Văn 12 Vội vã trưởng thành

Ahedn

Học sinh mới
Thành viên
15 Tháng hai 2020
1
1
6
22
Bắc Kạn
Binhyen
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đọan trích sau và trả lời các câu hỏi từCâu 1 đến Câu 4:

Vội vã trưởng thành...
Khi mười bảy tuổi, bạn chỉ muốn lớn thật nhanh, háo hức đếm từng ngày để trở thành người lớn, để bước vào xã hội rộng lớn ngoài kia.
Khi ba mươi sáu tuổi, bạn lại thấy mong nhớ những tháng ngày còn nhỏ, ước muốn được trở về làm những đứa trẻ đầy nhiệt huyết, vô tư, không cầnphải đối mặt với cuộc sống giả tạo.

(Trích Vội vã trưởng thành, vội vã cô đơn, LưuĐồng, NXB Văn học, 2016)
Câu 1 Nêu vấn đề được nói đến trong đoạn trích.
Câu 2 Hãy chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích
Câu 3 Theo tác giả khi vội vã trưởng thành bạn phải đối diện với điều gì? Anh/chị có đồng ý vớiquan điểm đó không?
Câu 4 Từ nội dung của đoạn trích anh/chị rút ra được những bài học gì của cuộc sống?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)

Tác giả Lưu Đồng có viết: Bước chậm lại một chút để chúng ta của sau này khi nhìn lại sẽ thấy được một chúng ta rực rỡ nhất. Theo anh/chị sự trưởng thành của mỗi người nên "vội vã hơn" hay "chậm lại một chút"?
Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về lựa chọn của bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dàn người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Trích Tây tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 88)
Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với khổ thơ:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đỉnh núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khhuya bếp lửa người thương đi về

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
để bình luận về quan niệm "Thi trung hữu họa" thể hiện trong hai đoạn trích trên.
Đề 3
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

... Người bị gí súng có thể quật lại người có súng, nhân viên sẽ siêng năng trước mặt và dối trá sau lưng hoặc đi tìm một chỗ làm việc khác có ông chủ cư xử tốt hơn, còn đứa bé thì sẽ vẫn trốn đi chơi và sau đó lẻn về nhà tắm rửa tươm tất trước khi bạn phát hiện ra nó không nghe lời. Thay vì cưỡng bức người khác phải làm theo ý mình, cách đơn giản hơn có thể khiến người khác làm bất cứ điều gì chính là: Hãy để họ làm điều họ muốn. Nhà phân tâm học lừng danh Sigmund Freud nói rằng: "Mọi hành động của con người đều xuất phát từ hai động cơ: niềm kiêu hãnh của giới tính và sự khát khaođược làm người quan trọng". John Dewey, một trong những nhà triết học sâu sắc nhất của nước Mỹ lại có cách nhìn hơi khác một chút: "Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được thể hiện mình".
(Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp TP HCM, 2016)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Câu 2 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 Anh/chị có đồng ý với ý kiến Hãy để họ làm điều họ muốn không? Vì sao?
Câu 4 Nêu sự khác biệt giữa câu nói của Sigmund Freud và John Dewey.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)

Nếu được lựa chọn anh/chị khát khao trở thành người quan trọng hay người có ích. Trình bày điều đó trong đoạn văn 200 chữ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Có khi đáp lại người về xuôi. Vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rưng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo con ánh nắng dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuối từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

(Việt Bắc,Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 - 111, NXB Giáo dục - 2018)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng kẻ ở - người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.​
 
Last edited by a moderator:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đọan trích sau và trả lời các câu hỏi từCâu 1 đến Câu 4:

Vội vã trưởng thành...
Khi mười bảy tuổi, bạn chỉ muốn lớn thật nhanh, háo hức đếm từng ngày để trở thành người lớn, để bước vào xã hội rộng lớn ngoài kia.
Khi ba mươi sáu tuổi, bạn lại thấy mong nhớ những tháng ngày còn nhỏ, ước muốn được trở về làm những đứa trẻ đầy nhiệt huyết, vô tư, không cầnphải đối mặt với cuộc sống giả tạo.

(Trích Vội vã trưởng thành, vội vã cô đơn, LưuĐồng, NXB Văn học, 2016)
Câu 1 Nêu vấn đề được nói đến trong đoạn trích.
Câu 2 Hãy chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích
Câu 3 Theo tác giả khi vội vã trưởng thành bạn phải đối diện với điều gì? Anh/chị có đồng ý vớiquan điểm đó không?
Câu 4 Từ nội dung của đoạn trích anh/chị rút ra được những bài học gì của cuộc sống?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)

Tác giả Lưu Đồng có viết: Bước chậm lại một chút để chúng ta của sau này khi nhìn lại sẽ thấy được một chúng ta rực rỡ nhất. Theo anh/chị sự trưởng thành của mỗi người nên "vội vã hơn" hay "chậm lại một chút"?
Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về lựa chọn của bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dàn người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Trích Tây tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 88)
Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với khổ thơ:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đỉnh núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khhuya bếp lửa người thương đi về

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
để bình luận về quan niệm "Thi trung hữu họa" thể hiện trong hai đoạn trích trên.
Đề 3
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

... Người bị gí súng có thể quật lại người có súng, nhân viên sẽ siêng năng trước mặt và dối trá sau lưng hoặc đi tìm một chỗ làm việc khác có ông chủ cư xử tốt hơn, còn đứa bé thì sẽ vẫn trốn đi chơi và sau đó lẻn về nhà tắm rửa tươm tất trước khi bạn phát hiện ra nó không nghe lời. Thay vì cưỡng bức người khác phải làm theo ý mình, cách đơn giản hơn có thể khiến người khác làm bất cứ điều gì chính là: Hãy để họ làm điều họ muốn. Nhà phân tâm học lừng danh Sigmund Freud nói rằng: "Mọi hành động của con người đều xuất phát từ hai động cơ: niềm kiêu hãnh của giới tính và sự khát khaođược làm người quan trọng". John Dewey, một trong những nhà triết học sâu sắc nhất của nước Mỹ lại có cách nhìn hơi khác một chút: "Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được thể hiện mình".
(Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp TP HCM, 2016)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Câu 2 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 Anh/chị có đồng ý với ý kiến Hãy để họ làm điều họ muốn không? Vì sao?
Câu 4 Nêu sự khác biệt giữa câu nói của Sigmund Freud và John Dewey.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)

Nếu được lựa chọn anh/chị khát khao trở thành người quan trọng hay người có ích. Trình bày điều đó trong đoạn văn 200 chữ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Có khi đáp lại người về xuôi. Vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rưng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo con ánh nắng dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuối từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

(Việt Bắc,Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 - 111, NXB Giáo dục - 2018)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng kẻ ở - người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.​
Vì đề bạn đăng lên có nhiều bài, theo quy định box văn hãy hỏi tối đa 1 câu nghị luận và 5 câu đọc hiểu
Mình sẽ làm phần đọc hiểu + đoạn 200 chữ cho cả 2 đề nhé
Đề đầu tiên
Câu 1:
Vấn đề được nói đến trong đoạn trích là: vội vã trưởng thành
Câu 2:
Một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích là: phép lặp “Khi....tuổi, bạn....”
Câu 3:
Theo tác giả khi vội vã trưởng thành bạn phải đối diện với cuộc sống rộng lớn nhưng đầy bon chen, phải đối mặt với cuộc sống giả tạo, không còn nhiệt huyết nữa
Câu 4:
Từ nội dung của đoạn trích, em rút ra được bài học của cuộc sống: trân trọng những thứ mà ta có, đừng mơ ước quá nhiều để rồi thất vọng càng nhiều....
Phần II.
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ "Vội vã hơn" là cách sống vội vàng, gấp gáp, mãnh liệt; trong guồng quay của sự sống, hầu như con người đang dần trở nên vội vã hơn, sống nhanh hơn
+ "Chậm lại một chút" là cách sống từ tốn, bình tĩnh hơn nhưng không đồng nghĩa với việc ỷ lại, làm trễ nải mọi việc. Sống chậm lại một chút là để cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống, nhìn nhận lại bản thân để sống một cuộc sống tốt hơn
=> Như vậy, chắc hẳn chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi: sự trưởng thành của mỗi người nên "vội vã hơn" hay "chậm lại một chút"?
- Bàn luận, chứng minh
+ Cuộc đời con người nói ngắn cũng không ngắn, nói dài cũng không dài, tất cả tùy thuộc vào bản thân chúng ta. Nếu sống gấp gáp, hối hả thì cả cuộc đời chúng ta giống như một thước phim tua nhanh vậy
+ Nhưng không phải cứ sống chậm lại một chút thì cuộc đời sẽ dài hơn. Điều quan trọng ở đây là chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội, biết cách tận hưởng cuộc sống, như vậy mới có ý nghĩa
+ Cơ hội không đến nhiều lần, vì vậy chúng ta phải biết cách bắt lấy nó, đừng bình tâm mà đợi, hãy chạy theo nó. Nhưng trước khi chạy theo, chúng ta cần phải bình tĩnh, sáng suốt nhìn nhận vấn đề. Khi quá nóng vội, cơ hội sẽ vụt mất, còn cứ chờ đợi, con người dần trở nên thụ động, yếu đuối. Bởi vậy, sự trưởng thành của mỗi người cần có cả "vội vã hơn" và "chậm lại một chút"
+ "Vội vã hơn" để cảm nhận cái nhiệt huyết của tuổi trẻ, "chậm lại một chút" để lắng mình suy nghĩ, nhìn nhận bản thân, nhìn nhận cuộc sống đầy biến động xung quanh ta
- Mở rộng vấn đề
+ Trong xã hội ngày nay, cuộc sống trở nên gấp gáp hơn, con người dường như cũng bị cuốn theo vòng quay ấy mà chỉ sống vội vã. Sau này khi nhìn lại chỉ là những mảnh kí ức nhanh vội, cảm thấy hối tiếc.....
- Liên hệ

Đề 3:
I. Đọc hiểu
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính là: nghị luận
Câu 2:
Nội dung của đoạn trích là: cách ứng xử đúng đắn của con người
Câu 3:
Có thể đưa ra ý kiến: đồng ý, không đồng ý, đồng ý một nửa,...
- Lý giải (mỗi ý là lý giải cho một sự lựa chọn)
+ Nếu để họ làm điều họ muốn thì sẽ thúc đẩy tính sáng tạo, muốn khẳng định bản thân của mỗi người, từ đó giúp xây dựng xã hội phát triển hơn....
+ Nếu ai cũng có thể làm điều mình muốn thì xã hội trở nên hỗn loạn, không kiểm soát được; khi người này thích làm những người kia thì không sẽ dẫn đến mâu thuẫn, tranh cãi....
Câu 4:
Sự khác biệt giữa câu nói của Sigmund Freud và John Dewey là:
+ John Dewey chỉ ra rằng có một động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất, còn Sigmund Freud lại chỉ ra hai động cơ
+ Mặc dù cả hai ý kiến đều có phần giống nhau nhưng nhìn chung, của John Dewey có phần khái quát hơn. Trong "thể hiện mình" bao gồm cả niềm kiêu hãnh của giới tính và sự khát khao được làm người quan trọng
II. Làm văn
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Người quan trọng: là người có sức ảnh hưởng lớn, là trung tâm của sự việc, hiện tượng
+ Người có ích: là người mang lại lợi ích cho chính bản thân người đó và toàn xã hội
- Phân tích, chứng minh
+ Người quan trọng là những người năng nổ, có năng lực, vì vậy, họ là những người có tiếng nói trong mọi hoàn cảnh
+ Người quan trọng sẽ biết ứng xử, đối phó với nhiều tình huống bởi họ mang trọng trách trung tâm, phải biết giải quyết tình huống khó khăn, bất ngờ
+ Khi là người quan trọng, ta có thể sẽ cảm thấy vui nhưng áp lực cũng nặng, không phải ai cũng có thể đảm nhận
+ Người có ích có thể không phải người quan trọng và ngược lại nhưng chắc chắn rằng: không phải ai cũng có thể làm người quan trọng và người có ích thì ai cũng có thể
+ Người có ích là người có suy nghĩ, hành động luôn nghĩ tới cộng đồng, tập thể
+ Người có ích là người tốt bụng. Họ không hề ngần ngại mà giúp đỡ cụ già qua đường, giúp em bé đi lạc tìm được bố mẹ
+ Khi là người có ích, ta cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản
+ Một xã hội cần cả người quan trọng lẫn người có ích....
- Mở rộng vấn đề
+ Trong cuộc sống vẫn còn những người sống ích kỉ, dựa dẫm, có thái độ mặc kệ, không quan tâm...
+ Họ từ chối làm người có ích cũng như người quan trọng. Những người đó cần bị lên án, phê phán
- Liên hệ bản thân, nêu lên sự lựa chọn
 
Top Bottom