụng cũng là sự tàn phai của một lớp người.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa:

-> Lời tâm sự của tác giả.
-> Cảnh vật vẫn như xưa cũ nhưng ông Đồ vĩnh viễn đi vào quá khứ
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

-> Câu hỏi tu từ
=> Niềm thương cảm, hoài cổ một cách âm thầm, da diết. Niềm thương cảm đó không dừng lại ở một cá nhân mà bao trùm lên một lớp người bi lãng quên.
b, Đi vào ý kiến của đề bài:
- Bài thơ kiệm lời, ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc, buồn thay cho thực trạng khi nền văn hóa đẹp đẽ đang bị tàn phai theo từng năm tháng mà không làm gì được.
- Ông đồ, được coi là những người thầy uyên bác của thế hệ xưa cũ, chuyên viết những câu đối đỏ vào ngày Tết nhưng ngày nay, tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây, con người Việt Nam dần lãng quên những thứ giá trị của dân tộc.
- Người buồn nhất không ai khác là ông đồ, người luôn muốn níu giữ những gì tốt đẹp nhất nhưng rồi chính ông cũng bị đi vào di vãng.
- Cảnh vật cũng vì thế mà buồn phiền theo.
=> Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng xúc tích, là lời bàn về việc phải biết giữ gìn nền văn hóa nước nhà.

Bạn tham khảo, có gì không hiểu, cứ nói nha ^^
Mong là câu trả lời của mình giúp được bạn.

Xem thêm: Tổng hợp các topic học thuật đặc sắc của box Văn
https://diendan.hocmai.vn/threads/kien-thuc-trong-tam-cac-tac-pham-van-hoc-lop-8.828357/
 
Last edited:
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom