Bài thơ "Quê hương" đã vẽ lên 1 bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn. Hãy chứng minh vấn đề trên.
Đây là dàn ý cả nhận về bài thơ ''Quê hương''. Cậu dựa vào dàn ý làm nhé, tại phần thân bài của mình cũng có khá nhiều điểm phù hợp để làm ạ, xin lỗi cậu:
a. Mở bài: Giới thiệu về bài thơ tác giả, tác phẩm
- Bài thơ ''Quê hương'' của Tế Hanh là bức tranh sinh động về cuộc sống của người dân miền biển. Qua đó, ta thấy tình cảm sâu nặng của tác giả đối với quê hương. Ta thấy ông nhớ chi tiết, tỉ mỉ từng cảnh vật, sinh hoạt của người dân quê mình.
b. Thân bài:
- Hai câu mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu về nghề nghiệp và vị trí làng quê: '' Làng tôi vốn nghề chài... nửa ngày sông''. Phải là người rất yêu quê, rất hiểu quê mới nói về giá trị nghề nghiệp và vị trí làng quê cụ thể như vậy.
- Khổ thơ thứ hai, tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong buổi bình minh ''sớm mai hồng'' thật đẹp!
+ Thiên nhiên tươi đẹp thuận lợi báo hiệu một chuyến đi ra khơi an lành bội thu.
+ Con người khỏe khoắn đầy sức sống ''dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá''
+ Hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, đẹp đẽ như con tuấn mã với những động từ mạnh: ''hăng, phăng, vượt'' diễn tả sức mạnh mang màu sắc thần thoại, cổ tích của người lao động. Hơn thế nữa, Tế Hanh đã nhận ra cánh hồn chính biểu tượng cho linh hồn của quê hương qua phép so sánh ''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''
- Khổ thứ ba: tác giả tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
+ Cảnh sinh hoạt trên bến bãi ồn ào, tấp nập ''Ngày hôm sau ồn ào trên bến đõ khắp dân làng tấp nập đón ghe về''
+ Niềm vui và lòng biết ơn của người dân chài được bộc lộ hết sức giản dị nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe
+ Hình ảnh những con người từ khơi xa trở về hiện lên thật khỏe, thật đẹp "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng cả thân hình nồng thở vị xa xăm''. Hình ảnh đó nói lên sự từng trải trong cuộc sống lao động đầy vất vả và đầy nắng gió của người đi biển
+ Hình ảnh con thuyền trở về được miêu tả sinh động nhờ nghệ thuật nhân hóa ''chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm'', con thuyền như có tâm trạng và cảm nhận như con người: nó biết mệt mỏi sau một ngày lao động, lênh đênh ngoài biển, trở về năm im trên bến, thư giãn, nghỉ ngơi sau mỗi chuyến đi xa. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác kiến nó như ''nghe'', ''cảm nhận'' được ''chất muối thấm dần trong thớ vỏ''. Con thuyền hiện lên không chỉ là phương tiện đánh cá mà nó đã trở thành thành viên của làng chài
- Khổ thơ cuối là tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với quê hương
+ Biện pháp nghệ thuật : điệp ngữ ''nhớ'' được lạp lại hai lần trong bốn câu thơ, nhấn mạnh tình cảm của người thanh niên trẻ tuổi đối với nơi ''chôn rau cắt rốn'' của mình
+ Phép liệt kê nỗi nhớ tỉ mỉ, chi tiết từng cảnh vật và cuộc sống sinh hoạt của làng quê với ''màu xanh của nước mặn mà, màu bạc của những con cá tươi ngon'', màu trắng của những chiếc buồm và hình ảnh ''con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi''. Trong nỗi nhớ của tác giả có hình ảnh, có màu sắc với quê hương mới có được tình cảm trong sáng và thiết tha như vậy
c. Kết bài
- Dưới ngòi bút của Tế Hanh những chi tiết quen thuộc như ''con thuyền'', ''cánh buồm'' đều trở thành những biểu tượng về sức mạnh, niềm lạc quan và hăng say lao động của người dân biển. Xuyên suốt bài thơ là tình yêu quê hương tha thiết, sâu đậm, là lời nhắn nhủ: ''Quê hương là bến đỗ bình yên''.